Quỹ hỗ trợ nông dân là một trong những nguồn tín dụng trợ giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo ở các địa phương. Từ nguồn vốn vay này, nhiều gia đình hội viên nông dân ở Trấn Yên có hoàn cảnh khó khăn đã xây dựng được các mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững, vươn lên ổn định cuộc sống và có những đóng góp tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Mô hình dưa lê Hàn Quốc cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Báo Đáp.
Nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, anh Nguyễn Cao Thường ở xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã triển khai thực hiện mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc, dưa lê Cẩm Ngọc trong nhà lưới ở thôn Ngòi Hóp với quy mô gần 3.000 m2.
Thực hiện mô hình này, anh Thường đã được vay 100 triệu đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân để đầu tư hệ thống nhà lưới và hệ thống tưới nước tự động. Hệ thống nhà lưới có ưu điểm vượt trội giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập, chủ động chế độ dinh dưỡng, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học nên đảm bảo sản phẩm an toàn, giảm chi phí sản xuất.
Đối với hệ thống tưới, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động ứng dụng từ công nghệ thủy canh, nước được tưới nhỏ giọt tới từng gốc cây. Hệ thống tưới tự động, chính xác cho mỗi cây nên dưa phát triển đồng đều. Hiện tại, mô hình trồng dưa có tổng diện tích gần 3.000m2 với hơn 5.000 gốc dưa theo cách gối vụ, sản lượng thu hoạch đạt bình quân 5 - 6 tấn/vụ, giá bán từ 40-50 nghìn đồng/kg.
Anh Nguyễn Cao Thường chia sẻ: "Khi bắt tay vào xây dựng mô hình thì gia đình tôi gặp nhiều khó khăn về đất sản xuất vì chúng tôi cần diện tích đất rộng tập trung, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và một số hộ dân nên chúng tôi đã được tạo điều kiện cho thuê đất sản xuất. Bên cạnh đó, chúng tôi còn được Hội nông dân cho vay một phần vốn từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân để đầu tư mở rộng nhà lưới và hệ thống tưới nước. Trong thời gian tới, chúng tôi đang hướng tới việc mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời xây dựng sản phẩm của mình đạt tiêu chuẩn OCOP để nâng các giá trị thu nhập.”
Không riêng gì gia đình anh Thường mà nhiều hộ hội viên nông dân ở xã Báo Đáp đã được vay vốn từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân để đầu tư, xây dựng nhà xưởng, mô hình phát triển sản xuất. Điển hình như trong chương trình phát triển dâu tằm, trên địa bàn xã đã có 10 hộ dân được vay vồn từ nguồn vốn này với tổng số tiền 500 triệu đồng để thuê đất trồng dâu, mua phân bón, xây dựng nhà tằm và đầu tư các dụng cụ nuôi tằm.
Chị Ngô Thị Thúy Vân - Chủ tịch Hội nông dân xã Báo Đáp cho biết: "Từ vốn vay của quỹ hỗ trợ nông dân với mức vay 50 triệu đồng/hộ đã giúp cho nhiều hội viên nông dân trong xã có nguồn vốn để hỗ trợ trong đầu tư ban đầu. Sau khi đưa vào hoạt động các hộ đã mở rộng được diện tích trồng dâu, mở rộng nhà nuôi tằm và tăng sản lượng kén tằm, từ đó đêm lại thu nhập ổn định mỗi lao động đạt 5-6 triệu đồng/tháng”.
Quỹ hỗ trợ nông dân được hoạt động với phương châm "phi lợi nhuận”, trở thành kênh tín dụng trợ giúp nông dân vay vốn với lãi suất thấp, ưu đãi để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Chính vì vậy, thời gian qua từ nguồn vốn vay Quỹ hỗ trợ nông dân đã góp phần xây dựng được nhiều mô hình hiệu quả cao.
Hiện nay, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện Trấn Yên hiện đang quản lý là hơn 1,4 tỷ đồng, trong đó: nguồn vốn ngân sách huyện cấp là 600 triệu đồng; nguồn vốn cán bộ, hội viên, nông dân đóng góp là hơn 850 triệu đồng. Đến hết tháng 7/2022, quỹ Hỗ trợ nông dân thực hiện cho vay 10 dự án, với tổng số 37 hộ, số tiền giải ngân 1.290 triệu đồng.
Ngoài ra, Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện nhận ủy thác thực hiện 4 dự án nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương và tỉnh triển khai cho 57 hộ vay, số tiền 2,85 tỷ đồng tại các xã Hồng Ca, Việt Thành, Việt Cường, Minh Quán.
Trong đó tập trung thực hiện các mô hình sản xuất như: trồng dâu, nuôi tằm, chăn nuôi trâu, bò sinh sản, trồng và chăm sóc tre măng Bát Độ, chăn nuôi gia cầm. Cùng với đó, Hội nông dân huyện đã phối hợp với các đơn vị chức năng đẩy mạnh tuyên truyền về nguồn vốn và vận động hội viên, nông dân vay vốn để đầu tư phát triển các mô hình kinh tế. Kết hợp với cho vay vốn, mở các lớp tập huấn, lớp học nghề về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt và chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới cho hội viên được vay.
Bà Nguyễn Thị Phương Đông - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trấn Yên cho biết thêm: "Sau khi hoàn thành vòng vay vốn, các dự án đã cơ bản đạt được hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, nâng mức thu nhập bình quân của các hộ gia đình tham gia dự án lên 200 - 300 triệu đồng/năm. Một số mô hình đạt được mức thu nhập bình quân từ 450 - 500 triệu đồng/năm".
Từ đó góp phần tạo thêm nguồn lực cho nông dân mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Đồng thời, góp phần tích cực thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, sản xuất các sản phẩm chủ lực của địa phương; các hộ được hỗ trợ từ các dự án tích cực đóng góp xây dựng nông thôn mới.
Với những cách làm hiệu quả, trong thời gian tới, Hội Nông dân huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác rà soát số hộ hội viên cần được vay vốn. Đồng thời, đẩy mạnh việc phối hợp với các đơn vị tạo điều kiện giúp đỡ hội viên; xây dựng các dự án mới, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế tại địa phương, giúp hội viên vươn lên làm giàu, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Theo Báo Yên Bái
Quỹ hỗ trợ nông dân là một trong những nguồn tín dụng trợ giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo ở các địa phương. Từ nguồn vốn vay này, nhiều gia đình hội viên nông dân ở Trấn Yên có hoàn cảnh khó khăn đã xây dựng được các mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững, vươn lên ổn định cuộc sống và có những đóng góp tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.Nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, anh Nguyễn Cao Thường ở xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã triển khai thực hiện mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc, dưa lê Cẩm Ngọc trong nhà lưới ở thôn Ngòi Hóp với quy mô gần 3.000 m2.
Thực hiện mô hình này, anh Thường đã được vay 100 triệu đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân để đầu tư hệ thống nhà lưới và hệ thống tưới nước tự động. Hệ thống nhà lưới có ưu điểm vượt trội giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập, chủ động chế độ dinh dưỡng, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học nên đảm bảo sản phẩm an toàn, giảm chi phí sản xuất.
Đối với hệ thống tưới, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động ứng dụng từ công nghệ thủy canh, nước được tưới nhỏ giọt tới từng gốc cây. Hệ thống tưới tự động, chính xác cho mỗi cây nên dưa phát triển đồng đều. Hiện tại, mô hình trồng dưa có tổng diện tích gần 3.000m2 với hơn 5.000 gốc dưa theo cách gối vụ, sản lượng thu hoạch đạt bình quân 5 - 6 tấn/vụ, giá bán từ 40-50 nghìn đồng/kg.
Anh Nguyễn Cao Thường chia sẻ: "Khi bắt tay vào xây dựng mô hình thì gia đình tôi gặp nhiều khó khăn về đất sản xuất vì chúng tôi cần diện tích đất rộng tập trung, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và một số hộ dân nên chúng tôi đã được tạo điều kiện cho thuê đất sản xuất. Bên cạnh đó, chúng tôi còn được Hội nông dân cho vay một phần vốn từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân để đầu tư mở rộng nhà lưới và hệ thống tưới nước. Trong thời gian tới, chúng tôi đang hướng tới việc mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời xây dựng sản phẩm của mình đạt tiêu chuẩn OCOP để nâng các giá trị thu nhập.”
Không riêng gì gia đình anh Thường mà nhiều hộ hội viên nông dân ở xã Báo Đáp đã được vay vốn từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân để đầu tư, xây dựng nhà xưởng, mô hình phát triển sản xuất. Điển hình như trong chương trình phát triển dâu tằm, trên địa bàn xã đã có 10 hộ dân được vay vồn từ nguồn vốn này với tổng số tiền 500 triệu đồng để thuê đất trồng dâu, mua phân bón, xây dựng nhà tằm và đầu tư các dụng cụ nuôi tằm.
Chị Ngô Thị Thúy Vân - Chủ tịch Hội nông dân xã Báo Đáp cho biết: "Từ vốn vay của quỹ hỗ trợ nông dân với mức vay 50 triệu đồng/hộ đã giúp cho nhiều hội viên nông dân trong xã có nguồn vốn để hỗ trợ trong đầu tư ban đầu. Sau khi đưa vào hoạt động các hộ đã mở rộng được diện tích trồng dâu, mở rộng nhà nuôi tằm và tăng sản lượng kén tằm, từ đó đêm lại thu nhập ổn định mỗi lao động đạt 5-6 triệu đồng/tháng”.
Quỹ hỗ trợ nông dân được hoạt động với phương châm "phi lợi nhuận”, trở thành kênh tín dụng trợ giúp nông dân vay vốn với lãi suất thấp, ưu đãi để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Chính vì vậy, thời gian qua từ nguồn vốn vay Quỹ hỗ trợ nông dân đã góp phần xây dựng được nhiều mô hình hiệu quả cao.
Hiện nay, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện Trấn Yên hiện đang quản lý là hơn 1,4 tỷ đồng, trong đó: nguồn vốn ngân sách huyện cấp là 600 triệu đồng; nguồn vốn cán bộ, hội viên, nông dân đóng góp là hơn 850 triệu đồng. Đến hết tháng 7/2022, quỹ Hỗ trợ nông dân thực hiện cho vay 10 dự án, với tổng số 37 hộ, số tiền giải ngân 1.290 triệu đồng.
Ngoài ra, Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện nhận ủy thác thực hiện 4 dự án nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương và tỉnh triển khai cho 57 hộ vay, số tiền 2,85 tỷ đồng tại các xã Hồng Ca, Việt Thành, Việt Cường, Minh Quán.
Trong đó tập trung thực hiện các mô hình sản xuất như: trồng dâu, nuôi tằm, chăn nuôi trâu, bò sinh sản, trồng và chăm sóc tre măng Bát Độ, chăn nuôi gia cầm. Cùng với đó, Hội nông dân huyện đã phối hợp với các đơn vị chức năng đẩy mạnh tuyên truyền về nguồn vốn và vận động hội viên, nông dân vay vốn để đầu tư phát triển các mô hình kinh tế. Kết hợp với cho vay vốn, mở các lớp tập huấn, lớp học nghề về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt và chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới cho hội viên được vay.
Bà Nguyễn Thị Phương Đông - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trấn Yên cho biết thêm: "Sau khi hoàn thành vòng vay vốn, các dự án đã cơ bản đạt được hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, nâng mức thu nhập bình quân của các hộ gia đình tham gia dự án lên 200 - 300 triệu đồng/năm. Một số mô hình đạt được mức thu nhập bình quân từ 450 - 500 triệu đồng/năm".
Từ đó góp phần tạo thêm nguồn lực cho nông dân mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Đồng thời, góp phần tích cực thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, sản xuất các sản phẩm chủ lực của địa phương; các hộ được hỗ trợ từ các dự án tích cực đóng góp xây dựng nông thôn mới.
Với những cách làm hiệu quả, trong thời gian tới, Hội Nông dân huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác rà soát số hộ hội viên cần được vay vốn. Đồng thời, đẩy mạnh việc phối hợp với các đơn vị tạo điều kiện giúp đỡ hội viên; xây dựng các dự án mới, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế tại địa phương, giúp hội viên vươn lên làm giàu, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.