Mặc dù dịch bệnh Covid- 19 diễn biến phức tạp, nhiều hộ dân đăng ký tham gia hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh (một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2021 - 2025) phải cách ly để phòng, chống dịch bệnh. Song huyện Yên Bình đã chỉ đạo triển khai hỗ trợ các mô hình chăn nuôi, trồng trọt đảm bảo đúng quy định và đã giải ngân cơ bản đạt kế hoạch tỉnh giao...
Lãnh đạo xã Mỹ Gia thăm mô hình chăn nuôi trâu của gia đình anh Trương Duy Lực ở thôn Phú Mỹ.
Những ngày đầu năm 2022, chúng tôi về các xã vùng Đông hồ Thác Bà tìm hiểu về việc triển khai Nghị quyết 69. Đến trụ sở xã Mỹ Gia lúc đầu giờ làm việc buổi sáng, chúng tôi gặp Chủ tịch UBND xã Hà Văn Lĩnh vừa đi kiểm tra sản xuất tại thôn Phú Mỹ về.
Anh Lĩnh hồ hởi: "Đầu giờ sáng, tôi xuống thôn Phú Mỹ để kiểm tra việc trồng dưa hấu của các hộ dân vì năm nay xã đăng ký sản phẩm dưa hấu Mỹ Gia đạt tiêu chuẩn OCOP".
"Thế vụ xuân năm nay, nhân dân trong xã trồng được bao nhiêu héc - ta dưa hấu?”- Tôi hỏi.
Anh Lĩnh đáp: "Từ năm 2010, tận dụng vùng đất soi bãi ven hồ Thác Bà, nhân dân trong xã đưa cây dưa hấu vào trồng. Năm 2022, các hộ dân nhân rộng diện tích lên trên 20 ha. Để nâng cao giá trị hàng hóa nông sản của địa phương, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho bà con, năm nay, xã đăng ký với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện xây dựng sản phẩm dưa hấu đạt tiêu chuẩn OCOP. Các hộ dân rất phấn khởi đang trồng, chăm sóc và tiến tới thu hoạch đúng theo quy trình hướng dẫn của ngành nông nghiệp”. Nói rồi vui vẻ: "Bây giờ, mời các anh đi thăm một số mô hình của xã được hỗ trợ năm 2021 theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh nhé!”.
Chúng tôi cùng anh tới trang trại của gia đình anh Trương Duy Lực ở thôn Phú Mỹ. Trang trại rộng trên 10 ha nhìn ra hồ Thác Bà, phía trên cao được phủ xanh bởi 2 ha cây gỗ lát đã được 10 năm tuổi, phía dưới là 8 ha bưởi da xanh, bưởi Diễn, bưởi đường lá nhăn... Dưới chân đồi, chủ hộ làm chuồng trại nuôi trâu. Đứng ngắm trang trại của gia đình anh Lực mãi mà không chán mắt.
Anh Trương Duy Lực chia sẻ: "Gia đình tôi rất phấn khởi được hỗ trợ 30 triệu đồng để nuôi trâu. Tuy đất đai rộng, nhưng trước đây mình cũng không nghĩ ra việc đầu tư nuôi trâu. Nhờ có Chủ tịch UBND xã về họp cùng thôn đến 3 lần, tuyên truyền, vận động nhân dân đăng ký các mô hình chăn nuôi, trồng trọt theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh, các hộ dân nghe cán bộ tuyên truyền nhiều lần rồi cũng hiểu ra, nhưng không phải gia đình nào cũng có điều kiện để đầu tư chăn nuôi trâu, bò, lợn, trồng rừng được. Gia đình tôi có diện tích đất rộng và cũng có chút vốn tích lũy hàng năm thu nhập từ trang trại mỗi năm được khoảng 100 triệu đồng, tôi bàn với vợ quyết định đầu tư làm chuồng trại và mua 11 con trâu về nuôi, cố gắng chăm sóc đàn trâu phát triển, sinh sản tốt để có thêm nguồn thu nhập...”.
