Chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn theo Quyết định 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái triển khai là chương trình có dư nợ chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đang triển khai trên địa bàn tỉnh.
Gia đình ông Giàng A Hồng, xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải vay vốn từ Chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn để phát triển kinh tế bằng mô hình chăn nuôi trâu, bò sinh sản.
Mù Cang Chải là một trong những huyện nghèo của cả nước. Toàn huyện có 13 xã, 1 thị trấn thì cả 13 xã đều đặc biệt khó khăn (ĐBKK).
Gia đình ông Vàng A Tủa ở Bản Trống Là, xã Hồ Bốn từng là hộ nghèo. Sau nhiều lần vay vốn ưu đãi từ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Mù Cang Chải để đầu tư chăn nuôi gia súc cùng sự chăm chỉ làm ăn, đến năm 2019, gia đình ông đã phát triển đàn trâu, bò lên tới 30 con.
Chăn nuôi phát triển, ông Tủa đã làm mới khang trang, rộng rãi, mua sắm đầy đủ nông cụ, đồ dùng sinh hoạt và thoát nghèo. Không dừng lại ở đó, nhận thấy nhu cầu về việc tổ chức dịch vụ cho thuê bàn ghế, bát đĩa, phông bạt đám cưới phục vụ bà con trong, ngoài xã ngày càng cao, ông Tủa bán bớt một số trâu và vay NHCSXH thêm 50 triệu đồng từ chương trình sản xuất kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn để mua một xe ô tô vận tải, mua bàn ghế, bát đĩa, phông bạt để làm dịch vụ cho thuê.
"Nhờ đồng vốn vay của NHCSXH mà mô hình chăn nuôi gia súc sinh sản kết hợp phát triển dịch vụ của gia đình tôi duy trì tốt, tạo việc làm cho các thành viên, mang lại nguồn thu nhập cho gia đình bình quân mỗi năm 300 triệu đồng” - ông Vàng A Tủa chia sẻ.
Cũng ở bản Trống Là có gia đình ông Giàng A Lử điều kiện kinh tế đã có nhiều chuyển biến cũng nhờ nguồn vốn vay ưu đãi này. Năm 2020, gia đình ông Lử được NHCSXH cho vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn để phát triển chăn nuôi. Bằng sự cần cù và biết áp dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi, đến nay, gia đình ông đã có 6 con trâu, 7 con bò, 15 con dê, 25 tổ ong và đem về thu nhập hàng năm cho gia đình trên 100 triệu đồng.
Đó chỉ là 2 trong số hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh đã được tiếp cận vốn vay từ chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn theo Quyết định 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái triển khai.
Thực hiện Quyết định 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục đơn vị hành chính thuộc vùng dân tộc thiểu số miền núi, tỉnh Yên Bái chỉ còn có 59 xã thuộc vùng khó khăn (giảm 22 xã). Trước thực tế này, NHCSXH tỉnh đã tham mưu với trưởng ban đại diện hội đồng quản trị các cấp điều chỉnh nguồn vốn thu hồi từ các xã ra khỏi vùng khó khăn để cho vay tại các xã thuộc vùng khó khăn kịp thời, không để vốn tồn đọng.
Tính riêng năm 2022, NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã cho vay 2.843 hộ SXKD ở khu vực các xã thuộc vùng khó khăn với số tiền 140,2 tỷ đồng. Đến hết năm 2022, dư nợ Chương trình đạt 719,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,3% tổng dư nợ các chương trình với 15.895 hộ khách hàng còn dư nợ.
Theo đánh giá của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái, đây là Chương trình có dư nợ chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đang triển khai trên địa bàn tỉnh. Nguồn vốn từ chương trình này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo động lực phát triển kinh tế, thúc đẩy sản xuất hàng hoá ở những xã có điều kiện kinh tế khó khăn, là giải pháp quan trọng giúp hộ nghèo có điều kiện thoát nghèo bền vững, góp phần vào thực hiện chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới của địa phương. Vốn đầu tư đã được tập trung cho vay mở rộng các cơ sở sản xuất, chế biến nông - lâm sản, trang trại và ngành nghề kinh doanh dịch vụ.
