Sau hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, tỉnh Yên Bái đã huy động được trên 10.490 tỷ đồng để đầu tư cho công tác giảm nghèo bền vững.
Tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thực hiện chương trình giảm nghèo
Trong đó, từ nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia là 2.225 tỷ đồng; từ ngân sách trung ương thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo 2.321 tỷ đồng; vốn Ngân hàng Chính sách xã hội 3.550 tỷ đồng; ngân sách địa phương 1.144 tỷ đồng, từ các nguồn xã hội hoá 127 tỷ đồng, vốn vay ODA 1.123 tỷ đồng.
Các nguồn vốn huy động được sử dụng đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích và phát huy hiệu quả trong thực tế, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 2,28% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020), đạt 117,6% kế hoạch; năm 2022 là 5,15%, đạt 127,5% kế hoạch. Trong 2 năm 2021 và 2022, tính bền vững trong giảm nghèo được cải thiện, số lượng hộ tái nghèo được duy trì ở mức thấp (năm 2021 có 18 hộ, năm 2022 là 26 hộ ).
Ngoài ra, tỷ lệ thiếu hụt về dịch vụ xã hội cơ bản của các hộ nghèo có sự chuyển biến tích cực, thể hiện rõ trong kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2022 so với cuối năm 2021. Theo đó, tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo thiếu hụt về việc làm giảm 2,68%; tỉ lệ hộ nghèo thiếu hụt về nhà ở giảm 2,35%, không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh giảm 9,17%, không được tiếp cận nhà vệ sinh đạt chuẩn giảm 4,83%...
Sau hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, tỉnh Yên Bái đã huy động được trên 10.490 tỷ đồng để đầu tư cho công tác giảm nghèo bền vững.Trong đó, từ nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia là 2.225 tỷ đồng; từ ngân sách trung ương thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo 2.321 tỷ đồng; vốn Ngân hàng Chính sách xã hội 3.550 tỷ đồng; ngân sách địa phương 1.144 tỷ đồng, từ các nguồn xã hội hoá 127 tỷ đồng, vốn vay ODA 1.123 tỷ đồng.
Các nguồn vốn huy động được sử dụng đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích và phát huy hiệu quả trong thực tế, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 2,28% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020), đạt 117,6% kế hoạch; năm 2022 là 5,15%, đạt 127,5% kế hoạch. Trong 2 năm 2021 và 2022, tính bền vững trong giảm nghèo được cải thiện, số lượng hộ tái nghèo được duy trì ở mức thấp (năm 2021 có 18 hộ, năm 2022 là 26 hộ ).
Ngoài ra, tỷ lệ thiếu hụt về dịch vụ xã hội cơ bản của các hộ nghèo có sự chuyển biến tích cực, thể hiện rõ trong kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2022 so với cuối năm 2021. Theo đó, tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo thiếu hụt về việc làm giảm 2,68%; tỉ lệ hộ nghèo thiếu hụt về nhà ở giảm 2,35%, không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh giảm 9,17%, không được tiếp cận nhà vệ sinh đạt chuẩn giảm 4,83%...