Năm 2022, tỉnh đặt mục tiêu giảm 4,04% hộ nghèo so với năm 2021, tức là giảm 8.698 hộ (tăng hơn 3.000 hộ).
Nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải phát triển diện tích cây lạc đỏ từ nguồn giống được tỉnh hỗ trợ.
Thực hiện mục tiêu này, tỉnh yêu cầu các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế, nguyên nhân nghèo, nhu cầu của từng hộ nghèo để xây dựng phương án cụ thể, khả thi nhằm hỗ trợ các hộ thoát nghèo, đảm bảo kết quả thoát nghèo thực chất, bền vững.
Theo chuẩn nghèo đa chiều mới, tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 trên địa bàn tỉnh là 39.721 hộ, tăng gần 4 lần so với chuẩn nghèo cũ. Nguyên nhân của sự chênh lệch lớn này là do chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 quy định việc xác định hộ nghèo phải đáp ứng cả 2 tiêu chí thiếu hụt về thu nhập và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Theo đó, tiêu chí về thu nhập khu vực nông thôn tăng lên 1,5 triệu đồng/người/tháng; khu vực thành thị 2 triệu đồng/người/tháng (chuẩn cũ lần lượt là 700.000 đồng và 900.000 đồng/người/tháng). Việc tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản tăng từ 5 lên 6 dịch vụ, bổ sung dịch vụ về việc làm gồm 2 chỉ số: việc làm, người phụ thuộc trong hộ gia đình.
Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản tăng lên 12 chỉ số thay vì 10 chỉ số theo tiêu chuẩn cũ. Chuẩn nghèo mới được cho là thách thức trong công tác xóa đói giảm nghèo ở nhiều địa phương khi tỷ lệ hộ nghèo sẽ tăng cao; thậm chí, nhiều hộ dù đã thoát nghèo những năm trước, nhưng khi áp vào các tiêu chí của giai đoạn mới lại rơi về diện nghèo.
Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để ngành chức năng nhìn nhận đúng bản chất, nguyên nhân dẫn đến đói nghèo; từ đó, có thêm nhiều giải pháp và cách tiếp cận để thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo một cách thực chất và bền vững.
Để giảm nghèo hiệu quả phải bám vào thực tế số hộ nghèo và nguyên nhân nghèo của từng hộ để tìm ra giải pháp. Bởi vậy, tỉnh đã và đang tiến hành rà soát, xác định nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo của các hộ nghèo; phân tích hiện trạng thiếu hụt các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản hộ nghèo, hộ cận nghèo của toàn tỉnh, từng huyện, từng xã, từng thôn, bản.
Theo đó, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo của tỉnh ta là do: 41,3% không có vốn sản xuất, lần lượt 21,9%, 18,06%, 21,6% là do không có đất sản xuất, không có kiến thức, kỹ năng lao động sản xuất… Chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản chủ yếu là ở việc làm, bảo hiểm y tế, nhà tiêu hợp vệ sinh, chất lượng nhà ở, người phụ thuộc…
Những phân tích đó, sẽ là căn cứ để tỉnh có các chính sách, giải pháp hỗ trợ hộ nghèo phù hợp, thiết thực với các cách làm sáng tạo, linh hoạt, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc, những điểm nghẽn, hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo.
Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, cùng với những bài học kinh nghiệm giảm nghèo của giai đoạn trước, tỉnh sẽ tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền nhằm huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo; trong đó, tiếp tục phân công 52 ban, ngành, sở, tổ chức hội, đoàn thể tỉnh tuyên truyền, hỗ trợ, giúp đỡ 960 hộ nghèo tại 59 xã đặc biệt khó khăn và 5 xã có thôn đặc biệt khó khăn thoát nghèo; triển khai thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ nhằm tạo điều kiện để người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, đảm bảo chính sách an sinh xã hội, nâng dần điều kiện sống, mức sống và chất lượng cuộc sống của các hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, chống tái nghèo.
Đặc biệt, quan tâm thực hiện các giải pháp để tăng khả năng tiếp cận chiều dịch vụ việc làm (chiều được bổ sung trong chuẩn mới), phấn đấu 100% người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo được hỗ trợ đào tạo nghề, kết nối cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm.
Cùng đó, tăng cường thực hiện đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho hộ nghèo, cận nghèo; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giảm nghèo bền vững, khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo của người dân...
Dự kiến tổng kinh phí triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2022 trên toàn tỉnh là 3.359 tỷ đồng.