Cho vay Chương trình này đã thu hút những hộ có điều kiện, khả năng SXKD, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng địa bàn khác nhau để phát triển kinh tế, tạo ra ngành nghề, sản phẩm mới thúc đẩy lưu thông hàng hoá phát triển. Đồng thời, là đòn bẩy tạo ra các mô hình phát triển kinh tế điển hình để khuyến khích hộ nghèo phát triển kinh tế xóa nghèo bền vững.
Tuy nhiên, trong quá trình thực thi chính sách hiện còn nảy sinh một số vấn đề khó khăn. Yên Bái là một tỉnh có thế mạnh về phát triển lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và trong những năm gần đây, địa phương đã định hướng nhân dân tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi những loại cây, con đặc sản, có giá trị kinh tế cao, tạo nên những vùng kinh tế đặc thù của từng địa phương.
Do vậy, nhu cầu vốn đầu tư vào lĩnh vực này rất lớn, đặc biệt là những hộ nông dân, hộ SXKD ở khu vực nông thôn. Song, nguồn vốn cho vay đối với những hộ SXKD không phải hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chưa đáp ứng đủ.
Bên cạnh đó, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về danh sách các xã thuộc vùng khó khăn thì những xã đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới không thuộc vùng khó khăn, do vậy, không thuộc đối tượng thụ hưởng Chương trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn. Bên cạnh đó, có trường hợp một số thôn không thuộc danh mục các xã vùng khó khăn nhưng lại thuộc danh sách các thôn ĐBKK vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành cho từng giai đoạn. Do đó, việc quy định "vùng khó khăn” chỉ bao gồm các đơn vị hành chính cấp xã, đã dẫn đến trường hợp các thôn ĐBKK nhưng lại không được thụ hưởng chính sách. Đây là một thiệt thòi rất lớn cho bà con ở các thôn, bản ĐBKK.
Theo Báo Yên Bái
Chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn theo Quyết định 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái triển khai là chương trình có dư nợ chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đang triển khai trên địa bàn tỉnh.Mù Cang Chải là một trong những huyện nghèo của cả nước. Toàn huyện có 13 xã, 1 thị trấn thì cả 13 xã đều đặc biệt khó khăn (ĐBKK).
Gia đình ông Vàng A Tủa ở Bản Trống Là, xã Hồ Bốn từng là hộ nghèo. Sau nhiều lần vay vốn ưu đãi từ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Mù Cang Chải để đầu tư chăn nuôi gia súc cùng sự chăm chỉ làm ăn, đến năm 2019, gia đình ông đã phát triển đàn trâu, bò lên tới 30 con.
Chăn nuôi phát triển, ông Tủa đã làm mới khang trang, rộng rãi, mua sắm đầy đủ nông cụ, đồ dùng sinh hoạt và thoát nghèo. Không dừng lại ở đó, nhận thấy nhu cầu về việc tổ chức dịch vụ cho thuê bàn ghế, bát đĩa, phông bạt đám cưới phục vụ bà con trong, ngoài xã ngày càng cao, ông Tủa bán bớt một số trâu và vay NHCSXH thêm 50 triệu đồng từ chương trình sản xuất kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn để mua một xe ô tô vận tải, mua bàn ghế, bát đĩa, phông bạt để làm dịch vụ cho thuê.
"Nhờ đồng vốn vay của NHCSXH mà mô hình chăn nuôi gia súc sinh sản kết hợp phát triển dịch vụ của gia đình tôi duy trì tốt, tạo việc làm cho các thành viên, mang lại nguồn thu nhập cho gia đình bình quân mỗi năm 300 triệu đồng” - ông Vàng A Tủa chia sẻ.
