Thời gian qua, thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ Hội Nông dân (HND) tỉnh đã triển khai các hoạt động: chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT), hỗ trợ vốn vay, xây dựng các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm...
Đồng chí Giàng A Câu - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh (thứ tư bên trái) thăm mô hình trồng cây ăn quả của hội viên, nông dân xã Yên Phú, huyện Văn Yên.
Nhận thức rõ vai trò đồng hành cùng hội viên phát triển nông nghiệp, nông thôn, HND huyện Lục Yên tích cực tuyên truyền, vận động hội viên nông dân (HVND) duy trì, nhân rộng các mô hình, điển hình, ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông sản hàng hóa như: mô hình nuôi ba ba gai sinh sản; nuôi bò thương phẩm và sinh sản, sử dụng đệm lót sinh học; trồng na Đài Loan; trồng và chế biến gỗ rừng; nuôi cá lồng và thâm canh dưa hấu… Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình nông dân tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình, thu nhập cao.
Chị Nguyễn Thị Hà, thôn Làng Hốc, xã An Lạc chia sẻ: "Được HND hỗ trợ nguồn vốn vay, năm 2012 gia đình tôi đã mở rộng thêm diện tích mở xưởng ván bóc, băm răm và mua thêm ô tô vận tải. Hiện, mỗi năm thu nhập của gia đình đạt trên 2 tỷ đồng, tạo việc làm, thu nhập cho 30 lao động địa phương với mức lương 6 - 7 triệu đồng”.
Năm 2022, HND huyện cũng đã thí điểm thành lập "Chi hội nông dân hạnh phúc” tại xã Tân Lĩnh. Tham gia sinh hoạt Chi hội nông dân hạnh phúc, các hội viên đã xây dựng được 1 tổ thu gom rác thải với 30 thành viên, vệ sinh đường làng ngõ xóm luôn sạch sẽ; xây dựng 2 mô hình thắp sáng đường quê với tổng chiều dài 1.500 m và thực hiện thành công 1 tuyến đường nông dân tự quản dài 500 m. Hiệu quả từ mô hình thí điểm này, HND huyện Lục Yên đã thành lập và duy trì 145 tổ hội nghề nghiệp.
Thời gian qua, HND các huyện, thị xã thành phố trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao KHKT phát triển sản xuất, hướng dẫn HVND xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp nâng cao thu nhập cho HVND.
Ông Phan Nguyên Hà - Chủ tịch HND huyện Văn Chấn cho hay: để tăng cường kiến thức KHKT về trồng trọt, chăn nuôi cho hội viên, hàng năm, Hội đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện tổ chức tuyên truyền kỹ thuật phòng, chống rét cho trâu, bò; chăm sóc lúa; phòng trừ sâu bệnh hại cây ăn quả, trồng ngô xuân hè cho các hội viên…
Cùng đó, Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG)” và nhiều chương trình, dự án nhằm hỗ trợ phát triển liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cũng được Hội triển khai để hội viên phát triển kinh tế.
Tham gia hoạch định các cơ chế, chính sách về phát triển nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp, lao động nông thôn chất lượng cao năm 2022, HND tỉnh tiếp tục tập huấn kiến thức KHKT, kỹ năng quản lý, giao dịch trên các sàn thương mại điện tử cho đội ngũ cán bộ, HVND, nhất là các thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác.
Hội cũng tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân, giúp nông dân tham gia xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, sản xuất hàng hóa gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu nông sản.
Với trên 31 tỷ đồng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, HVND đã triển khai thực hiện gần 160 mô hình dự án với trên 800 hộ hội viên phát triển SXKD, vươn lên làm giàu, tạo việc làm cho lao động ở địa phương. Đã có 620 mô hình, dự án sản xuất nông lâm nghiệp được tỉnh và địa phương hỗ trợ; xây dựng 25 dự án liên kết chuỗi giá trị; 1.218 cơ sở phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, đặc sản, hữu cơ.
Ngoài ra, Hội còn phối hợp đưa 108 sản phẩm OCOP và các nông sản tiêu biểu lên sàn thương mại POSTMART, tạo 10.000 tài khoản mua và bán của HVND trên sàn thương mại VOSO.VN và POSTMART.VN. Qua đó, hỗ trợ tiêu thụ được 10.000 tấn nông sản cho nông dân, góp phần giảm 11.278 hộ nghèo trong năm 2022, tương ứng với giảm 5,15% hộ nghèo so với năm 2021.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội, thời gian tới, các cấp HND cũng tăng cường các hoạt động có trọng tâm, trọng điểm, đặt ra mục tiêu cụ thể, hỗ trợ HVND một cách tối đa. Xây dựng, rà soát, bổ sung các chương trình, đề án nhằm thực hiện có hiệu quả việc phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; chương trình công tác năm 2023 và các đề án của Hội.
Chú trọng xây dựng, quản lý, sử dụng hiệu quả Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp; xây dựng, nhân rộng các mô hình điển hình, cách làm hay, sáng tạo của địa phương, cơ sở, doanh nghiệp. Phối hợp với các ngành tuyên truyền vận động HVND thực hiện các chính sách của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
Chủ trì, phối hợp xây dựng các mô hình, dự án phát triển sản xuất, giúp nông dân sản xuất theo chuỗi giá trị, tăng cường hợp tác liên kết sản xuất, trao đổi thông tin về thị trường, giá cả, vật tư, phân bón và các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân, hình thành các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn.
Theo Báo Yên Bái
Thời gian qua, thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ Hội Nông dân (HND) tỉnh đã triển khai các hoạt động: chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT), hỗ trợ vốn vay, xây dựng các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp theo chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm...Nhận thức rõ vai trò đồng hành cùng hội viên phát triển nông nghiệp, nông thôn, HND huyện Lục Yên tích cực tuyên truyền, vận động hội viên nông dân (HVND) duy trì, nhân rộng các mô hình, điển hình, ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông sản hàng hóa như: mô hình nuôi ba ba gai sinh sản; nuôi bò thương phẩm và sinh sản, sử dụng đệm lót sinh học; trồng na Đài Loan; trồng và chế biến gỗ rừng; nuôi cá lồng và thâm canh dưa hấu… Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình nông dân tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình, thu nhập cao.
Chị Nguyễn Thị Hà, thôn Làng Hốc, xã An Lạc chia sẻ: "Được HND hỗ trợ nguồn vốn vay, năm 2012 gia đình tôi đã mở rộng thêm diện tích mở xưởng ván bóc, băm răm và mua thêm ô tô vận tải. Hiện, mỗi năm thu nhập của gia đình đạt trên 2 tỷ đồng, tạo việc làm, thu nhập cho 30 lao động địa phương với mức lương 6 - 7 triệu đồng”.
Năm 2022, HND huyện cũng đã thí điểm thành lập "Chi hội nông dân hạnh phúc” tại xã Tân Lĩnh. Tham gia sinh hoạt Chi hội nông dân hạnh phúc, các hội viên đã xây dựng được 1 tổ thu gom rác thải với 30 thành viên, vệ sinh đường làng ngõ xóm luôn sạch sẽ; xây dựng 2 mô hình thắp sáng đường quê với tổng chiều dài 1.500 m và thực hiện thành công 1 tuyến đường nông dân tự quản dài 500 m. Hiệu quả từ mô hình thí điểm này, HND huyện Lục Yên đã thành lập và duy trì 145 tổ hội nghề nghiệp.
Thời gian qua, HND các huyện, thị xã thành phố trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao KHKT phát triển sản xuất, hướng dẫn HVND xây dựng các mô hình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp nâng cao thu nhập cho HVND.
Ông Phan Nguyên Hà - Chủ tịch HND huyện Văn Chấn cho hay: để tăng cường kiến thức KHKT về trồng trọt, chăn nuôi cho hội viên, hàng năm, Hội đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện tổ chức tuyên truyền kỹ thuật phòng, chống rét cho trâu, bò; chăm sóc lúa; phòng trừ sâu bệnh hại cây ăn quả, trồng ngô xuân hè cho các hội viên…
Cùng đó, Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG)” và nhiều chương trình, dự án nhằm hỗ trợ phát triển liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cũng được Hội triển khai để hội viên phát triển kinh tế.
Tham gia hoạch định các cơ chế, chính sách về phát triển nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp, lao động nông thôn chất lượng cao năm 2022, HND tỉnh tiếp tục tập huấn kiến thức KHKT, kỹ năng quản lý, giao dịch trên các sàn thương mại điện tử cho đội ngũ cán bộ, HVND, nhất là các thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác.
Hội cũng tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân, giúp nông dân tham gia xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, sản xuất hàng hóa gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu nông sản.
Với trên 31 tỷ đồng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, HVND đã triển khai thực hiện gần 160 mô hình dự án với trên 800 hộ hội viên phát triển SXKD, vươn lên làm giàu, tạo việc làm cho lao động ở địa phương. Đã có 620 mô hình, dự án sản xuất nông lâm nghiệp được tỉnh và địa phương hỗ trợ; xây dựng 25 dự án liên kết chuỗi giá trị; 1.218 cơ sở phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, đặc sản, hữu cơ.
Ngoài ra, Hội còn phối hợp đưa 108 sản phẩm OCOP và các nông sản tiêu biểu lên sàn thương mại POSTMART, tạo 10.000 tài khoản mua và bán của HVND trên sàn thương mại VOSO.VN và POSTMART.VN. Qua đó, hỗ trợ tiêu thụ được 10.000 tấn nông sản cho nông dân, góp phần giảm 11.278 hộ nghèo trong năm 2022, tương ứng với giảm 5,15% hộ nghèo so với năm 2021.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội, thời gian tới, các cấp HND cũng tăng cường các hoạt động có trọng tâm, trọng điểm, đặt ra mục tiêu cụ thể, hỗ trợ HVND một cách tối đa. Xây dựng, rà soát, bổ sung các chương trình, đề án nhằm thực hiện có hiệu quả việc phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; chương trình công tác năm 2023 và các đề án của Hội.
Chú trọng xây dựng, quản lý, sử dụng hiệu quả Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp; xây dựng, nhân rộng các mô hình điển hình, cách làm hay, sáng tạo của địa phương, cơ sở, doanh nghiệp. Phối hợp với các ngành tuyên truyền vận động HVND thực hiện các chính sách của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
Chủ trì, phối hợp xây dựng các mô hình, dự án phát triển sản xuất, giúp nông dân sản xuất theo chuỗi giá trị, tăng cường hợp tác liên kết sản xuất, trao đổi thông tin về thị trường, giá cả, vật tư, phân bón và các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân, hình thành các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn.