Nhờ triển khai hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân huyện Mù Cang Chải từng bước được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng khang trang, góp phần giảm nghèo bền vững.
Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải tham quan mô hình trồng rau ở xã Nậm Khắt.
Gia đình ông Ngân Văn Trường ở bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt là một trong những hộ được hỗ trợ theo Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh. Ông Trường cho biết: "Gia đình tôi lên đây làm kinh tế đã nhiều năm nay, nhưng do dân thưa thớt nên bán hàng tạp hóa không được bao nhiêu, lại không có đất để sản xuất. Năm vừa qua, nhờ Nghị quyết 69, tôi đã mạnh dạn đầu tư mở rộng chăn nuôi lợn với quy mô 3 lợn nái và 20 lợn thịt kết hợp nuôi thêm gà vịt và nấu rượu.
Nhờ đó, gia đình tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo”. Sau gần 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 69, xã Nậm Khắt có 60 hộ đăng ký tham gia xây dựng mô hình với 37 mô hình chăn nuôi lợn, 18 mô hình chăn nuôi trâu, bò và 5 mô hình chăn nuôi dê đều đang hoạt động hiệu quả.
Hiện, xã có 17 hộ tham gia trồng hoa hồng Pháp và rau su su với tổng diện tích chuyển đổi trên 42 ha. Ngoài ra, người dân ở các bản Nậm Khắt, Lả Khắt, Páo Khắt, Hua Khắt và Làng Sang còn phát triển trồng cây ăn quả.
Riêng năm 2022, người dân đã trồng mới trên 30 ha hồng không hạt và 17 ha táo ghép; chăm sóc bảo vệ tốt các diện tích cây sơn tra, thảo quả, chè Shan hiện có và phát triển dịch vụ du lịch... Nhờ đó, thu nhập của nhân dân được cải thiện. Hết năm 2022, xã giảm được 167 hộ nghèo đạt tỷ lệ 121,8% so với kế hoạch đầu năm.
Đối với xã Lao Chải, cấp ủy, chính quyền địa phương cũng tuyên truyền người dân tích cực tham gia đóng góp công sức xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế. Nhờ vậy, hệ thống đường giao thông nông thôn của Lao Chải cơ bản đảm bảo xe máy lưu thông bốn mùa đến tất cả các bản.
Trong phát triển kinh tế, từ các chính sách hỗ trợ, nhiều hộ mạnh dạn vươn lên phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, Lao Chải có 23 mô hình chăn nuôi cho hiệu quả cao gồm: 8 mô hình chăn nuôi trâu, bò với quy mô 10 con trở lên và 15 mô hình nuôi lợn từ 20 con trở lên cùng hàng chục hộ khác có mô hình chăn nuôi gà đen bản địa, trồng sơn tra, thảo quả mỗi năm cho thu nhập từ 15 đến 30 triệu đồng/hộ.
Ông Giàng A Lử - Chủ tịch UBND xã Lao Chải cho biết: "Là xã có địa bàn rộng, đông dân, đầu năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của Lao Chải còn 50%. Cùng với vận động nhân dân sử dụng hiệu quả các chính sách hỗ trợ, nguồn vốn vay ưu đãi vào đầu tư phát triển kinh tế gia đình, bà con cũng tích cực giúp đỡ nhau về cây, con giống, kinh nghiệm sản xuất; giúp nhau ngày công lao động tu sửa, làm nhà mới… Nhờ đó, Lao Chải giảm được 116 hộ nghèo trong năm 2022”.
Ngoài ra, Mù Cang Chải phát huy hiệu quả thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên đẹp kết hợp với văn hóa đặc sắc của người Mông, người Thái để phát triển du lịch. Riêng năm 2022, Mù Cang Chải đã đón trên 350.000 lượt khách trong và ngoài nước, mang lại doanh thu ước đạt 270 tỷ đồng.
Người dân còn tích cực chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi nâng tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản đạt 560 tỷ đồng; giá trị bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 434,2 tỷ đồng; thành lập mới 8 doanh nghiệp, 138 tổ hợp tác; kiên cố hóa 82,59 km đường giao thông nông thôn; tạo việc làm mới cho lao động 1.294 lao động... Nhờ đó, toàn huyện giảm được 1.247 hộ nghèo.
Thời gian tới, Mù Cang Chải tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với các địa phương đưa một số cây trồng như: hoa hồng, cải mầm đá, lê Đài Loan, hồng giòn... vào trồng thử nghiệm thêm tại một số xã có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích cũng như nâng cao nguồn thu của người dân. Qua đó, tạo tiền đề cho huyện Mù Cang Chải thực hiện thắng lợi chỉ tiêu giảm nghèo, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo và đến năm 2030 không còn là huyện nghèo.