Năm 2021, xã Mỹ Gia có 10 hộ ở thôn Phú Mỹ đăng ký chăn nuôi trâu, bò quy mô từ 10 con trở lên và có 12 hộ ở thôn Phú Mỹ và Đồng Tâm đăng ký mô hình chăn nuôi lợn nái quy mô 15 con trở lên; chăn nuôi lợn thịt 100 con trở lên; chăn nuôi lợn kết hợp có quy mô 5 con lợn nái và 50 con lợn thịt trở lên; chăn nuôi lợn nội có quy mô 3 con lợn nái và 20 con lợn thịt trở lên đều đã được nghiệm thu hỗ trợ từ 15 đến 40 triệu đồng/mô hình. Tổng kinh phí hỗ trợ cho các mô hình chăn nuôi theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh mà huyện đã giải ngân hỗ trợ cho 22 mô hình tại xã Mỹ Gia là 685 triệu đồng.
Ông Hoàng Ngọc Khanh - hộ gia đình chăn nuôi trâu, bò được hỗ trợ 30 triệu đồng phấn khởi: "Tôi rất mừng vì tỉnh có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản. Tôi có đất đồi rộng nên đã đăng ký chăn nuôi bò, tôi đầu tư mua 3 con trâu và 7 con bò hết trên 200 triệu đồng, đầu tư làm chuồng trại hết 40 triệu đồng. Sau khi mua trâu, bò về, cán bộ huyện, xã đã đến tận nhà nghiệm thu và mời ra UBND xã lấy đủ 30 triệu đồng tiền hỗ trợ. Hiện nay, trâu, bò đều phát triển tốt. Rất mừng là một con bò nái đã vừa sinh sản được một con bê. Ga đình sẽ cố gắng chăm sóc tốt đàn trâu, bò để nhanh trả được vốn vay ngân hàng...”.
Từ các xã: Yên Thành, Phúc An, Xuân Lai, Cẩm Nhân... đến các xã nằm dọc quốc lộ 70 như: Tân Nguyên, Bảo Ái, Cảm Ân, Mông Sơn cũng đã nhận được tiền hỗ trợ đợt 1 và đợt 2 năm 2021 theo Nghị quyết 69. Tổng kinh phí huyện được tỉnh phân bổ trong năm 2021 là 8.515 triệu đồng, đến hết tháng 12/2021, huyện đã giải ngân được trên 7.649 triệu đồng, đạt 89,8% kế hoạch.
Trong đó, kinh phí hỗ trợ chính sách phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa đặc sản, hữu cơ là 5.440 triệu đồng cho 213 cơ sở; kinh phí hỗ trợ chính sách phát triển vùng rừng trồng nguyên liệu theo hướng bền vững trên 849,9 triệu đồng cho trên 424,9 ha; kinh phí hỗ trợ hai dự án phát triển chè vùng thấp tại xã Hán Đà, Vĩnh Kiên, Bạch Hà là 940 triệu đồng. Đến hết năm 2021, huyện Yên Bình còn trên 865 triệu đồng hai dự án chè chưa giải ngân.
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, nguyên nhân giải ngân hai dự án chè chậm tiến độ là do một số đơn vị chủ trì thực hiện dự án có cán bộ phải cách ly vì dịch bệnh Covid-19 nên đã ảnh hưởng tiến độ. Đối với dự án tre măng Bát độ, do đơn vị chủ trì thực hiện dự án phải tổ chức đấu thầu mua cây giống nên mất nhiều thời gian, đến ngày 5/10/2021 mới đấu thầu xong, lựa chọn được đơn vị cung ứng giống nên không đảm bảo về thời vụ...
Từ thực tế sau một năm triển khai đưa Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh tại huyện Yên Bình, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc dẫn đến tiến độ giải ngân các chính sách hộ trợ còn chậm và chưa giải ngân hết kinh phí tỉnh giao. UBND huyện Yên Bình đã xin chuyển nguồn kinh phí hỗ trợ Dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm măng tre Bát độ xã Mỹ Gia, xã Cẩm Nhân không thực hiện năm 2021 sang năm 2022; đề nghị điều chỉnh giảm kinh phí hộ trợ đối với chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa hoặc đặc sản hữu cơ và xin điều chỉnh giảm diện tích và kinh phí hỗ trợ đối với chính sách hỗ trợ phát triển vùng rừng trồng nguyên liệu theo hướng bền vững...
Để thực hiện Nghị quyết 69 ở Yên Bình và các địa phương khác kịp thời, hiệu quả trong năm 2022 và những năm tiếp theo, thiết nghĩ các địa phương cần tăng cường chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức họp dân tuyên truyền, vận động các hộ dân có khả năng thực hiện các mô hình để sớm lập danh sách đăng ký hỗ trợ chuyển lên huyện đăng ký các mô hình ngay từ đầu năm để huyện chuyển Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ.
Do quy trình thẩm định mất nhiều thời gian nên các địa phương cần chủ động ngay từ việc đăng ký mô hình, đất đai để trồng rừng... đến cây, con giống đảm bảo chất lượng theo quy định để khi thực hiện các mô hình mới đảm bảo tiến độ giải ngân đúng thời gian.
Các chương trình hỗ trợ năm 2021 tại Yên Bình
■ Hỗ trợ theo Nghị quyết 69 HĐND tỉnh
- Đợt 1, hỗ trợ 6 mô hình chăn nuôi: Chăn nuôi lợn nái 15 con/1 mô hình, kinh phí 40 triệu đồng). Chăn nuôi trâu, bò 10 con/lứa 3 mô hình, kinh phí 90 triệu đồng. Chăn nuôi lợn hàng hóa quy mô 5 nái, 50 lợn thịt, kinh phí 30 triệu đồng. Chăn nuôi lợn nội quy mô 3 nái, 20 thịt, kinh phí 10 triệu đồng. Hỗ trợ trồng rừng 4 hộ với diện tích 4 ha.
- Đợt 2, tổng số hộ đăng ký 16 hộ: Chăn nuôi trâu, bò 10 con/lứa, 13/13 mô hình đạt nghiệm thu, chờ giải ngân, tổng kinh phí 390 triệu đồng. Chăn nuôi lợn nái 15 con, 2/2 mô hình đạt nghiệm thu, chờ giải ngân, tổng kinh phí 80 triệu đồng.
■ Hỗ trợ vườn kiểu mẫu
+ Hỗ trợ vườn rau kiểu mẫu: 19 hộ, tổng diện tích 1.270 m2 (hỗ trợ giống rau, phân bón, ô roa).
+ Hỗ trợ trồng thanh long: 28 hộ, diện tích 59.500 m2, hỗ trợ phân bón, giống, cột 80.000đ/cột, tiến hành nghiệm thu, giải ngân trong tháng 12/2021.
|
Theo Báo Yên Bái
Mặc dù dịch bệnh Covid- 19 diễn biến phức tạp, nhiều hộ dân đăng ký tham gia hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh (một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2021 - 2025) phải cách ly để phòng, chống dịch bệnh. Song huyện Yên Bình đã chỉ đạo triển khai hỗ trợ các mô hình chăn nuôi, trồng trọt đảm bảo đúng quy định và đã giải ngân cơ bản đạt kế hoạch tỉnh giao...Những ngày đầu năm 2022, chúng tôi về các xã vùng Đông hồ Thác Bà tìm hiểu về việc triển khai Nghị quyết 69. Đến trụ sở xã Mỹ Gia lúc đầu giờ làm việc buổi sáng, chúng tôi gặp Chủ tịch UBND xã Hà Văn Lĩnh vừa đi kiểm tra sản xuất tại thôn Phú Mỹ về.
Anh Lĩnh hồ hởi: "Đầu giờ sáng, tôi xuống thôn Phú Mỹ để kiểm tra việc trồng dưa hấu của các hộ dân vì năm nay xã đăng ký sản phẩm dưa hấu Mỹ Gia đạt tiêu chuẩn OCOP".
"Thế vụ xuân năm nay, nhân dân trong xã trồng được bao nhiêu héc - ta dưa hấu?”- Tôi hỏi.
Anh Lĩnh đáp: "Từ năm 2010, tận dụng vùng đất soi bãi ven hồ Thác Bà, nhân dân trong xã đưa cây dưa hấu vào trồng. Năm 2022, các hộ dân nhân rộng diện tích lên trên 20 ha. Để nâng cao giá trị hàng hóa nông sản của địa phương, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho bà con, năm nay, xã đăng ký với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện xây dựng sản phẩm dưa hấu đạt tiêu chuẩn OCOP. Các hộ dân rất phấn khởi đang trồng, chăm sóc và tiến tới thu hoạch đúng theo quy trình hướng dẫn của ngành nông nghiệp”. Nói rồi vui vẻ: "Bây giờ, mời các anh đi thăm một số mô hình của xã được hỗ trợ năm 2021 theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh nhé!”.
Chúng tôi cùng anh tới trang trại của gia đình anh Trương Duy Lực ở thôn Phú Mỹ. Trang trại rộng trên 10 ha nhìn ra hồ Thác Bà, phía trên cao được phủ xanh bởi 2 ha cây gỗ lát đã được 10 năm tuổi, phía dưới là 8 ha bưởi da xanh, bưởi Diễn, bưởi đường lá nhăn... Dưới chân đồi, chủ hộ làm chuồng trại nuôi trâu. Đứng ngắm trang trại của gia đình anh Lực mãi mà không chán mắt.
Anh Trương Duy Lực chia sẻ: "Gia đình tôi rất phấn khởi được hỗ trợ 30 triệu đồng để nuôi trâu. Tuy đất đai rộng, nhưng trước đây mình cũng không nghĩ ra việc đầu tư nuôi trâu. Nhờ có Chủ tịch UBND xã về họp cùng thôn đến 3 lần, tuyên truyền, vận động nhân dân đăng ký các mô hình chăn nuôi, trồng trọt theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh, các hộ dân nghe cán bộ tuyên truyền nhiều lần rồi cũng hiểu ra, nhưng không phải gia đình nào cũng có điều kiện để đầu tư chăn nuôi trâu, bò, lợn, trồng rừng được. Gia đình tôi có diện tích đất rộng và cũng có chút vốn tích lũy hàng năm thu nhập từ trang trại mỗi năm được khoảng 100 triệu đồng, tôi bàn với vợ quyết định đầu tư làm chuồng trại và mua 11 con trâu về nuôi, cố gắng chăm sóc đàn trâu phát triển, sinh sản tốt để có thêm nguồn thu nhập...”.
Năm 2021, xã Mỹ Gia có 10 hộ ở thôn Phú Mỹ đăng ký chăn nuôi trâu, bò quy mô từ 10 con trở lên và có 12 hộ ở thôn Phú Mỹ và Đồng Tâm đăng ký mô hình chăn nuôi lợn nái quy mô 15 con trở lên; chăn nuôi lợn thịt 100 con trở lên; chăn nuôi lợn kết hợp có quy mô 5 con lợn nái và 50 con lợn thịt trở lên; chăn nuôi lợn nội có quy mô 3 con lợn nái và 20 con lợn thịt trở lên đều đã được nghiệm thu hỗ trợ từ 15 đến 40 triệu đồng/mô hình. Tổng kinh phí hỗ trợ cho các mô hình chăn nuôi theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh mà huyện đã giải ngân hỗ trợ cho 22 mô hình tại xã Mỹ Gia là 685 triệu đồng.
Ông Hoàng Ngọc Khanh - hộ gia đình chăn nuôi trâu, bò được hỗ trợ 30 triệu đồng phấn khởi: "Tôi rất mừng vì tỉnh có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản. Tôi có đất đồi rộng nên đã đăng ký chăn nuôi bò, tôi đầu tư mua 3 con trâu và 7 con bò hết trên 200 triệu đồng, đầu tư làm chuồng trại hết 40 triệu đồng. Sau khi mua trâu, bò về, cán bộ huyện, xã đã đến tận nhà nghiệm thu và mời ra UBND xã lấy đủ 30 triệu đồng tiền hỗ trợ. Hiện nay, trâu, bò đều phát triển tốt. Rất mừng là một con bò nái đã vừa sinh sản được một con bê. Ga đình sẽ cố gắng chăm sóc tốt đàn trâu, bò để nhanh trả được vốn vay ngân hàng...”.
Từ các xã: Yên Thành, Phúc An, Xuân Lai, Cẩm Nhân... đến các xã nằm dọc quốc lộ 70 như: Tân Nguyên, Bảo Ái, Cảm Ân, Mông Sơn cũng đã nhận được tiền hỗ trợ đợt 1 và đợt 2 năm 2021 theo Nghị quyết 69. Tổng kinh phí huyện được tỉnh phân bổ trong năm 2021 là 8.515 triệu đồng, đến hết tháng 12/2021, huyện đã giải ngân được trên 7.649 triệu đồng, đạt 89,8% kế hoạch.
