CTTĐT - Trong những năm qua, phong trào "Xung kích tham gia phát triển kinh tế" trên địa bàn tỉnh Yên Bái được các cấp bộ Đoàn trong tỉnh phát động mạnh mẽ, tạo động lực để đoàn viên thanh niên (ĐVTN) mạnh dạn thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Từ đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương ĐVTN làm kinh tế giỏi, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Anh Bồ Xuân Tân, thôn 3B – xã Việt Cường – huyện Trấn Yên – tỉnh Yên Bái là một tấm gương điển hình với mô hình phát triển kinh tế VACR, mỗi năm cho thu nhập trên 350 triệu đồng.
Tốt nghiệp trường sư phạm, tình nguyện lên công tác tại vùng cao huyện Mù Cang Chải. Năm 2011, do hoàn cảnh gia đình anh đã tạm rời xa bục giảng về tham gia phát triển kinh tế cùng gia đình. Với 27 ha đất rừng, trên 1 ha diện tích ao, anh đã mạnh dạn đầu tư trồng cây, thả cá, chăn nuôi lợn. Những ngày đầu thực hiện, anh đã gặp không ít thất bại trong chăn nuôi, trồng trọt.
Đứng dậy sau những lần vấp ngã
Bắt đầu làm kinh tế anh cũng gặp thiệt hại rất lớn. Tuy nhiên với sức trẻ, bản lĩnh và ý chí thoát nghèo Tân quyết không bỏ cuộc. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến thất bại anh đã phát hiện ra rằng do thiếu vốn, kinh nghiệm trong sản xuất; xuất phát điểm của con giống chất lượng không cao… Tân đã tự mua sách nghiên cứu, đồng thời tham gia các lớp tập huấn do Đoàn tổ chức và trực tiếp xuống Hải Dương tìm cho mình giống lợn đảm bảo với yêu cầu của thị trường, mạnh dạn đầu tư kỹ thuật tiên tiến đưa vào sản xuất. Hiện nay, lúc nào trong chuồng của anh cũng có khoảng 50 con lợn nái và lợn bột .
Không chỉ sở hữu một đàn lợn khỏe mạnh, cho năng suất cao, Tân còn tận dụng diện tích ao hồ vốn có để nuôi thả cá với các loại cá như trắm, chép, trôi…Mỗi năm thu hoạch trên 3,5 tấn.
Ngoài ra, anh trồng keo, quế, mỡ trên đất rừng để cung cấp cho các xưởng bóc gỗ của ĐVTN trên địa bàn xã. Đồng thời kết hợp trồng trên 200 gốc cây ăn quả Thanh Long cho thu nhập từ 1 đến 1,5 tấn/năm.
Anh Tân cho biết: "Nhiều lần vấp ngã tôi cũng có ý định bỏ cuộc chuyển sang hướng phát triển kinh tế khác. Nhưng được sự quan tâm của chính quyền đặc biệt là tổ chức Đoàn tôi lại có thêm động lực để tiếp tục công việc".
Đồng hành cùng ĐVTN
Không chỉ vận dụng những kiến thức thu được trong quá trình học tập vào thực tế, Tân còn nhiệt tình hướng dẫn những người xung quanh và ĐVTN của xã trong các buổi sinh hoạt chi đoàn. Những ai có ý định hoặc đang theo đuổi mô hình của anh, anh đều hướng dẫn rất tỉ mỉ, chu đáo, động viên mọi người cùng làm kinh tế để cải thiện cuộc sống, vươn lên làm giàu chính đáng.
Anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động là ĐVTN trong xã với mức thu nhập 3,5 triệu đồng/tháng và trên 10 lao động theo thời vụ.
Từ khi mô hình kinh tế VACR của Tân hoạt động ổn định, cho thu nhập, anh cùng BCH đoàn xã vận động được trên 10 ĐVTN ly hương về tham gia phát triển kinh tế làm giàu trên mảnh đất quê hương – Đồng chí Phạm Quốc Dân, Bí thư Đoàn xã Việt Cường cho biết.
Thời gian tới, Tân tiếp tục xây dựng kế hoạch quy hoạch lại khu vực chăn nuôi nâng tổng số đàn lợn lên trên 100 con và ươm cá giống, chuyển đổi một phần đất trồng keo sang trồng quế.
Với ý chí và nghị lực, bàn tay và khối óc dám nghĩ, dám làm, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương, anh Tân đã thật sự trở thành tấm gương thanh niên tiêu biểu về phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo trong các cấp bộ Đoàn trên địa bàn xã Việt Cường nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng.
