Phát huy lợi thế có diện tích đất rừng rộng lớn, nhiều bãi chăn thả, những năm gần đây người dân thôn Dạ, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn tập trung phát triển chăn nuôi trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình.
Nhân dân thôn Dạ đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò theo hướng bền vững.
Ông Vũ Văn Hạnh - Trưởng thôn Dạ cho biết: "Cả thôn có 110 hộ chủ yếu sản xuất nông - lâm nghiệp. Trước đây, đời sống người dân khó khăn do tập quán canh tác lạc hậu, chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ. Song, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự nỗ lực vươn lên của các hộ dân, đến nay, hầu hết các hộ trong thôn đã thay đổi phương thức sản xuất, tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới”.
Hiện, thôn Dạ có trên 60 hộ phát triển chăn nuôi trâu, bò bằng hình thức bán chăn thả. Để tạo điều kiện giúp các hộ dân phát triển chăn nuôi, hàng năm, xã đều tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật chăn nuôi, thú y và triển khai các chính sách hỗ trợ chăn nuôi. Đến nay, 30 hội viên nông dân của thôn Dạ đã có chứng chỉ sơ cấp về chăn nuôi, thú y, giúp ích rất nhiều trong việc chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm của gia đình.
Hoàng Văn Trường - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thượng Bằng La khẳng định: "Những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm có nhiều diễn biến phức tạp; tuy nhiên, đàn gia súc, gia cầm của thôn Dạ vẫn duy trì, phát triển tốt. Kết quả đó là nhờ các hộ dân đã có kiến thức, kinh nghiệm trong chăn nuôi. Cụ thể, phần lớn các hộ dân ở thôn Dạ đều biết cách vệ sinh chuồng trại, phòng, chống dịch bệnh đúng cách cho đàn gia súc, gia cầm. Nếu trâu, bò không may mắc bệnh, các hộ có thể tự chẩn đoán, mua thuốc và tiêm phòng mà không cần sự trợ giúp của cán bộ thú y”.
Với số lượng đàn gia súc lên tới vài trăm con, để chủ động nguồn thức ăn trong chăn nuôi, ngoài tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như: cây ngô, khoai, sắn..., người dân trong thôn còn trồng thêm 28 ha cỏ voi.
Năm 2021, đã có 7 hộ dân ở thôn Dạ được nhận hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để phát triển chăn nuôi trâu, bò theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh. Trước đó, năm 2017 đã có 10 hộ được nhận mức hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ để phát triển chăn nuôi. Đây thực sự là nguồn động lực để các hộ dân thôn Dạ có thêm cơ hội mở rộng quy mô sản xuất theo hướng hàng hóa, góp phần tăng trưởng đàn gia súc của huyện và tăng thu nhập cho gia đình.
Để hỗ trợ nhau trong phát triển chăn nuôi, từ năm 2020, thôn Dạ đã thành lập Tổ hợp tác Chăn nuôi trâu, bò với gần 10 hộ tham gia; trong đó, hộ ít nhất cũng có 10 con trâu, bò. Từ khi thành lập đến nay, các thành viên trong Tổ hợp tác thường xuyên trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong chăn nuôi; tiếp cận ứng dụng khoa học, kỹ thuật, tiếp cận thị trường; tăng cường liên kết... Qua đó, không chỉ giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới mà còn lan tỏa tinh thần thi đua phát triển sản xuất tới các hộ dân trong thôn, xã.
Theo ước tính, tổng thu nhập hàng năm của các hộ chăn nuôi trâu, bò ở thôn Dạ lên tới vài tỷ đồng. Nhờ đó, đời sống người trong thôn đã có nhiều đổi thay rõ nét; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của thôn giảm nhanh; tỷ lệ hộ khá, giàu ngày một tăng. Đây chính là cơ sở để nhân dân thôn Dạ tiếp tục đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò theo hướng bền vững, trở thành ngành sản xuất chính của địa phương trong tương lai.