Trong đó, kinh phí hỗ trợ chính sách phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa đặc sản, hữu cơ là 5.440 triệu đồng cho 213 cơ sở; kinh phí hỗ trợ chính sách phát triển vùng rừng trồng nguyên liệu theo hướng bền vững trên 849,9 triệu đồng cho trên 424,9 ha; kinh phí hỗ trợ hai dự án phát triển chè vùng thấp tại xã Hán Đà, Vĩnh Kiên, Bạch Hà là 940 triệu đồng. Đến hết năm 2021, huyện Yên Bình còn trên 865 triệu đồng hai dự án chè chưa giải ngân.
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, nguyên nhân giải ngân hai dự án chè chậm tiến độ là do một số đơn vị chủ trì thực hiện dự án có cán bộ phải cách ly vì dịch bệnh Covid-19 nên đã ảnh hưởng tiến độ. Đối với dự án tre măng Bát độ, do đơn vị chủ trì thực hiện dự án phải tổ chức đấu thầu mua cây giống nên mất nhiều thời gian, đến ngày 5/10/2021 mới đấu thầu xong, lựa chọn được đơn vị cung ứng giống nên không đảm bảo về thời vụ...
Từ thực tế sau một năm triển khai đưa Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh tại huyện Yên Bình, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc dẫn đến tiến độ giải ngân các chính sách hộ trợ còn chậm và chưa giải ngân hết kinh phí tỉnh giao. UBND huyện Yên Bình đã xin chuyển nguồn kinh phí hỗ trợ Dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm măng tre Bát độ xã Mỹ Gia, xã Cẩm Nhân không thực hiện năm 2021 sang năm 2022; đề nghị điều chỉnh giảm kinh phí hộ trợ đối với chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa hoặc đặc sản hữu cơ và xin điều chỉnh giảm diện tích và kinh phí hỗ trợ đối với chính sách hỗ trợ phát triển vùng rừng trồng nguyên liệu theo hướng bền vững...
Để thực hiện Nghị quyết 69 ở Yên Bình và các địa phương khác kịp thời, hiệu quả trong năm 2022 và những năm tiếp theo, thiết nghĩ các địa phương cần tăng cường chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức họp dân tuyên truyền, vận động các hộ dân có khả năng thực hiện các mô hình để sớm lập danh sách đăng ký hỗ trợ chuyển lên huyện đăng ký các mô hình ngay từ đầu năm để huyện chuyển Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ.
Do quy trình thẩm định mất nhiều thời gian nên các địa phương cần chủ động ngay từ việc đăng ký mô hình, đất đai để trồng rừng... đến cây, con giống đảm bảo chất lượng theo quy định để khi thực hiện các mô hình mới đảm bảo tiến độ giải ngân đúng thời gian.
Các chương trình hỗ trợ năm 2021 tại Yên Bình
■ Hỗ trợ theo Nghị quyết 69 HĐND tỉnh
- Đợt 1, hỗ trợ 6 mô hình chăn nuôi: Chăn nuôi lợn nái 15 con/1 mô hình, kinh phí 40 triệu đồng). Chăn nuôi trâu, bò 10 con/lứa 3 mô hình, kinh phí 90 triệu đồng. Chăn nuôi lợn hàng hóa quy mô 5 nái, 50 lợn thịt, kinh phí 30 triệu đồng. Chăn nuôi lợn nội quy mô 3 nái, 20 thịt, kinh phí 10 triệu đồng. Hỗ trợ trồng rừng 4 hộ với diện tích 4 ha.
- Đợt 2, tổng số hộ đăng ký 16 hộ: Chăn nuôi trâu, bò 10 con/lứa, 13/13 mô hình đạt nghiệm thu, chờ giải ngân, tổng kinh phí 390 triệu đồng. Chăn nuôi lợn nái 15 con, 2/2 mô hình đạt nghiệm thu, chờ giải ngân, tổng kinh phí 80 triệu đồng.
■ Hỗ trợ vườn kiểu mẫu
+ Hỗ trợ vườn rau kiểu mẫu: 19 hộ, tổng diện tích 1.270 m2 (hỗ trợ giống rau, phân bón, ô roa).
+ Hỗ trợ trồng thanh long: 28 hộ, diện tích 59.500 m2, hỗ trợ phân bón, giống, cột 80.000đ/cột, tiến hành nghiệm thu, giải ngân trong tháng 12/2021.