CTTĐT - Đến cuối tháng 10, vụ thu hoạch măng tre Bát độ mới chính thức khép lại, mặc dù vậy, đến thời điểm này có thể khẳng định rằng năm 2020 Trấn Yên đã có vụ măng Bát độ thắng lợi nhất từ trước tới nay.
Người dân Kiên Thành sơ chế măng Bát độ
Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 7 dương lịch là người dân trong vùng trồng tre măng hàng hóa tại các xã: Kiên Thành, Hồng Ca, Hưng Khánh, Lương Thịnh (Trấn Yên) lại tấp nập bước vào mùa thu hoạch măng Bát độ.
Mấy năm trở lại đây, không khí thu hoạch măng càng thêm phấn khởi bởi diện tích tre Bát độ ngày càng được mở rộng, sản lượng măng tăng, đặc biệt là những diện tích tre trong "độ tuổi vàng” từ 5 - 7 năm cho năng suất cao. Đến nay, tổng diện tích tre Bát độ của toàn huyện là hơn 3.570 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là gần 2.500 ha.
Năm 2019, sản lượng măng thương phẩm của toàn huyện đạt hơn 22.400 tấn, giá trị thu nhập hơn 70 tỷ đồng. Vụ măng năm 2020, dự ước sản lượng đạt gần 30.000 tấn măng thương phẩm, giá trị thu nhập gần 100 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đức Mầu - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: Cây tre măng Bát độ là loại cây có giá trị kinh tế cao, huyện đang tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu hàng hóa măng tre Bát độ tập trung, tạo thuận lợi cho đầu tư sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Yên Bái, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp ở huyện Trấn Yên đã tăng cường việc hỗ trợ người dân mở rộng diện tích tre măng Bát độ.
"Huyện đang chú trọng hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, chặt tỉa vệ sinh vườn tre. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích các đơn vị tiêu thụ sản phẩm liên kết chặt chẽ, giúp sản phẩm măng tre có đầu ra, thị trường tiêu thụ ổn định” - ông Mầu nói.
Gia đình anh Nguyễn Thành Long ở thôn Chi Vụ, xã Hồng Ca đang có gần 8 ha măng tre Bát độ, trong đó diện tích cho thu hoạch trên 5 ha. Vụ măng năm 2020 này, giá măng thương phẩm được thu mua ổn định ở mức 3.600 đồng/kg măng ống và 4.000 đồng/kg măng ngọn tươi. Với sản lượng thu hoạch khoảng gần 50 tấn măng thương phẩm, gia đình anh Long thu về gần 200 triệu đồng.
Anh Long chia sẻ: "Trồng tre Bát độ không mất nhiều công chăm sóc mà giá trị thu về lại cao, mỗi năm chỉ cần phát cỏ, chặt tỉa vườn và bón phân 1 lần. Thời gian thu hoạch kéo dài hơn 3 tháng và cho sản lượng măng ổn định. Cây trồng này rất phù hợp với điều kiện canh tác của người dân ở vùng cao nhiều đồi dốc”.
Phát huy địa hình nhiều đồi núi, những năm gần đây, xã Hồng Ca đã xác định cây tre măng Bát độ là một trong những cây trồng mũi nhọn của địa phương và tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia trồng, mở rộng diện tích.
Triển khai trồng thử nghiệm từ năm 2006, đến nay Hồng Ca đã trở thành 1 trong 2 xã trồng măng Bát độ hàng hóa lớn nhất ở huyện Trấn Yên với trên 1.100 ha. Diện tích tre tập trung nhiều ở các thôn: Nam Hồng, Liên Hiệp, Chi Vụ, Đồng Đình. Đặc biệt hơn, loại cây trồng này đang mở hướng thoát nghèo bền vững cho đồng bào Mông ở các: Khuôn Bổ, Hồng Lâu, Khe Ron, Khe Tiến.