Cũng ở bản Trống Là có gia đình ông Giàng A Lử điều kiện kinh tế đã có nhiều chuyển biến cũng nhờ nguồn vốn vay ưu đãi này. Năm 2020, gia đình ông Lử được NHCSXH cho vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn để phát triển chăn nuôi. Bằng sự cần cù và biết áp dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi, đến nay, gia đình ông đã có 6 con trâu, 7 con bò, 15 con dê, 25 tổ ong và đem về thu nhập hàng năm cho gia đình trên 100 triệu đồng.
Đó chỉ là 2 trong số hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh đã được tiếp cận vốn vay từ chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn theo Quyết định 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái triển khai.
Thực hiện Quyết định 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục đơn vị hành chính thuộc vùng dân tộc thiểu số miền núi, tỉnh Yên Bái chỉ còn có 59 xã thuộc vùng khó khăn (giảm 22 xã). Trước thực tế này, NHCSXH tỉnh đã tham mưu với trưởng ban đại diện hội đồng quản trị các cấp điều chỉnh nguồn vốn thu hồi từ các xã ra khỏi vùng khó khăn để cho vay tại các xã thuộc vùng khó khăn kịp thời, không để vốn tồn đọng.
Tính riêng năm 2022, NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã cho vay 2.843 hộ SXKD ở khu vực các xã thuộc vùng khó khăn với số tiền 140,2 tỷ đồng. Đến hết năm 2022, dư nợ Chương trình đạt 719,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,3% tổng dư nợ các chương trình với 15.895 hộ khách hàng còn dư nợ.
Theo đánh giá của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái, đây là Chương trình có dư nợ chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đang triển khai trên địa bàn tỉnh. Nguồn vốn từ chương trình này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo động lực phát triển kinh tế, thúc đẩy sản xuất hàng hoá ở những xã có điều kiện kinh tế khó khăn, là giải pháp quan trọng giúp hộ nghèo có điều kiện thoát nghèo bền vững, góp phần vào thực hiện chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới của địa phương. Vốn đầu tư đã được tập trung cho vay mở rộng các cơ sở sản xuất, chế biến nông - lâm sản, trang trại và ngành nghề kinh doanh dịch vụ.
Cho vay Chương trình này đã thu hút những hộ có điều kiện, khả năng SXKD, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng địa bàn khác nhau để phát triển kinh tế, tạo ra ngành nghề, sản phẩm mới thúc đẩy lưu thông hàng hoá phát triển. Đồng thời, là đòn bẩy tạo ra các mô hình phát triển kinh tế điển hình để khuyến khích hộ nghèo phát triển kinh tế xóa nghèo bền vững.
Tuy nhiên, trong quá trình thực thi chính sách hiện còn nảy sinh một số vấn đề khó khăn. Yên Bái là một tỉnh có thế mạnh về phát triển lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và trong những năm gần đây, địa phương đã định hướng nhân dân tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi những loại cây, con đặc sản, có giá trị kinh tế cao, tạo nên những vùng kinh tế đặc thù của từng địa phương.
Do vậy, nhu cầu vốn đầu tư vào lĩnh vực này rất lớn, đặc biệt là những hộ nông dân, hộ SXKD ở khu vực nông thôn. Song, nguồn vốn cho vay đối với những hộ SXKD không phải hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chưa đáp ứng đủ.
Bên cạnh đó, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về danh sách các xã thuộc vùng khó khăn thì những xã đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới không thuộc vùng khó khăn, do vậy, không thuộc đối tượng thụ hưởng Chương trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn. Bên cạnh đó, có trường hợp một số thôn không thuộc danh mục các xã vùng khó khăn nhưng lại thuộc danh sách các thôn ĐBKK vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành cho từng giai đoạn. Do đó, việc quy định "vùng khó khăn” chỉ bao gồm các đơn vị hành chính cấp xã, đã dẫn đến trường hợp các thôn ĐBKK nhưng lại không được thụ hưởng chính sách. Đây là một thiệt thòi rất lớn cho bà con ở các thôn, bản ĐBKK.