CTTĐT - Giai đoạn 2021 - 2025, Yên Bái phấn đấu thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh bình quân trên 4%/năm, riêng 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải giảm trên 7%/năm.
Ảnh minh họa
Mục tiêu trong giai đoạn 2021- 2025, tỉnh tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin); gắn các mục tiêu giảm nghèo bền vững với tiêu chí xây dựng nông thôn mới, với các chính sách an sinh xã hội và chương trình đào tạo nghề cho người lao động nông thôn gắn với tạo sinh kế bền vững, giải quyết việc làm cho người nghèo. Cụ thể, thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh bình quân trên 4%/năm, riêng 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải giảm trên 7%/năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025.
Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Phát triển kinh tế - xã hội là nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, bao gồm đầu tư tập trung tăng cường cơ sở hạ tầng, nhất là vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn và tạo điều kiện để người dân tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản. Huy động và sử dụng có hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh gắn với đẩy mạnh nguồn lực xã hội hóa để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025 và các năm tiếp theo; tăng cường huy động vốn từ các nguồn đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng. Tăng cường các hoạt động truyền thông thích hợp nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người nghèo. Ưu tiên truyền thông tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn nghèo và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tập trung xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, thu hút nhiều lao động, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng, nhất là vùng cao, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các mô hình khởi nghiệp cho người nghèo để phát triển sản xuất, kinh doanh theo lợi thế của địa phương, cơ sở, đẩy mạnh việc nâng cao hiệu quả các mô hình giảm nghèo trên địa bàn.
Tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới trong các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương. Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân về tiêu chí tiếp cận nghèo đa chiều, mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo.
Cần xác định xóa đói, giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo phải hướng vào những vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao như vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tăng cường nguồn lực đầu tư cho các chính sách, chương trình giảm nghèo; phân bổ, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực; bảo đảm lồng ghép chính sách và nguồn lực có hiệu quả. Ket hợp chặt chẽ giữa chính sách giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh.
Giảm dần chính sách hỗ trợ cho không; thực hiện chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng nhằm tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo.
Tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo để đáp ứng nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách xã hội của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Bảo đảm hộ nghèo, cận nghèo có đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn ưu đãi đều được đáp ứng cho vay phục vụ sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững.
Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện nghèo, xã nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Giải quyết cơ bản tình trạng hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất ở, đất sản xuất; kết hợp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nói chung, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo.
Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và tỷ lệ đào tạo nghề khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số; phân luồng, đào tạo nghề hợp lý, hiệu quả; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; nâng cao tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Tăng cường đầu tư trạm y tế cấp xã để có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; đảm bảo tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn và các đối tượng yếu thế khác.
Tăng cường công tác cải các thủ tục hành chính để người dân, cộng đồng tham gia và tiếp cận chính sách giảm nghèo; đẩy mạnh công tác tuyên truyên, giáo dục nâng cao ý thức tự vươn lên thoát nghèo.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Giai đoạn 2021 - 2025, Yên Bái phấn đấu thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh bình quân trên 4%/năm, riêng 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải giảm trên 7%/năm. Mục tiêu trong giai đoạn 2021- 2025, tỉnh tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin); gắn các mục tiêu giảm nghèo bền vững với tiêu chí xây dựng nông thôn mới, với các chính sách an sinh xã hội và chương trình đào tạo nghề cho người lao động nông thôn gắn với tạo sinh kế bền vững, giải quyết việc làm cho người nghèo. Cụ thể, thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh bình quân trên 4%/năm, riêng 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải giảm trên 7%/năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025.
Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Phát triển kinh tế - xã hội là nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, bao gồm đầu tư tập trung tăng cường cơ sở hạ tầng, nhất là vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn và tạo điều kiện để người dân tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản. Huy động và sử dụng có hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh gắn với đẩy mạnh nguồn lực xã hội hóa để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025 và các năm tiếp theo; tăng cường huy động vốn từ các nguồn đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng. Tăng cường các hoạt động truyền thông thích hợp nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người nghèo. Ưu tiên truyền thông tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn nghèo và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tập trung xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, thu hút nhiều lao động, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng, nhất là vùng cao, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các mô hình khởi nghiệp cho người nghèo để phát triển sản xuất, kinh doanh theo lợi thế của địa phương, cơ sở, đẩy mạnh việc nâng cao hiệu quả các mô hình giảm nghèo trên địa bàn.
Tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới trong các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương. Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân về tiêu chí tiếp cận nghèo đa chiều, mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo.
Cần xác định xóa đói, giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo phải hướng vào những vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao như vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tăng cường nguồn lực đầu tư cho các chính sách, chương trình giảm nghèo; phân bổ, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực; bảo đảm lồng ghép chính sách và nguồn lực có hiệu quả. Ket hợp chặt chẽ giữa chính sách giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh.
Giảm dần chính sách hỗ trợ cho không; thực hiện chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng nhằm tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo.
Tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo để đáp ứng nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách xã hội của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Bảo đảm hộ nghèo, cận nghèo có đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn ưu đãi đều được đáp ứng cho vay phục vụ sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững.
Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện nghèo, xã nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Giải quyết cơ bản tình trạng hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất ở, đất sản xuất; kết hợp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nói chung, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo.
Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và tỷ lệ đào tạo nghề khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số; phân luồng, đào tạo nghề hợp lý, hiệu quả; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; nâng cao tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Tăng cường đầu tư trạm y tế cấp xã để có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; đảm bảo tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn và các đối tượng yếu thế khác.
Tăng cường công tác cải các thủ tục hành chính để người dân, cộng đồng tham gia và tiếp cận chính sách giảm nghèo; đẩy mạnh công tác tuyên truyên, giáo dục nâng cao ý thức tự vươn lên thoát nghèo.