Ông Phạm Xuân Toàn - Bí thư Đảng ủy xã Hồng Ca cho biết: "Từ chỗ là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên, thì nay nhờ việc trồng tre măng Bát độ, đời sống của người dân xã Hồng Ca đang ngày một nâng lên và dần trở thành một trong những xã có thu nhập cao trong huyện với thu nhập bình quân đầu người dự ước đến cuối năm 2020 đạt 36 triệu đồng".
Theo ông Toàn, việc tập trung mở rộng diện tích ở các thôn, bản người Mông đã đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và góp phần hạn chế được tình trạng du canh du cư và phá rừng làm nương rẫy. Đến thời điểm này, nhân dân trong xã đã khai thác và bán được khoảng 5.000 tấn măng thương phẩm, đem lại nguồn thu nhập gần 20 tỷ đồng.
Vùng trọng điểm trồng tre măng Bát độ của huyện Trấn Yên là xã Kiên Thành đang bước vào giai đoạn thu hoạch măng chính vụ, khắp các con đường trong xã ô tô, xe máy chuyên chở măng tấp nập tới các điểm thu mua.
Nếu như hơn chục năm trở về trước, chính quyền địa phương nơi đây còn loay hoay với việc tìm ra loại cây trồng phù hợp, đáp ứng được tiềm năng về đất đai và cho hiệu quả kinh tế cao thì nay Kiên Thành đã trở thành vùng nguyên liệu tre Bát độ lớn nhất của huyện với 1.830 ha, trong đó trên 1.500 ha đang trong thời kỳ thu hoạch.
Cây tre Bát độ đã trở thành cây trồng chủ lực, cây kinh tế mũi nhọn không những góp phần xóa đói giảm nghèo mà làm giàu cho nhiều hộ dân. Năm 2020 là một năm thắng lợi về mọi mặt đối với người dân trồng tre Bát độ ở Kiên Thành.
Đến thời điểm này, sản lượng măng thương phẩm của xã đạt hơn 15.000 tấn, sản lượng măng dự ước cả năm đạt 20.500 tấn, giá trị thu nhập ước đạt gần 70 tỷ đồng.
Ông Hoàng Ngọc Chấn - Phó Chủ tịch UBND xã Kiên Thành cho biết: "Để tạo mô hình liên kết trong phát triển tre măng, chính quyền xã đã vận động thành lập các hợp tác xã, tạo cầu nối giữa doanh nghiệp và nông dân trong thu mua, tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, các điểm thu mua được đặt rải rác ở tất cả các thôn, thậm chí thương lái đến tận chân đồi cân măng cho bà con, rồi vận chuyển về các cơ sở sơ chế lớn của các công ty. Từ đó, vừa thuận tiện cho bà con vừa đảm bảo chất lượng măng sau sơ chế”.
Để hỗ trợ người nông dân một cách hiệu quả nhất, năm 2019 huyện Trấn Yên triển khai thực hiện Dự án Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm măng tre Bát độ tại 4 xã: Kiên Thành, Hồng Ca, Lương Thịnh, Hưng Khánh với diện tích 1.000 ha tre kinh doanh và 780 hộ tham gia. Các hộ tham gia được tập huấn kỹ thuật vệ sinh nương tre, chặt tỉa cây mẹ, kỹ thuật bón phân và thu hoạch măng.
Đồng thời, được hỗ trợ phân bón vật tư nên năm 2019, sản lượng măng thương phẩm của huyện Trấn Yên đạt trên 22.000 tấn.
Năm nay, do tiếp tục được thâm canh tốt nên cây tre sinh trưởng, phát triển tốt, bước vào đầu vụ thu hoạch măng đã cho sản lượng rất cao. Dự kiến năm 2020, sản lượng măng thương phẩm ước đạt 30.000 tấn, giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Ngoài ra, để đảm bảo có vùng nguyên liệu ổn định, sản phẩm có thị trường tiêu thụ lâu dài, Ban Quản lý của huyện đã phối hợp với Công ty TNHH Vạn Đạt, Công ty cổ phần Yên Thành và các HTX nông nghiệp tổ chức ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các hộ dân.
Ông Wu-Ting-Ta - Giám đốc Công ty TNHH Vạn Đạt cho biết: "Chúng tôi đã thực hiện thu mua măng tre Bát độ ở Trấn Yên được 16 năm rồi. Công ty chúng tôi đã khai thác thị trường Nhật Bản, Đài Loan rất hiệu quả, nhưng măng Bát độ của Trấn Yên nói riêng và của tỉnh Yên Bái nói chung chất lượng rất tốt".
"Tôi khuyên người dân trong huyện tiếp tục trồng càng nhiều măng càng tốt, bởi vì không chỉ người Trung Quốc, người dân ở các nước khác cũng ăn măng rất nhiều nên mình phát triển măng sẽ có thị trường tiêu thụ tiềm năng. Bà con trồng càng nhiều, sản lượng sẽ càng cao và bà con sẽ ngày càng giàu lên. Thay vì chỉ sơ chế rồi vận chuyển đi xa, thời gian tới chúng tôi đang có kế hoạch xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm chất lượng cao từ măng Bát độ tại địa phương để xuất khẩu và cung cấp cho thị trường tại chỗ” - ông Wu-Ting-Ta thông tin.
Trong những năm qua, khi nhiều mặt hàng nông sản gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm thì Chương trình tre măng Bát độ của huyện Trấn Yên được triển khai đã phát huy hiệu quả liên kết 4 nhà "Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp”. Sản phẩm măng được tiêu thụ ổn định, giúp người dân có nguồn thu nhập ngày càng cao và càng yên tâm sản xuất.
Hiệu quả kinh tế từ sản phẩm tre măng Bát độ của Trấn yên trong những năm qua đã khẳng định rõ tiềm năng dồi dào về đất đai, lao động và hướng phát triển kinh tế bền vững ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Trấn Yên.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đến cuối tháng 10, vụ thu hoạch măng tre Bát độ mới chính thức khép lại, mặc dù vậy, đến thời điểm này có thể khẳng định rằng năm 2020 Trấn Yên đã có vụ măng Bát độ thắng lợi nhất từ trước tới nay.Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 7 dương lịch là người dân trong vùng trồng tre măng hàng hóa tại các xã: Kiên Thành, Hồng Ca, Hưng Khánh, Lương Thịnh (Trấn Yên) lại tấp nập bước vào mùa thu hoạch măng Bát độ.
Mấy năm trở lại đây, không khí thu hoạch măng càng thêm phấn khởi bởi diện tích tre Bát độ ngày càng được mở rộng, sản lượng măng tăng, đặc biệt là những diện tích tre trong "độ tuổi vàng” từ 5 - 7 năm cho năng suất cao. Đến nay, tổng diện tích tre Bát độ của toàn huyện là hơn 3.570 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là gần 2.500 ha.
Năm 2019, sản lượng măng thương phẩm của toàn huyện đạt hơn 22.400 tấn, giá trị thu nhập hơn 70 tỷ đồng. Vụ măng năm 2020, dự ước sản lượng đạt gần 30.000 tấn măng thương phẩm, giá trị thu nhập gần 100 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đức Mầu - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: Cây tre măng Bát độ là loại cây có giá trị kinh tế cao, huyện đang tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu hàng hóa măng tre Bát độ tập trung, tạo thuận lợi cho đầu tư sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Yên Bái, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp ở huyện Trấn Yên đã tăng cường việc hỗ trợ người dân mở rộng diện tích tre măng Bát độ.
"Huyện đang chú trọng hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, chặt tỉa vệ sinh vườn tre. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích các đơn vị tiêu thụ sản phẩm liên kết chặt chẽ, giúp sản phẩm măng tre có đầu ra, thị trường tiêu thụ ổn định” - ông Mầu nói.
Gia đình anh Nguyễn Thành Long ở thôn Chi Vụ, xã Hồng Ca đang có gần 8 ha măng tre Bát độ, trong đó diện tích cho thu hoạch trên 5 ha. Vụ măng năm 2020 này, giá măng thương phẩm được thu mua ổn định ở mức 3.600 đồng/kg măng ống và 4.000 đồng/kg măng ngọn tươi. Với sản lượng thu hoạch khoảng gần 50 tấn măng thương phẩm, gia đình anh Long thu về gần 200 triệu đồng.
Anh Long chia sẻ: "Trồng tre Bát độ không mất nhiều công chăm sóc mà giá trị thu về lại cao, mỗi năm chỉ cần phát cỏ, chặt tỉa vườn và bón phân 1 lần. Thời gian thu hoạch kéo dài hơn 3 tháng và cho sản lượng măng ổn định. Cây trồng này rất phù hợp với điều kiện canh tác của người dân ở vùng cao nhiều đồi dốc”.
Phát huy địa hình nhiều đồi núi, những năm gần đây, xã Hồng Ca đã xác định cây tre măng Bát độ là một trong những cây trồng mũi nhọn của địa phương và tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia trồng, mở rộng diện tích.
Triển khai trồng thử nghiệm từ năm 2006, đến nay Hồng Ca đã trở thành 1 trong 2 xã trồng măng Bát độ hàng hóa lớn nhất ở huyện Trấn Yên với trên 1.100 ha. Diện tích tre tập trung nhiều ở các thôn: Nam Hồng, Liên Hiệp, Chi Vụ, Đồng Đình. Đặc biệt hơn, loại cây trồng này đang mở hướng thoát nghèo bền vững cho đồng bào Mông ở các: Khuôn Bổ, Hồng Lâu, Khe Ron, Khe Tiến.
Ông Phạm Xuân Toàn - Bí thư Đảng ủy xã Hồng Ca cho biết: "Từ chỗ là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên, thì nay nhờ việc trồng tre măng Bát độ, đời sống của người dân xã Hồng Ca đang ngày một nâng lên và dần trở thành một trong những xã có thu nhập cao trong huyện với thu nhập bình quân đầu người dự ước đến cuối năm 2020 đạt 36 triệu đồng".
Theo ông Toàn, việc tập trung mở rộng diện tích ở các thôn, bản người Mông đã đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và góp phần hạn chế được tình trạng du canh du cư và phá rừng làm nương rẫy. Đến thời điểm này, nhân dân trong xã đã khai thác và bán được khoảng 5.000 tấn măng thương phẩm, đem lại nguồn thu nhập gần 20 tỷ đồng.
Vùng trọng điểm trồng tre măng Bát độ của huyện Trấn Yên là xã Kiên Thành đang bước vào giai đoạn thu hoạch măng chính vụ, khắp các con đường trong xã ô tô, xe máy chuyên chở măng tấp nập tới các điểm thu mua.
Nếu như hơn chục năm trở về trước, chính quyền địa phương nơi đây còn loay hoay với việc tìm ra loại cây trồng phù hợp, đáp ứng được tiềm năng về đất đai và cho hiệu quả kinh tế cao thì nay Kiên Thành đã trở thành vùng nguyên liệu tre Bát độ lớn nhất của huyện với 1.830 ha, trong đó trên 1.500 ha đang trong thời kỳ thu hoạch.
Cây tre Bát độ đã trở thành cây trồng chủ lực, cây kinh tế mũi nhọn không những góp phần xóa đói giảm nghèo mà làm giàu cho nhiều hộ dân. Năm 2020 là một năm thắng lợi về mọi mặt đối với người dân trồng tre Bát độ ở Kiên Thành.
Đến thời điểm này, sản lượng măng thương phẩm của xã đạt hơn 15.000 tấn, sản lượng măng dự ước cả năm đạt 20.500 tấn, giá trị thu nhập ước đạt gần 70 tỷ đồng.
Ông Hoàng Ngọc Chấn - Phó Chủ tịch UBND xã Kiên Thành cho biết: "Để tạo mô hình liên kết trong phát triển tre măng, chính quyền xã đã vận động thành lập các hợp tác xã, tạo cầu nối giữa doanh nghiệp và nông dân trong thu mua, tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, các điểm thu mua được đặt rải rác ở tất cả các thôn, thậm chí thương lái đến tận chân đồi cân măng cho bà con, rồi vận chuyển về các cơ sở sơ chế lớn của các công ty. Từ đó, vừa thuận tiện cho bà con vừa đảm bảo chất lượng măng sau sơ chế”.
Để hỗ trợ người nông dân một cách hiệu quả nhất, năm 2019 huyện Trấn Yên triển khai thực hiện Dự án Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm măng tre Bát độ tại 4 xã: Kiên Thành, Hồng Ca, Lương Thịnh, Hưng Khánh với diện tích 1.000 ha tre kinh doanh và 780 hộ tham gia. Các hộ tham gia được tập huấn kỹ thuật vệ sinh nương tre, chặt tỉa cây mẹ, kỹ thuật bón phân và thu hoạch măng.
Đồng thời, được hỗ trợ phân bón vật tư nên năm 2019, sản lượng măng thương phẩm của huyện Trấn Yên đạt trên 22.000 tấn.
Năm nay, do tiếp tục được thâm canh tốt nên cây tre sinh trưởng, phát triển tốt, bước vào đầu vụ thu hoạch măng đã cho sản lượng rất cao. Dự kiến năm 2020, sản lượng măng thương phẩm ước đạt 30.000 tấn, giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Ngoài ra, để đảm bảo có vùng nguyên liệu ổn định, sản phẩm có thị trường tiêu thụ lâu dài, Ban Quản lý của huyện đã phối hợp với Công ty TNHH Vạn Đạt, Công ty cổ phần Yên Thành và các HTX nông nghiệp tổ chức ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các hộ dân.
Ông Wu-Ting-Ta - Giám đốc Công ty TNHH Vạn Đạt cho biết: "Chúng tôi đã thực hiện thu mua măng tre Bát độ ở Trấn Yên được 16 năm rồi. Công ty chúng tôi đã khai thác thị trường Nhật Bản, Đài Loan rất hiệu quả, nhưng măng Bát độ của Trấn Yên nói riêng và của tỉnh Yên Bái nói chung chất lượng rất tốt".
"Tôi khuyên người dân trong huyện tiếp tục trồng càng nhiều măng càng tốt, bởi vì không chỉ người Trung Quốc, người dân ở các nước khác cũng ăn măng rất nhiều nên mình phát triển măng sẽ có thị trường tiêu thụ tiềm năng. Bà con trồng càng nhiều, sản lượng sẽ càng cao và bà con sẽ ngày càng giàu lên. Thay vì chỉ sơ chế rồi vận chuyển đi xa, thời gian tới chúng tôi đang có kế hoạch xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm chất lượng cao từ măng Bát độ tại địa phương để xuất khẩu và cung cấp cho thị trường tại chỗ” - ông Wu-Ting-Ta thông tin.
Trong những năm qua, khi nhiều mặt hàng nông sản gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm thì Chương trình tre măng Bát độ của huyện Trấn Yên được triển khai đã phát huy hiệu quả liên kết 4 nhà "Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp”. Sản phẩm măng được tiêu thụ ổn định, giúp người dân có nguồn thu nhập ngày càng cao và càng yên tâm sản xuất.
Hiệu quả kinh tế từ sản phẩm tre măng Bát độ của Trấn yên trong những năm qua đã khẳng định rõ tiềm năng dồi dào về đất đai, lao động và hướng phát triển kinh tế bền vững ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Trấn Yên.