CTTĐT - Trong những năm gần đây xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải đã nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân.
Sau mấy năm trồng mía đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho gia đình anh Mùa A Của
Do thiếu đất sản xuất nên gia đình anh Mùa A Của ở bản Trống Là, xã Hồ Bốn trong nhiều năm liền luôn là hộ nghèo của bản. Với tư tưởng không cam chịu nghèo khó nên sau khi tự đi tìm hiểu các mô hình kinh tế từ các tỉnh lân cận, năm 2015 anh Mùa A Của quyết định mạnh dạn trồng và phát triển cây mía. Do không có đất ruộng nên gia đình anh phải đi thuê đất của các hộ gia đình khác trong thôn với mức giá 13 triệu đồng/ha/năm để trồng mía. Với bản tính chịu khó và ham học hỏi nên anh Của nhanh chóng học tập được các kiến thức, kỹ thuật về chăm sóc, phát triển cây mía. Ban đầu anh Của thuê diện tích nhỏ lẻ để trồng. Những năm tiếp theo diện tích được nâng lên và đến năm 2020 diện tích mía của gia đình đã là 2 ha. Theo tính toán, sau khi trừ mọi chi phí cũng mang lại lợi nhuận cho gia đình anh khoảng 80 triệu đồng mỗi năm, với mức thu nhập này đã góp gia đình anh thoát nghèo. Anh Mùa A Của cho biết: “Gia đình tôi không có đất ruộng để sản xuất nên khó khăn lắm. Sau khi tìm hiểu về cây mía tôi thấy mỗi mét vuông có thể trồng được 10 cây, tôi về bàn với vợ thuê đất để trồng mía. Sau mấy năm trồng mía đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, gia đình tôi đã thoát được nghèo. Tôi mong muốn thuê được thêm đất để trồng nhiều hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu thị trường và tăng thu nhập cho gia đình”.
Tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như các nguồn thức ăn chăn nuôi sẵn có như ngô, thóc để phát triển chăn nuôi góp phần giảm nghèo cho gia đình ở bản Trống Là, xã Hồ Bốn còn có gia đình chị Nguyễn Thị Tình. Bản thân không có việc làm, nhiều năm liền gia đình thuộc diện gia đình khó khăn nhưng sau khi nhận thấy với điều kiện đất đai ít thì việc phát triển chăn nuôi lợn rất phù hợp nên chị Tình đã mạnh dạn xây dựng chuồng trại để chăn nuôi lợn. Với việc chủ động được nguồn con giống nên mỗi lứa lợn chị Tình nuôi từ 40 đến 50 con lợn thịt. Với việc thực hiện quy trình chăm sóc và là tốt công tác tiêm phòng nên đàn lợn sinh sinh trưởng phát triển tốt. Theo tính toán mỗi năm gia đình chị xuất bán 3 lứa với khoảng 4 tấn lợn hơi, sau khi trừ mọi chi phí cũng mang lại thu nhập khoảng 300 triệu đồng.
Khai thác thế mạnh của địa phương trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp để giảm nghèo ở xã Hồ Bốn là hướng đi đúng cũng như nguyện vọng chính đáng của người dân. Trong những năm gần đây, Đảng ủy, chính quyền xã Hồ Bốn đã tập trung xây dựng các mô hình kinh tế hộ gia đình, các mô hình đều phát triển tốt nên đã góp phần giúp xã mỗi năm giảm được 6,5% tỷ lệ hộ nghèo.
Với việc khai thác thế mạnh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp cùng với sự nỗ lực vươn lên để giảm nghèo của những hộ dân sẽ là tiền đề để xã Hồ Bốn nói riêng và huyện Mù Cang Chải nói riêng thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm gần đây xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải đã nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân.Do thiếu đất sản xuất nên gia đình anh Mùa A Của ở bản Trống Là, xã Hồ Bốn trong nhiều năm liền luôn là hộ nghèo của bản. Với tư tưởng không cam chịu nghèo khó nên sau khi tự đi tìm hiểu các mô hình kinh tế từ các tỉnh lân cận, năm 2015 anh Mùa A Của quyết định mạnh dạn trồng và phát triển cây mía. Do không có đất ruộng nên gia đình anh phải đi thuê đất của các hộ gia đình khác trong thôn với mức giá 13 triệu đồng/ha/năm để trồng mía. Với bản tính chịu khó và ham học hỏi nên anh Của nhanh chóng học tập được các kiến thức, kỹ thuật về chăm sóc, phát triển cây mía. Ban đầu anh Của thuê diện tích nhỏ lẻ để trồng. Những năm tiếp theo diện tích được nâng lên và đến năm 2020 diện tích mía của gia đình đã là 2 ha. Theo tính toán, sau khi trừ mọi chi phí cũng mang lại lợi nhuận cho gia đình anh khoảng 80 triệu đồng mỗi năm, với mức thu nhập này đã góp gia đình anh thoát nghèo. Anh Mùa A Của cho biết: “Gia đình tôi không có đất ruộng để sản xuất nên khó khăn lắm. Sau khi tìm hiểu về cây mía tôi thấy mỗi mét vuông có thể trồng được 10 cây, tôi về bàn với vợ thuê đất để trồng mía. Sau mấy năm trồng mía đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, gia đình tôi đã thoát được nghèo. Tôi mong muốn thuê được thêm đất để trồng nhiều hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu thị trường và tăng thu nhập cho gia đình”.
Tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như các nguồn thức ăn chăn nuôi sẵn có như ngô, thóc để phát triển chăn nuôi góp phần giảm nghèo cho gia đình ở bản Trống Là, xã Hồ Bốn còn có gia đình chị Nguyễn Thị Tình. Bản thân không có việc làm, nhiều năm liền gia đình thuộc diện gia đình khó khăn nhưng sau khi nhận thấy với điều kiện đất đai ít thì việc phát triển chăn nuôi lợn rất phù hợp nên chị Tình đã mạnh dạn xây dựng chuồng trại để chăn nuôi lợn. Với việc chủ động được nguồn con giống nên mỗi lứa lợn chị Tình nuôi từ 40 đến 50 con lợn thịt. Với việc thực hiện quy trình chăm sóc và là tốt công tác tiêm phòng nên đàn lợn sinh sinh trưởng phát triển tốt. Theo tính toán mỗi năm gia đình chị xuất bán 3 lứa với khoảng 4 tấn lợn hơi, sau khi trừ mọi chi phí cũng mang lại thu nhập khoảng 300 triệu đồng.
Khai thác thế mạnh của địa phương trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp để giảm nghèo ở xã Hồ Bốn là hướng đi đúng cũng như nguyện vọng chính đáng của người dân. Trong những năm gần đây, Đảng ủy, chính quyền xã Hồ Bốn đã tập trung xây dựng các mô hình kinh tế hộ gia đình, các mô hình đều phát triển tốt nên đã góp phần giúp xã mỗi năm giảm được 6,5% tỷ lệ hộ nghèo.
Với việc khai thác thế mạnh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp cùng với sự nỗ lực vươn lên để giảm nghèo của những hộ dân sẽ là tiền đề để xã Hồ Bốn nói riêng và huyện Mù Cang Chải nói riêng thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững.