Xác định rõ mục tiêu giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ then chốt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội cuả huyện Văn Chấn. Do vậy trong thời gian qua huyện Văn Chấn đã tập trung mọi nguồn lực cũng như đưa ra nhiều giải pháp cụ thể, sát với tình hình thực tế của địa phương để hoàn thành mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ đó tỳ hệ hộ nghèo hàng năm giảm đáng kể so với kế hoạch đề ra.
Mô hình nuôi ba ba hộ ông Nguyễn Đức Long, thôn Khen Tho, xã Nghĩa Tâm
Gia đình chị Chang Thi Mấy ở thôn Bu Cao xã Suối Bu huyện Văn Chấn, trước đây được biết đến là một trong những hộ nghèo trong xã. Mặc dù 2 vợ chồng chăm chỉ làm ăn, phát triển kinh tế, tuy nhiên do không có vốn cũng như không có kiến thức về làm nông nghiệp. Do vậy, cái đói, cái nghèo vẫn cứ đeo bám gia đình trong suốt bao năm qua. Năm 2018 được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tạo điều, chị đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ ngân hàng chính sách xã hội huyện để đầu tư mua 1 con trâu. Nhờ chịu khó làm ăn và được tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, đến nay gia đình chị đã có thêm 3 con trâu, trên 3 ha chè Shan tuyết, mua máy dập lúa liên hoàn để phục vụ bà con trong thôn. Nhờ chịu khó làm ăn đến nay, gia đình chị đã thoát nghèo và trở thành hộ có thu nhập khá của xã.
Chị Mấy cho biết: Trước đây gia đình nghèo lắm do không có vốn và kiến thức nhờ Đảng và nhà nước đã giúp gia đình mình được vay vốn, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật nên đến nay gia đình mình đã thoát nghèo, mình cảm ơn rất nhiều.”
Trước đây, do không có kiến thức về phát triển kinh tế nông nghiệp, cũng như không có vốn để đầu tư, các con lại đang tuổi ăn, tuổi học, bản thân ông Nguyễn Đức Long ở thôn Khen Tho xã Nghĩa Tâm là hộ nghèo của xã suốt những những năm qua. Năm 2002, được Ngân hàng chính sách xã hội cho vay vốn phát triển sản xuất. Gia đình ông đã mạnh dạn đứng ra vay 30 triệu đồng để tập trung vào nuôi ba ba giống và chăn nuôi gà... Sau khi có vốn cùng với sự quan tâm tạo điều kiện của xã, ông được tham gia các lợp tập huấn và được tham quan các mô hình phát triển kinh tế tổng hợp ở các địa phương khác. Với bản chất chịu thương, chịu khó, ông đã đầu tư vào nuôi ba ba giống kết hợp với chăn nuôi gà, trồng cây thanh long. Nên nay, mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của gia đình ông đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nhận thức rõ ý nghĩa to lớn của công tác giảm nghèo, xã Nghĩa Tâm huyện Văn Chấn đã tập trung chỉ đạo toàn diện các nhiệm vụ phát triển kinh tế trên các lĩnh vực. Trên cơ sở bám sát đặc điểm tình hình địa phương, cấp ủy đảng đã tập trung chỉ đạo, lãnh đạo đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển nông nghiệp. Các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, kinh tế rừng tiếp tục mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp người dân từng bước thoát nghèo. Đến nay tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã chỉ còn 3,27 %.
Công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện trong thời gia qua đã có những chuyển biến tích cực. Nếu như năm 2016 tỷ lệ số hộ nghèo trên địa bàn huyện chiếm tỷ lệ trên 39 %, thì đến nay tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 10,47%, trung bình mỗi năm giảm 5,5%. Để có được kết quả như ngày hôm nay, Huyện Văn Chấn đã tập trung mọi nguồn lực, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn triển khai giao kế hoạch đến từng tổ dân phố, thôn, bản theo dõi, lập danh sách các hộ dự kiến thoát nghèo để có những giải pháp cụ thể. Cùng với đó lồng ghép và thông qua các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, cho vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế hộ gia đình. Chủ động phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện để đào tạo lao động tại chỗ, có chính sách ưu đãi về vốn vay để lao động vùng nông thôn có điều kiện tham gia phát triển kinh tế. Đồng thời, để giảm nghèo bền vững, các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương cũng được huyện quan tâm thực hiện tốt.
Ông Đỗ Văn Bách - Trưởng phòng LĐTB và Xã hội huyện Văn Chấn cho biết: “Ngay từ đầu năm, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung tuyên truyền, vận động, triển khai rà soát, đánh giá hiện trạng của các hộ nghèo. Qua đó, huyện đã giao từng cán bộ cấp huyện, xã phụ trách đến từng hộ nghèo ở mỗi thôn, bản để vận động, động viên, hỗ trợ, giúp họ vươn lên thoát nghèo.
Với những cách làm hay, thiết thực và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cũng như sự đồng thuận của người dân, công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Văn Chấn đạt nhiều kết quả tích cực, từng bước góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.
BBT
Xác định rõ mục tiêu giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ then chốt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội cuả huyện Văn Chấn. Do vậy trong thời gian qua huyện Văn Chấn đã tập trung mọi nguồn lực cũng như đưa ra nhiều giải pháp cụ thể, sát với tình hình thực tế của địa phương để hoàn thành mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ đó tỳ hệ hộ nghèo hàng năm giảm đáng kể so với kế hoạch đề ra. Gia đình chị Chang Thi Mấy ở thôn Bu Cao xã Suối Bu huyện Văn Chấn, trước đây được biết đến là một trong những hộ nghèo trong xã. Mặc dù 2 vợ chồng chăm chỉ làm ăn, phát triển kinh tế, tuy nhiên do không có vốn cũng như không có kiến thức về làm nông nghiệp. Do vậy, cái đói, cái nghèo vẫn cứ đeo bám gia đình trong suốt bao năm qua. Năm 2018 được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tạo điều, chị đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ ngân hàng chính sách xã hội huyện để đầu tư mua 1 con trâu. Nhờ chịu khó làm ăn và được tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, đến nay gia đình chị đã có thêm 3 con trâu, trên 3 ha chè Shan tuyết, mua máy dập lúa liên hoàn để phục vụ bà con trong thôn. Nhờ chịu khó làm ăn đến nay, gia đình chị đã thoát nghèo và trở thành hộ có thu nhập khá của xã.
Chị Mấy cho biết: Trước đây gia đình nghèo lắm do không có vốn và kiến thức nhờ Đảng và nhà nước đã giúp gia đình mình được vay vốn, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật nên đến nay gia đình mình đã thoát nghèo, mình cảm ơn rất nhiều.”
Trước đây, do không có kiến thức về phát triển kinh tế nông nghiệp, cũng như không có vốn để đầu tư, các con lại đang tuổi ăn, tuổi học, bản thân ông Nguyễn Đức Long ở thôn Khen Tho xã Nghĩa Tâm là hộ nghèo của xã suốt những những năm qua. Năm 2002, được Ngân hàng chính sách xã hội cho vay vốn phát triển sản xuất. Gia đình ông đã mạnh dạn đứng ra vay 30 triệu đồng để tập trung vào nuôi ba ba giống và chăn nuôi gà... Sau khi có vốn cùng với sự quan tâm tạo điều kiện của xã, ông được tham gia các lợp tập huấn và được tham quan các mô hình phát triển kinh tế tổng hợp ở các địa phương khác. Với bản chất chịu thương, chịu khó, ông đã đầu tư vào nuôi ba ba giống kết hợp với chăn nuôi gà, trồng cây thanh long. Nên nay, mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của gia đình ông đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nhận thức rõ ý nghĩa to lớn của công tác giảm nghèo, xã Nghĩa Tâm huyện Văn Chấn đã tập trung chỉ đạo toàn diện các nhiệm vụ phát triển kinh tế trên các lĩnh vực. Trên cơ sở bám sát đặc điểm tình hình địa phương, cấp ủy đảng đã tập trung chỉ đạo, lãnh đạo đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển nông nghiệp. Các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, kinh tế rừng tiếp tục mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp người dân từng bước thoát nghèo. Đến nay tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã chỉ còn 3,27 %.
Công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện trong thời gia qua đã có những chuyển biến tích cực. Nếu như năm 2016 tỷ lệ số hộ nghèo trên địa bàn huyện chiếm tỷ lệ trên 39 %, thì đến nay tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 10,47%, trung bình mỗi năm giảm 5,5%. Để có được kết quả như ngày hôm nay, Huyện Văn Chấn đã tập trung mọi nguồn lực, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn triển khai giao kế hoạch đến từng tổ dân phố, thôn, bản theo dõi, lập danh sách các hộ dự kiến thoát nghèo để có những giải pháp cụ thể. Cùng với đó lồng ghép và thông qua các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, cho vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế hộ gia đình. Chủ động phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện để đào tạo lao động tại chỗ, có chính sách ưu đãi về vốn vay để lao động vùng nông thôn có điều kiện tham gia phát triển kinh tế. Đồng thời, để giảm nghèo bền vững, các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương cũng được huyện quan tâm thực hiện tốt.
Ông Đỗ Văn Bách - Trưởng phòng LĐTB và Xã hội huyện Văn Chấn cho biết: “Ngay từ đầu năm, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung tuyên truyền, vận động, triển khai rà soát, đánh giá hiện trạng của các hộ nghèo. Qua đó, huyện đã giao từng cán bộ cấp huyện, xã phụ trách đến từng hộ nghèo ở mỗi thôn, bản để vận động, động viên, hỗ trợ, giúp họ vươn lên thoát nghèo.
Với những cách làm hay, thiết thực và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cũng như sự đồng thuận của người dân, công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Văn Chấn đạt nhiều kết quả tích cực, từng bước góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.