Theo Báo Yên Bái
Phát huy lợi thế có diện tích đất rừng rộng lớn, nhiều bãi chăn thả, những năm gần đây người dân thôn Dạ, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn tập trung phát triển chăn nuôi trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình.Ông Vũ Văn Hạnh - Trưởng thôn Dạ cho biết: "Cả thôn có 110 hộ chủ yếu sản xuất nông - lâm nghiệp. Trước đây, đời sống người dân khó khăn do tập quán canh tác lạc hậu, chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ. Song, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự nỗ lực vươn lên của các hộ dân, đến nay, hầu hết các hộ trong thôn đã thay đổi phương thức sản xuất, tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới”.
Hiện, thôn Dạ có trên 60 hộ phát triển chăn nuôi trâu, bò bằng hình thức bán chăn thả. Để tạo điều kiện giúp các hộ dân phát triển chăn nuôi, hàng năm, xã đều tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật chăn nuôi, thú y và triển khai các chính sách hỗ trợ chăn nuôi. Đến nay, 30 hội viên nông dân của thôn Dạ đã có chứng chỉ sơ cấp về chăn nuôi, thú y, giúp ích rất nhiều trong việc chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm của gia đình.
Hoàng Văn Trường - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thượng Bằng La khẳng định: "Những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm có nhiều diễn biến phức tạp; tuy nhiên, đàn gia súc, gia cầm của thôn Dạ vẫn duy trì, phát triển tốt. Kết quả đó là nhờ các hộ dân đã có kiến thức, kinh nghiệm trong chăn nuôi. Cụ thể, phần lớn các hộ dân ở thôn Dạ đều biết cách vệ sinh chuồng trại, phòng, chống dịch bệnh đúng cách cho đàn gia súc, gia cầm. Nếu trâu, bò không may mắc bệnh, các hộ có thể tự chẩn đoán, mua thuốc và tiêm phòng mà không cần sự trợ giúp của cán bộ thú y”.
Với số lượng đàn gia súc lên tới vài trăm con, để chủ động nguồn thức ăn trong chăn nuôi, ngoài tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như: cây ngô, khoai, sắn..., người dân trong thôn còn trồng thêm 28 ha cỏ voi.
Năm 2021, đã có 7 hộ dân ở thôn Dạ được nhận hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để phát triển chăn nuôi trâu, bò theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh. Trước đó, năm 2017 đã có 10 hộ được nhận mức hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ để phát triển chăn nuôi. Đây thực sự là nguồn động lực để các hộ dân thôn Dạ có thêm cơ hội mở rộng quy mô sản xuất theo hướng hàng hóa, góp phần tăng trưởng đàn gia súc của huyện và tăng thu nhập cho gia đình.
Để hỗ trợ nhau trong phát triển chăn nuôi, từ năm 2020, thôn Dạ đã thành lập Tổ hợp tác Chăn nuôi trâu, bò với gần 10 hộ tham gia; trong đó, hộ ít nhất cũng có 10 con trâu, bò. Từ khi thành lập đến nay, các thành viên trong Tổ hợp tác thường xuyên trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong chăn nuôi; tiếp cận ứng dụng khoa học, kỹ thuật, tiếp cận thị trường; tăng cường liên kết... Qua đó, không chỉ giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới mà còn lan tỏa tinh thần thi đua phát triển sản xuất tới các hộ dân trong thôn, xã.
Theo ước tính, tổng thu nhập hàng năm của các hộ chăn nuôi trâu, bò ở thôn Dạ lên tới vài tỷ đồng. Nhờ đó, đời sống người trong thôn đã có nhiều đổi thay rõ nét; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của thôn giảm nhanh; tỷ lệ hộ khá, giàu ngày một tăng. Đây chính là cơ sở để nhân dân thôn Dạ tiếp tục đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò theo hướng bền vững, trở thành ngành sản xuất chính của địa phương trong tương lai.