Chiều 23/7, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung
Theo đề xuất của Chính phủ, chương trình nhằm tiếp tục giải quyết các vấn đề mà chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 chưa thực hiện xong, như số huyện nghèo, xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo chưa thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn còn nhiều. Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững; tỷ lệ tái nghèo, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh còn cao; phần lớn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo sinh sống ở vùng nông thôn, có sinh kế, thu nhập không bền vững; thiếu đất ở, đất sản xuất, thiếu kỹ năng nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực thấp,…
Theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022-2025, ước tính tại thời điểm tháng 1/2022, sẽ có khoảng 4,473 triệu hộ, tương ứng với khoảng 17,447 triệu người; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là 10,83%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,77%. Do vậy, để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, đòi hỏi phải có nguồn lực lớn để tập trung giải quyết. Mặt khác, đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, xu thế đô thị hoá, xu hướng già hóa dân số, chênh lệch về thu nhập và mức sống, tình trạng di cư lao động, di dân tự do đặt ra những thách thức rất lớn đối với công tác giảm nghèo. Chuẩn nghèo được nâng lên sẽ làm tăng tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu kỳ.
Chính phủ đề ra các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2025: phấn đấu giảm 1/2 số hộ nghèo, hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo tiêu chí nghèo đa chiều của quốc gia; 30% số huyện nghèo, 30% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ thí điểm, phát triển trên 1.000 mô hình giảm nghèo tạo sinh kế, việc làm bền vững. Tỷ lệ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt 60%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ là 25%. Phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững. Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 90%. Cơ bản xóa nhà tạm, nhà đơn sơ, thiếu kiên cố đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo,...
Chương trình gồm 6 dự án và 11 tiểu dự án. Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình giai đoạn 2021-2025 là 75.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 48.000 tỷ đồng (vốn đầu tư tối thiểu 20.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 28.000 tỷ đồng); Ngân sách địa phương 12.690 tỷ đồng (vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 10.490 tỷ đồng); huy động hợp pháp khác 14.310 tỷ đồng (vốn đầu tư 2.600 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 11.710 tỷ đồng). Chính phủ có giải pháp huy động các nguồn lực khác cùng với nguồn lực ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình.
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chủ trì rà soát, phân tích, đánh giá, làm rõ các nội dung, hoạt động trùng lặp hoặc bỏ sót để đề xuất cơ chế lồng ghép chính sách, tích hợp nguồn lực giữa các chương trình, bảo đảm hiệu quả nguồn lực đầu tư.
Ủy ban Xã hội của Quốc hội thống nhất với dự kiến bố trí 20.000 tỷ đồng vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương để triển khai chương trình, tuy nhiên phải bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không phân tán, dàn trải, manh mún; phải đúng, phải trúng các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra. Bảo đảm tính khả thi của việc bố trí vốn ngân sách trung ương trong năm 2021 cho Chương trình là 7.000 tỷ đồng để tránh gián đoạn, giảm hiệu quả thực hiện Chương trình. Cân nhắc việc bố trí tỷ trọng vốn lớn vào năm 2025 là năm cuối cùng của giai đoạn. Không nên huy động ngân sách địa phương quá lớn khi hầu hết các địa phương đều gặp khó khăn về nguồn thu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Chiều 23/7, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.Theo đề xuất của Chính phủ, chương trình nhằm tiếp tục giải quyết các vấn đề mà chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 chưa thực hiện xong, như số huyện nghèo, xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo chưa thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn còn nhiều. Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững; tỷ lệ tái nghèo, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh còn cao; phần lớn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo sinh sống ở vùng nông thôn, có sinh kế, thu nhập không bền vững; thiếu đất ở, đất sản xuất, thiếu kỹ năng nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực thấp,…
Theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022-2025, ước tính tại thời điểm tháng 1/2022, sẽ có khoảng 4,473 triệu hộ, tương ứng với khoảng 17,447 triệu người; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là 10,83%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,77%. Do vậy, để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, đòi hỏi phải có nguồn lực lớn để tập trung giải quyết. Mặt khác, đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, xu thế đô thị hoá, xu hướng già hóa dân số, chênh lệch về thu nhập và mức sống, tình trạng di cư lao động, di dân tự do đặt ra những thách thức rất lớn đối với công tác giảm nghèo. Chuẩn nghèo được nâng lên sẽ làm tăng tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu kỳ.
Chính phủ đề ra các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2025: phấn đấu giảm 1/2 số hộ nghèo, hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo tiêu chí nghèo đa chiều của quốc gia; 30% số huyện nghèo, 30% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ thí điểm, phát triển trên 1.000 mô hình giảm nghèo tạo sinh kế, việc làm bền vững. Tỷ lệ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt 60%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ là 25%. Phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững. Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 90%. Cơ bản xóa nhà tạm, nhà đơn sơ, thiếu kiên cố đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo,...
Chương trình gồm 6 dự án và 11 tiểu dự án. Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình giai đoạn 2021-2025 là 75.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 48.000 tỷ đồng (vốn đầu tư tối thiểu 20.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 28.000 tỷ đồng); Ngân sách địa phương 12.690 tỷ đồng (vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 10.490 tỷ đồng); huy động hợp pháp khác 14.310 tỷ đồng (vốn đầu tư 2.600 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 11.710 tỷ đồng). Chính phủ có giải pháp huy động các nguồn lực khác cùng với nguồn lực ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình.
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chủ trì rà soát, phân tích, đánh giá, làm rõ các nội dung, hoạt động trùng lặp hoặc bỏ sót để đề xuất cơ chế lồng ghép chính sách, tích hợp nguồn lực giữa các chương trình, bảo đảm hiệu quả nguồn lực đầu tư.
Ủy ban Xã hội của Quốc hội thống nhất với dự kiến bố trí 20.000 tỷ đồng vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương để triển khai chương trình, tuy nhiên phải bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không phân tán, dàn trải, manh mún; phải đúng, phải trúng các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra. Bảo đảm tính khả thi của việc bố trí vốn ngân sách trung ương trong năm 2021 cho Chương trình là 7.000 tỷ đồng để tránh gián đoạn, giảm hiệu quả thực hiện Chương trình. Cân nhắc việc bố trí tỷ trọng vốn lớn vào năm 2025 là năm cuối cùng của giai đoạn. Không nên huy động ngân sách địa phương quá lớn khi hầu hết các địa phương đều gặp khó khăn về nguồn thu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.