CTTĐT - Nhắc đến ông Phạm Việt Hùng ở thôn 4, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên- một người lính từng ở mặt trận ác liệt Vị Xuyên, Hà Giang, ai cũng khâm phục bởi sự nỗ lực, ý chí quyết tâm làm giàu.
Ông Phạm Việt Hùng bên vườn chanh tứ thời.
Từng tham gia chiến đấu trên chiến trường ác liệt ở Vị Xuyên, Hà Giang, năm 1988, ông Phạm Việt Hùng trở về xã Việt Cường xây dựng gia đình, ổn định cuộc sống.
Ngược dòng thời gian, ông kể cho tôi nghe về những ngày đầu gian khó nuôi ý chí vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Bấy giờ, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, hai vợ chồng mới lấy nhau không có vốn làm ăn, phải dựng tạm một túp lều tranh gần bìa rừng để ở.
Cuộc sống khó khăn vất vả, hai người phải chạy ăn từng bữa nuôi các con ăn học. Ông Hùng bộc bạch: "Mới đó đã hơn 30 năm trôi qua, ngày ấy, tài sản của tôi chỉ là những vật dụng thô sơ như cái cuốc, cái cày. Tôi nhận làm thêm đủ mọi nghề như thợ xây, thợ mộc, sửa xe... để kiếm từng đồng lo cho gia đình”.
Sau quãng thời gian dài làm lụng vất vả, ông cũng tích góp được ít vốn. Nung nấu ý chí làm giàu, năm 1994, ông quyết định vay vốn tín dụng ngân hàng 5 triệu đồng cộng thêm số tiền tích góp, vay mượn bạn bè khai hoang hơn 10 ha đất mua cây quế giống về trồng.
Ông còn đào ao lớn để nuôi cá trôi, cá mè. Dù vậy, cuộc sống vẫn luôn bấp bênh, khi những trận mưa lũ kéo dài làm nước dâng cao cuốn đi đàn cá ngày đêm chăm chút gây thiệt hại nặng về kinh tế.
Quyết không nản chí, ông tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng trại lấy giống lợn rừng từ Đà Nẵng về nuôi, mở rộng 2 ha đất trồng chanh tứ thời xen bưởi da xanh và cam V2. Từ đây, cuộc sống gia đình dần được cải thiện.
Ngày nào cũng vậy, vợ chồng ông thức dậy từ 4 giờ sáng làm việc quần quật cho đến tận khuya. Sau nhiều năm kiên trì lao động, không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi trên đài, báo và người dân địa phương đã giúp mô hình kinh tế của gia đình ông hoạt động hiệu quả, đem lại thu nhập đều đặn khoảng 300 triệu đồng/năm.
Có được cơ ngơi như ngày hôm nay là cả hành trình dài nỗ lực đi lên từ nghèo khó của ông Phạm Việt Hùng. Từ đôi bàn tay, ông đã xây dựng được căn nhà cấp bốn khang trang, nuôi dạy hai người con khôn lớn trưởng thành, có việc làm ổn định.
Hiện tại, gia đình ông vẫn duy trì nuôi 15 - 20 con lợn rừng; 2 ha bưởi da xanh, chanh tứ thời, cam V2 và hơn 10 ha quế. Dự kiến năm 2020, trừ chi phí ông thu về trên 200 triệu đồng tiền lãi. Hiệu quả mô hình kinh tế của gia đình ông được chính quyền địa phương đánh giá cao.
Ông Hoàng Anh Thắm - Chủ tịch UBND xã Việt Cường cho biết: "Ông Hùng là tấm gương điển hình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi tại địa phương. Từ một hộ nghèo trong xã, gia đình ông đã vươn lên trở thành gia đình khá giả. Thông qua mô hình này, chúng tôi đã tuyên truyền, vận động các hộ dân trong xã học tập và nhân rộng”.
Ngoài phát triển kinh tế, ông Hùng còn là một Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh nhiệt tình. Ông sẵn sàng ủng hộ tiền, quyên góp cho các gia đình hội viên xóa nhà tạm, nhà dột nát. Mong muốn bà con trong thôn, xã cùng nhau phát triển kinh tế, ông chia sẻ, hướng dẫn bà con kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc cây trồng.
Nhờ vậy, nhiều gia đình có cuộc sống khá giả. Gương mẫu đi đầu trong các hoạt động của thôn, ông còn tích cực vận động bà con đóng góp xây dựng nhà văn hóa, làm hố rác bảo vệ môi trường. Ông luôn tâm niệm, cuộc sống là không ngừng học hỏi và cố gắng, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải sống có ích, có mục tiêu, nỗ lực vươn lên.
Với ý chí và nỗ lực phi thường, quyết không khuất phục đói nghèo, từ đôi bàn tay trắng, ông Phạm Việt Hùng đã vươn lên thoát nghèo làm giàu cho mình, cho đời.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhắc đến ông Phạm Việt Hùng ở thôn 4, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên- một người lính từng ở mặt trận ác liệt Vị Xuyên, Hà Giang, ai cũng khâm phục bởi sự nỗ lực, ý chí quyết tâm làm giàu.Từng tham gia chiến đấu trên chiến trường ác liệt ở Vị Xuyên, Hà Giang, năm 1988, ông Phạm Việt Hùng trở về xã Việt Cường xây dựng gia đình, ổn định cuộc sống.
Ngược dòng thời gian, ông kể cho tôi nghe về những ngày đầu gian khó nuôi ý chí vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Bấy giờ, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, hai vợ chồng mới lấy nhau không có vốn làm ăn, phải dựng tạm một túp lều tranh gần bìa rừng để ở.
Cuộc sống khó khăn vất vả, hai người phải chạy ăn từng bữa nuôi các con ăn học. Ông Hùng bộc bạch: "Mới đó đã hơn 30 năm trôi qua, ngày ấy, tài sản của tôi chỉ là những vật dụng thô sơ như cái cuốc, cái cày. Tôi nhận làm thêm đủ mọi nghề như thợ xây, thợ mộc, sửa xe... để kiếm từng đồng lo cho gia đình”.
Sau quãng thời gian dài làm lụng vất vả, ông cũng tích góp được ít vốn. Nung nấu ý chí làm giàu, năm 1994, ông quyết định vay vốn tín dụng ngân hàng 5 triệu đồng cộng thêm số tiền tích góp, vay mượn bạn bè khai hoang hơn 10 ha đất mua cây quế giống về trồng.
Ông còn đào ao lớn để nuôi cá trôi, cá mè. Dù vậy, cuộc sống vẫn luôn bấp bênh, khi những trận mưa lũ kéo dài làm nước dâng cao cuốn đi đàn cá ngày đêm chăm chút gây thiệt hại nặng về kinh tế.
Quyết không nản chí, ông tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng trại lấy giống lợn rừng từ Đà Nẵng về nuôi, mở rộng 2 ha đất trồng chanh tứ thời xen bưởi da xanh và cam V2. Từ đây, cuộc sống gia đình dần được cải thiện.
Ngày nào cũng vậy, vợ chồng ông thức dậy từ 4 giờ sáng làm việc quần quật cho đến tận khuya. Sau nhiều năm kiên trì lao động, không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi trên đài, báo và người dân địa phương đã giúp mô hình kinh tế của gia đình ông hoạt động hiệu quả, đem lại thu nhập đều đặn khoảng 300 triệu đồng/năm.
Có được cơ ngơi như ngày hôm nay là cả hành trình dài nỗ lực đi lên từ nghèo khó của ông Phạm Việt Hùng. Từ đôi bàn tay, ông đã xây dựng được căn nhà cấp bốn khang trang, nuôi dạy hai người con khôn lớn trưởng thành, có việc làm ổn định.
Hiện tại, gia đình ông vẫn duy trì nuôi 15 - 20 con lợn rừng; 2 ha bưởi da xanh, chanh tứ thời, cam V2 và hơn 10 ha quế. Dự kiến năm 2020, trừ chi phí ông thu về trên 200 triệu đồng tiền lãi. Hiệu quả mô hình kinh tế của gia đình ông được chính quyền địa phương đánh giá cao.
Ông Hoàng Anh Thắm - Chủ tịch UBND xã Việt Cường cho biết: "Ông Hùng là tấm gương điển hình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi tại địa phương. Từ một hộ nghèo trong xã, gia đình ông đã vươn lên trở thành gia đình khá giả. Thông qua mô hình này, chúng tôi đã tuyên truyền, vận động các hộ dân trong xã học tập và nhân rộng”.
Ngoài phát triển kinh tế, ông Hùng còn là một Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh nhiệt tình. Ông sẵn sàng ủng hộ tiền, quyên góp cho các gia đình hội viên xóa nhà tạm, nhà dột nát. Mong muốn bà con trong thôn, xã cùng nhau phát triển kinh tế, ông chia sẻ, hướng dẫn bà con kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc cây trồng.
Nhờ vậy, nhiều gia đình có cuộc sống khá giả. Gương mẫu đi đầu trong các hoạt động của thôn, ông còn tích cực vận động bà con đóng góp xây dựng nhà văn hóa, làm hố rác bảo vệ môi trường. Ông luôn tâm niệm, cuộc sống là không ngừng học hỏi và cố gắng, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải sống có ích, có mục tiêu, nỗ lực vươn lên.
Với ý chí và nỗ lực phi thường, quyết không khuất phục đói nghèo, từ đôi bàn tay trắng, ông Phạm Việt Hùng đã vươn lên thoát nghèo làm giàu cho mình, cho đời.