Theo Báo Yên Bái
Năm 2022, tỉnh đặt mục tiêu giảm 4,04% hộ nghèo so với năm 2021, tức là giảm 8.698 hộ (tăng hơn 3.000 hộ).Thực hiện mục tiêu này, tỉnh yêu cầu các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế, nguyên nhân nghèo, nhu cầu của từng hộ nghèo để xây dựng phương án cụ thể, khả thi nhằm hỗ trợ các hộ thoát nghèo, đảm bảo kết quả thoát nghèo thực chất, bền vững.
Theo chuẩn nghèo đa chiều mới, tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 trên địa bàn tỉnh là 39.721 hộ, tăng gần 4 lần so với chuẩn nghèo cũ. Nguyên nhân của sự chênh lệch lớn này là do chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 quy định việc xác định hộ nghèo phải đáp ứng cả 2 tiêu chí thiếu hụt về thu nhập và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Theo đó, tiêu chí về thu nhập khu vực nông thôn tăng lên 1,5 triệu đồng/người/tháng; khu vực thành thị 2 triệu đồng/người/tháng (chuẩn cũ lần lượt là 700.000 đồng và 900.000 đồng/người/tháng). Việc tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản tăng từ 5 lên 6 dịch vụ, bổ sung dịch vụ về việc làm gồm 2 chỉ số: việc làm, người phụ thuộc trong hộ gia đình.
Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản tăng lên 12 chỉ số thay vì 10 chỉ số theo tiêu chuẩn cũ. Chuẩn nghèo mới được cho là thách thức trong công tác xóa đói giảm nghèo ở nhiều địa phương khi tỷ lệ hộ nghèo sẽ tăng cao; thậm chí, nhiều hộ dù đã thoát nghèo những năm trước, nhưng khi áp vào các tiêu chí của giai đoạn mới lại rơi về diện nghèo.
Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để ngành chức năng nhìn nhận đúng bản chất, nguyên nhân dẫn đến đói nghèo; từ đó, có thêm nhiều giải pháp và cách tiếp cận để thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo một cách thực chất và bền vững.
Để giảm nghèo hiệu quả phải bám vào thực tế số hộ nghèo và nguyên nhân nghèo của từng hộ để tìm ra giải pháp. Bởi vậy, tỉnh đã và đang tiến hành rà soát, xác định nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo của các hộ nghèo; phân tích hiện trạng thiếu hụt các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản hộ nghèo, hộ cận nghèo của toàn tỉnh, từng huyện, từng xã, từng thôn, bản.
Theo đó, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo của tỉnh ta là do: 41,3% không có vốn sản xuất, lần lượt 21,9%, 18,06%, 21,6% là do không có đất sản xuất, không có kiến thức, kỹ năng lao động sản xuất… Chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản chủ yếu là ở việc làm, bảo hiểm y tế, nhà tiêu hợp vệ sinh, chất lượng nhà ở, người phụ thuộc…
Những phân tích đó, sẽ là căn cứ để tỉnh có các chính sách, giải pháp hỗ trợ hộ nghèo phù hợp, thiết thực với các cách làm sáng tạo, linh hoạt, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc, những điểm nghẽn, hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo.
Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, cùng với những bài học kinh nghiệm giảm nghèo của giai đoạn trước, tỉnh sẽ tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền nhằm huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo; trong đó, tiếp tục phân công 52 ban, ngành, sở, tổ chức hội, đoàn thể tỉnh tuyên truyền, hỗ trợ, giúp đỡ 960 hộ nghèo tại 59 xã đặc biệt khó khăn và 5 xã có thôn đặc biệt khó khăn thoát nghèo; triển khai thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ nhằm tạo điều kiện để người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, đảm bảo chính sách an sinh xã hội, nâng dần điều kiện sống, mức sống và chất lượng cuộc sống của các hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, chống tái nghèo.
Đặc biệt, quan tâm thực hiện các giải pháp để tăng khả năng tiếp cận chiều dịch vụ việc làm (chiều được bổ sung trong chuẩn mới), phấn đấu 100% người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo được hỗ trợ đào tạo nghề, kết nối cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm.
Cùng đó, tăng cường thực hiện đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho hộ nghèo, cận nghèo; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giảm nghèo bền vững, khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo của người dân...
Dự kiến tổng kinh phí triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2022 trên toàn tỉnh là 3.359 tỷ đồng.