Theo Báo Yên Bái
Nhờ triển khai hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân huyện Mù Cang Chải từng bước được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng khang trang, góp phần giảm nghèo bền vững.Gia đình ông Ngân Văn Trường ở bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt là một trong những hộ được hỗ trợ theo Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh. Ông Trường cho biết: "Gia đình tôi lên đây làm kinh tế đã nhiều năm nay, nhưng do dân thưa thớt nên bán hàng tạp hóa không được bao nhiêu, lại không có đất để sản xuất. Năm vừa qua, nhờ Nghị quyết 69, tôi đã mạnh dạn đầu tư mở rộng chăn nuôi lợn với quy mô 3 lợn nái và 20 lợn thịt kết hợp nuôi thêm gà vịt và nấu rượu.
Nhờ đó, gia đình tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo”. Sau gần 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 69, xã Nậm Khắt có 60 hộ đăng ký tham gia xây dựng mô hình với 37 mô hình chăn nuôi lợn, 18 mô hình chăn nuôi trâu, bò và 5 mô hình chăn nuôi dê đều đang hoạt động hiệu quả.
Hiện, xã có 17 hộ tham gia trồng hoa hồng Pháp và rau su su với tổng diện tích chuyển đổi trên 42 ha. Ngoài ra, người dân ở các bản Nậm Khắt, Lả Khắt, Páo Khắt, Hua Khắt và Làng Sang còn phát triển trồng cây ăn quả.
Riêng năm 2022, người dân đã trồng mới trên 30 ha hồng không hạt và 17 ha táo ghép; chăm sóc bảo vệ tốt các diện tích cây sơn tra, thảo quả, chè Shan hiện có và phát triển dịch vụ du lịch... Nhờ đó, thu nhập của nhân dân được cải thiện. Hết năm 2022, xã giảm được 167 hộ nghèo đạt tỷ lệ 121,8% so với kế hoạch đầu năm.
Đối với xã Lao Chải, cấp ủy, chính quyền địa phương cũng tuyên truyền người dân tích cực tham gia đóng góp công sức xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế. Nhờ vậy, hệ thống đường giao thông nông thôn của Lao Chải cơ bản đảm bảo xe máy lưu thông bốn mùa đến tất cả các bản.
Trong phát triển kinh tế, từ các chính sách hỗ trợ, nhiều hộ mạnh dạn vươn lên phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, Lao Chải có 23 mô hình chăn nuôi cho hiệu quả cao gồm: 8 mô hình chăn nuôi trâu, bò với quy mô 10 con trở lên và 15 mô hình nuôi lợn từ 20 con trở lên cùng hàng chục hộ khác có mô hình chăn nuôi gà đen bản địa, trồng sơn tra, thảo quả mỗi năm cho thu nhập từ 15 đến 30 triệu đồng/hộ.
Ông Giàng A Lử - Chủ tịch UBND xã Lao Chải cho biết: "Là xã có địa bàn rộng, đông dân, đầu năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của Lao Chải còn 50%. Cùng với vận động nhân dân sử dụng hiệu quả các chính sách hỗ trợ, nguồn vốn vay ưu đãi vào đầu tư phát triển kinh tế gia đình, bà con cũng tích cực giúp đỡ nhau về cây, con giống, kinh nghiệm sản xuất; giúp nhau ngày công lao động tu sửa, làm nhà mới… Nhờ đó, Lao Chải giảm được 116 hộ nghèo trong năm 2022”.
Ngoài ra, Mù Cang Chải phát huy hiệu quả thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên đẹp kết hợp với văn hóa đặc sắc của người Mông, người Thái để phát triển du lịch. Riêng năm 2022, Mù Cang Chải đã đón trên 350.000 lượt khách trong và ngoài nước, mang lại doanh thu ước đạt 270 tỷ đồng.
Người dân còn tích cực chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi nâng tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản đạt 560 tỷ đồng; giá trị bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 434,2 tỷ đồng; thành lập mới 8 doanh nghiệp, 138 tổ hợp tác; kiên cố hóa 82,59 km đường giao thông nông thôn; tạo việc làm mới cho lao động 1.294 lao động... Nhờ đó, toàn huyện giảm được 1.247 hộ nghèo.
Thời gian tới, Mù Cang Chải tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với các địa phương đưa một số cây trồng như: hoa hồng, cải mầm đá, lê Đài Loan, hồng giòn... vào trồng thử nghiệm thêm tại một số xã có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích cũng như nâng cao nguồn thu của người dân. Qua đó, tạo tiền đề cho huyện Mù Cang Chải thực hiện thắng lợi chỉ tiêu giảm nghèo, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo và đến năm 2030 không còn là huyện nghèo.