Nhờ triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào từng bước được nâng lên, góp phần để mỗi năm Văn Yên giảm hơn 5% số hộ thoát nghèo bền vững, tạo diện mạo mới trên các miền quê.
Đồng bào vùng dân tộc thiểu số huyện Văn Yên vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế.
Để thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), hàng năm, huyện Văn Yên đã chỉ đạo các cấp, các ngành, đoàn thể phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy mạnh triển khai các chính sách đối với vùng đồng bào DTTS như: Quyết định số 1719 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 612 của Ủy ban Dân tộc về phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ vùng đồng bào DTTS về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự”; phê duyệt danh sách các DTTS gặp khó khăn giai đoạn 2021 - 2025; chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS; Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm, vay vốn ưu đãi cho đồng bào…
Riêng năm 2022, huyện đã đề xuất đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS như: hỗ trợ chuyển đổi nghề để mua sắm công cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông - lâm nghiệp và các nghề khác, kinh phí 2 tỷ 156 triệu đồng; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 1,2 tỷ đồng; phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, kinh phí 15 tỷ 662 triệu đồng; phát triển nông - lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân với số tiền 15 tỷ 385 triệu đồng; mua sắm thiết bị cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú là 5 tỷ 926 triệu đồng; hỗ trợ trang thiết bị cho 14 nhà văn hóa tại 14 thôn vùng DTTS là 657 triệu đồng…
Ông Phương Quốc Khải - Trưởng phòng Phòng Dân tộc huyện cho biết: "Để triển khai thực hiện các chính sách vùng DTTS, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 với tổng vốn được giao là 203 tỷ 976 triệu đồng".
"Năm 2022 tổng vốn là 66 tỷ 228 triệu đồng, trong đó, vốn phát triển là 46 tỷ 646 triệu đồng; vốn sự nghiệp là 19 tỷ 582 triệu đồng. Từ nguồn vốn giao, hàng năm, Phòng Dân tộc đã tham mưu giúp UBND huyện tập trung xây dựng các công trình thuộc các xã khu vực I, khu vực II và cải tạo, nâng cấp chợ nông thôn… mức phân bổ là 1,5 tỷ đồng/xã/năm; đầu tư hỗ trợ thôn ĐBKK là 250 triệu đồng/thôn/năm; đầu tư kiên cố hóa đường đến trung tâm xã chưa được kiên cố hóa, mức đầu tư không quá 1,6 tỷ đồng/km… Từ nguồn kinh phí trên sẽ là động lực để kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện phát triển trong những năm tới…”, ông Khải cho biết thêm.
Bên cạnh các chính sách, nguồn lực đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất, hàng năm, Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện còn triển khai 15 chương trình vay vốn ưu đãi, đã tạo điều kiện cho gần 13.000 hộ là đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, cho vay chương trình nước sạch vệ sinh môi trường, cho vay chương trình giải quyết việc làm, cho vay chương trình hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn… với số tiền trên 652 tỷ đồng phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng đó đã mở 20 lớp dạy nghề cho 600 lao động nông thôn vùng đồng bào DTTS; 10 xã vùng DTTS của huyện như: Xuân Tầm, Châu Quế Thượng, Phong Dụ Hạ, Nà Hẩu, Mỏ Vàng, Lang Thíp, Đại Sơn… được các ngành chức năng rà soát tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân; 29.632 lượt hộ được hưởng chính sách hỗ trợ tiền điện với số tiền gần 5 tỷ đồng; 39.864 người DTTS vùng khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 58.884 lượt học sinh vùng DTTS được hưởng chế độ hỗ trợ học tập, miễn giảm học phí, chế độ ăn trưa cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi… với kinh phí hơn 53 tỷ đồng/năm.
Nhờ triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, chính sách vùng đồng bào DTTS mà đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào từng bước được nâng lên, góp phần để mỗi năm Văn Yên giảm hơn 5% số hộ thoát nghèo bền vững, tạo diện mạo mới trên các miền quê.