Minh Quang - Tỉnh đoàn Yên Bái
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, phong trào "Xung kích tham gia phát triển kinh tế" trên địa bàn tỉnh Yên Bái được các cấp bộ Đoàn trong tỉnh phát động mạnh mẽ, tạo động lực để đoàn viên thanh niên (ĐVTN) mạnh dạn thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Từ đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương ĐVTN làm kinh tế giỏi, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Anh Bồ Xuân Tân, thôn 3B – xã Việt Cường – huyện Trấn Yên – tỉnh Yên Bái là một tấm gương điển hình với mô hình phát triển kinh tế VACR, mỗi năm cho thu nhập trên 350 triệu đồng.
Tốt nghiệp trường sư phạm, tình nguyện lên công tác tại vùng cao huyện Mù Cang Chải. Năm 2011, do hoàn cảnh gia đình anh đã tạm rời xa bục giảng về tham gia phát triển kinh tế cùng gia đình. Với 27 ha đất rừng, trên 1 ha diện tích ao, anh đã mạnh dạn đầu tư trồng cây, thả cá, chăn nuôi lợn. Những ngày đầu thực hiện, anh đã gặp không ít thất bại trong chăn nuôi, trồng trọt.
Đứng dậy sau những lần vấp ngã
Bắt đầu làm kinh tế anh cũng gặp thiệt hại rất lớn. Tuy nhiên với sức trẻ, bản lĩnh và ý chí thoát nghèo Tân quyết không bỏ cuộc. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến thất bại anh đã phát hiện ra rằng do thiếu vốn, kinh nghiệm trong sản xuất; xuất phát điểm của con giống chất lượng không cao… Tân đã tự mua sách nghiên cứu, đồng thời tham gia các lớp tập huấn do Đoàn tổ chức và trực tiếp xuống Hải Dương tìm cho mình giống lợn đảm bảo với yêu cầu của thị trường, mạnh dạn đầu tư kỹ thuật tiên tiến đưa vào sản xuất. Hiện nay, lúc nào trong chuồng của anh cũng có khoảng 50 con lợn nái và lợn bột .
Không chỉ sở hữu một đàn lợn khỏe mạnh, cho năng suất cao, Tân còn tận dụng diện tích ao hồ vốn có để nuôi thả cá với các loại cá như trắm, chép, trôi…Mỗi năm thu hoạch trên 3,5 tấn.
Ngoài ra, anh trồng keo, quế, mỡ trên đất rừng để cung cấp cho các xưởng bóc gỗ của ĐVTN trên địa bàn xã. Đồng thời kết hợp trồng trên 200 gốc cây ăn quả Thanh Long cho thu nhập từ 1 đến 1,5 tấn/năm.
Anh Tân cho biết: "Nhiều lần vấp ngã tôi cũng có ý định bỏ cuộc chuyển sang hướng phát triển kinh tế khác. Nhưng được sự quan tâm của chính quyền đặc biệt là tổ chức Đoàn tôi lại có thêm động lực để tiếp tục công việc".
Đồng hành cùng ĐVTN
Không chỉ vận dụng những kiến thức thu được trong quá trình học tập vào thực tế, Tân còn nhiệt tình hướng dẫn những người xung quanh và ĐVTN của xã trong các buổi sinh hoạt chi đoàn. Những ai có ý định hoặc đang theo đuổi mô hình của anh, anh đều hướng dẫn rất tỉ mỉ, chu đáo, động viên mọi người cùng làm kinh tế để cải thiện cuộc sống, vươn lên làm giàu chính đáng.
Anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động là ĐVTN trong xã với mức thu nhập 3,5 triệu đồng/tháng và trên 10 lao động theo thời vụ.
Từ khi mô hình kinh tế VACR của Tân hoạt động ổn định, cho thu nhập, anh cùng BCH đoàn xã vận động được trên 10 ĐVTN ly hương về tham gia phát triển kinh tế làm giàu trên mảnh đất quê hương – Đồng chí Phạm Quốc Dân, Bí thư Đoàn xã Việt Cường cho biết.
Thời gian tới, Tân tiếp tục xây dựng kế hoạch quy hoạch lại khu vực chăn nuôi nâng tổng số đàn lợn lên trên 100 con và ươm cá giống, chuyển đổi một phần đất trồng keo sang trồng quế.
Với ý chí và nghị lực, bàn tay và khối óc dám nghĩ, dám làm, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương, anh Tân đã thật sự trở thành tấm gương thanh niên tiêu biểu về phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo trong các cấp bộ Đoàn trên địa bàn xã Việt Cường nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng.