Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Trạm Tấu đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai khá hiệu quả hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Qua đó, giúp cho các hộ nghèo và cận nghèo tìm được thị trường xuất khẩu phù hợp, từng bước phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo...
Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Trạm Tấu hướng dẫn thủ tục vay vốn cho người dân khi đi xuất khẩu lao động tại điểm giao dịch xã.
Gia đình anh Lò Văn Căn, xã Hát Lừu có ít đất sản xuất, anh phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống nhưng thu nhập cũng bấp bênh. Từ sự giới thiệu của địa phương, cuối năm 2020, gia đình anh đã mạnh dạn vay vốn cho anh đi XKLĐ ở Đài Loan.
Sau khi đi XKLĐ, nhờ công việc ổn định, với bản tính cần cù chịu khó, hàng tháng trừ tiền chi phí sinh hoạt, anh Căn đã gửi về cho gia đình được gần 30 triệu đồng.
Đến nay, anh không những gửi tiền về trả được tiền vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện mà còn gửi tiền về giúp gia đình sửa sang nhà cửa và có thêm đồng vốn đầu tư vào phát triển sản xuất, chăn nuôi. Gia đình anh Căn chỉ là một trong số hàng chục hộ dân xã Hát Lừu có cuộc sống ổn định nhờ đi XKLĐ.
Theo lãnh đạo UBND xã Hát Lừu, hiện toàn xã có khoảng gần 50 người đi XKLĐ tại các nước Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Rumani. Mức thu nhập do người lao động đi làm việc ở các nước chuyển về bình quân từ 20 đến 30 triệu/người/tháng. Nhiều lao động đi làm việc ở các thị trường có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản đã gửi được tiền về xây được nhà khang trang và có cuộc sống ổn định.
Xác định XKLĐ vừa giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, vừa góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Trạm Tấu đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai khá hiệu quả công tác này.
Để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nghèo, cận nghèo được đi XKLĐ, bên cạnh phổ biến kịp thời các chế độ chính sách, các chương trình XKLĐ, tạo điều kiện thực hiện các thủ tục vay vốn ngân hàng, thủ tục hành chính, huyện Trạm Tấu cũng chỉ đạo các phòng chức năng, chính quyền địa phương lựa chọn các doanh nghiệp XKLĐ có uy tín về địa phương tuyển người lao động, đảm bảo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân.
Theo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Trạm Tấu, giai đoạn 2020 - 2022, toàn huyện có 116 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng tại các nước Liên bang Nga, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Rumani. Công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được thực hiện đúng quy trình, thủ tục.
Công tác kiểm tra hồ sơ pháp lý của các công ty đến tuyển dụng lao động đi xuất khẩu cũng như hồ sơ vay vốn của người lao động muốn vay vốn để đi XKLĐ được kiểm tra nghiêm túc. Các lao động đi XKLĐ không chỉ làm thay đổi cuộc sống của gia đình nói riêng, diện mạo bản làng nói chung mà còn góp phần tích cực vào xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tỷ lệ lao động đi XKLĐ còn khiêm tốn. Đơn cử như trong năm 2022, trên địa bàn huyện mới chỉ có 19 lao động đi XKLĐ, đạt 38% kế hoạch năm.
Bên cạnh nguyên nhân khách quan do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, phải kể đến người lao động chưa hiểu rõ yêu cầu, điều kiện, chính sách cũng như còn khó khăn nhất định khi làm hồ sơ, thủ tục phù hợp với khả năng, trình độ, tài chính cá nhân.
Ngoài những hạn chế như thiếu kỹ năng, không biết ngoại ngữ, không có vốn, tâm lý ngại đi xa cũng là trở ngại khiến lao động nghèo chưa mặn mà với XKLĐ. Cùng với đó, một số trường hợp lao động người dân tộc thiểu số chưa thực sự thay đổi được tư duy trong lao động, ý thức kỷ luật lao động không cao nên dễ dẫn đến bỏ dở công việc, vi phạm hợp đồng lao động.
Để khắc phục thực trạng này, thời gian tới các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong huyện đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, trong đó cung cấp thông tin về thị trường lao động ngoài nước; chính sách pháp luật hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời tập trung XKLĐ cho những người đã qua học nghề có trình độ kỹ thuật và tay nghề phù hợp, để người lao động nắm bắt và lựa chọn thị trường xuất khẩu phù hợp.
Theo Báo Yên Bái
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Trạm Tấu đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai khá hiệu quả hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Qua đó, giúp cho các hộ nghèo và cận nghèo tìm được thị trường xuất khẩu phù hợp, từng bước phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo...Gia đình anh Lò Văn Căn, xã Hát Lừu có ít đất sản xuất, anh phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống nhưng thu nhập cũng bấp bênh. Từ sự giới thiệu của địa phương, cuối năm 2020, gia đình anh đã mạnh dạn vay vốn cho anh đi XKLĐ ở Đài Loan.
Sau khi đi XKLĐ, nhờ công việc ổn định, với bản tính cần cù chịu khó, hàng tháng trừ tiền chi phí sinh hoạt, anh Căn đã gửi về cho gia đình được gần 30 triệu đồng.
Đến nay, anh không những gửi tiền về trả được tiền vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện mà còn gửi tiền về giúp gia đình sửa sang nhà cửa và có thêm đồng vốn đầu tư vào phát triển sản xuất, chăn nuôi. Gia đình anh Căn chỉ là một trong số hàng chục hộ dân xã Hát Lừu có cuộc sống ổn định nhờ đi XKLĐ.
Theo lãnh đạo UBND xã Hát Lừu, hiện toàn xã có khoảng gần 50 người đi XKLĐ tại các nước Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Rumani. Mức thu nhập do người lao động đi làm việc ở các nước chuyển về bình quân từ 20 đến 30 triệu/người/tháng. Nhiều lao động đi làm việc ở các thị trường có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản đã gửi được tiền về xây được nhà khang trang và có cuộc sống ổn định.
Xác định XKLĐ vừa giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, vừa góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Trạm Tấu đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai khá hiệu quả công tác này.
Để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nghèo, cận nghèo được đi XKLĐ, bên cạnh phổ biến kịp thời các chế độ chính sách, các chương trình XKLĐ, tạo điều kiện thực hiện các thủ tục vay vốn ngân hàng, thủ tục hành chính, huyện Trạm Tấu cũng chỉ đạo các phòng chức năng, chính quyền địa phương lựa chọn các doanh nghiệp XKLĐ có uy tín về địa phương tuyển người lao động, đảm bảo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân.
Theo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Trạm Tấu, giai đoạn 2020 - 2022, toàn huyện có 116 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng tại các nước Liên bang Nga, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Rumani. Công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được thực hiện đúng quy trình, thủ tục.
Công tác kiểm tra hồ sơ pháp lý của các công ty đến tuyển dụng lao động đi xuất khẩu cũng như hồ sơ vay vốn của người lao động muốn vay vốn để đi XKLĐ được kiểm tra nghiêm túc. Các lao động đi XKLĐ không chỉ làm thay đổi cuộc sống của gia đình nói riêng, diện mạo bản làng nói chung mà còn góp phần tích cực vào xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tỷ lệ lao động đi XKLĐ còn khiêm tốn. Đơn cử như trong năm 2022, trên địa bàn huyện mới chỉ có 19 lao động đi XKLĐ, đạt 38% kế hoạch năm.
Bên cạnh nguyên nhân khách quan do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, phải kể đến người lao động chưa hiểu rõ yêu cầu, điều kiện, chính sách cũng như còn khó khăn nhất định khi làm hồ sơ, thủ tục phù hợp với khả năng, trình độ, tài chính cá nhân.
Ngoài những hạn chế như thiếu kỹ năng, không biết ngoại ngữ, không có vốn, tâm lý ngại đi xa cũng là trở ngại khiến lao động nghèo chưa mặn mà với XKLĐ. Cùng với đó, một số trường hợp lao động người dân tộc thiểu số chưa thực sự thay đổi được tư duy trong lao động, ý thức kỷ luật lao động không cao nên dễ dẫn đến bỏ dở công việc, vi phạm hợp đồng lao động.
Để khắc phục thực trạng này, thời gian tới các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong huyện đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, trong đó cung cấp thông tin về thị trường lao động ngoài nước; chính sách pháp luật hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời tập trung XKLĐ cho những người đã qua học nghề có trình độ kỹ thuật và tay nghề phù hợp, để người lao động nắm bắt và lựa chọn thị trường xuất khẩu phù hợp.