Theo Báo Yên Bái
Nhờ triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào từng bước được nâng lên, góp phần để mỗi năm Văn Yên giảm hơn 5% số hộ thoát nghèo bền vững, tạo diện mạo mới trên các miền quê.Để thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), hàng năm, huyện Văn Yên đã chỉ đạo các cấp, các ngành, đoàn thể phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy mạnh triển khai các chính sách đối với vùng đồng bào DTTS như: Quyết định số 1719 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 612 của Ủy ban Dân tộc về phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ vùng đồng bào DTTS về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự”; phê duyệt danh sách các DTTS gặp khó khăn giai đoạn 2021 - 2025; chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS; Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm, vay vốn ưu đãi cho đồng bào…
Riêng năm 2022, huyện đã đề xuất đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS như: hỗ trợ chuyển đổi nghề để mua sắm công cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông - lâm nghiệp và các nghề khác, kinh phí 2 tỷ 156 triệu đồng; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 1,2 tỷ đồng; phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, kinh phí 15 tỷ 662 triệu đồng; phát triển nông - lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân với số tiền 15 tỷ 385 triệu đồng; mua sắm thiết bị cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú là 5 tỷ 926 triệu đồng; hỗ trợ trang thiết bị cho 14 nhà văn hóa tại 14 thôn vùng DTTS là 657 triệu đồng…
Ông Phương Quốc Khải - Trưởng phòng Phòng Dân tộc huyện cho biết: "Để triển khai thực hiện các chính sách vùng DTTS, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 với tổng vốn được giao là 203 tỷ 976 triệu đồng".
"Năm 2022 tổng vốn là 66 tỷ 228 triệu đồng, trong đó, vốn phát triển là 46 tỷ 646 triệu đồng; vốn sự nghiệp là 19 tỷ 582 triệu đồng. Từ nguồn vốn giao, hàng năm, Phòng Dân tộc đã tham mưu giúp UBND huyện tập trung xây dựng các công trình thuộc các xã khu vực I, khu vực II và cải tạo, nâng cấp chợ nông thôn… mức phân bổ là 1,5 tỷ đồng/xã/năm; đầu tư hỗ trợ thôn ĐBKK là 250 triệu đồng/thôn/năm; đầu tư kiên cố hóa đường đến trung tâm xã chưa được kiên cố hóa, mức đầu tư không quá 1,6 tỷ đồng/km… Từ nguồn kinh phí trên sẽ là động lực để kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện phát triển trong những năm tới…”, ông Khải cho biết thêm.
Bên cạnh các chính sách, nguồn lực đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất, hàng năm, Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện còn triển khai 15 chương trình vay vốn ưu đãi, đã tạo điều kiện cho gần 13.000 hộ là đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, cho vay chương trình nước sạch vệ sinh môi trường, cho vay chương trình giải quyết việc làm, cho vay chương trình hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn… với số tiền trên 652 tỷ đồng phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng đó đã mở 20 lớp dạy nghề cho 600 lao động nông thôn vùng đồng bào DTTS; 10 xã vùng DTTS của huyện như: Xuân Tầm, Châu Quế Thượng, Phong Dụ Hạ, Nà Hẩu, Mỏ Vàng, Lang Thíp, Đại Sơn… được các ngành chức năng rà soát tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân; 29.632 lượt hộ được hưởng chính sách hỗ trợ tiền điện với số tiền gần 5 tỷ đồng; 39.864 người DTTS vùng khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 58.884 lượt học sinh vùng DTTS được hưởng chế độ hỗ trợ học tập, miễn giảm học phí, chế độ ăn trưa cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi… với kinh phí hơn 53 tỷ đồng/năm.
Nhờ triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, chính sách vùng đồng bào DTTS mà đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào từng bước được nâng lên, góp phần để mỗi năm Văn Yên giảm hơn 5% số hộ thoát nghèo bền vững, tạo diện mạo mới trên các miền quê.