Không như nhiều thanh niên khác, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông là có những mơ ước, những dự định bước chân vào giảng đường đại học, cao đẳng, Hoàng Chung Hiếu ở thôn Cốc Há, thị trấn Yên Thế (Lục Yên) lại chọn cho mình một hướng đi riêng là tập trung phát triển kinh tế để làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Anh Hiếu chăm sóc đàn hươu và lợn rừng.
Bước vào làm kinh tế, không phải ai cũng có thể thành công ngay từ buổi đầu và gặp chuyện rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Do chưa có kinh nghiệm cùng số vốn ít ỏi nên gia đình anh Hiếu gặp không ít khó khăn trong những ngày đầu, thậm chí còn bị thua lỗ do giá cả bấp bênh, lợn, gà bị dịch bệnh, thiệt hại lên tới cả trăm triệu đồng. Nhưng với suy nghĩ, tuổi trẻ phải làm được điều gì đó cho gia đình, cho quê hương nên sau những thất bại, Hiếu không nản chí mà quyết “thua keo này bày keo khác”, tiếp tục vươn lên thực hiện giấc mơ của mình.
Mạnh dạn đứng ra vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cùng với được bạn bè, người thân giúp đỡ về vốn cùng những kinh nghiệm phát triển chăn nuôi được anh tích lũy qua sách báo, học hỏi những người đã thành công đi trước và nhận được sự giúp đỡ về kỹ thuật của Huyện đoàn, anh Hiếu lại bước tiếp trên con đường gây dựng cơ nghiệp. Anh chuyển đổi đất vườn tạp thành một vườn keo và quế với diện tích trên 1ha; quy hoạch đào 9 sào ao, trong đó có 5 sào để thả kết hợp cá chép, cá mè, cá vược, cá rô đơn tính để tận dụng các tầng nước và 4 sào để thả ba ba.
Trên bờ, anh xây dựng công trình chăn nuôi khép kín, gây 12 lợn nái rừng lai, nuôi lợn rừng thương phẩm trên 100 con/lứa, mỗi năm gia đình xuất 3 lứa. Cùng với đó, anh còn nuôi 5 con hươu lấy nhung kết hợp chăn nuôi gà và ngỗng.
Dám nghĩ, dám làm và thành công bằng chính đôi bàn tay và khối óc, Hiếu không chỉ làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình mà còn giúp đỡ 15 thanh niên địa phương có việc làm với mức thu nhập từ 2 triệu đến 3 triệu đồng/người/tháng.
Anh Nguyễn Duy Hiếu - Phó bí thư Huyện đoàn Lục Yên cho biết: “Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng Hoàng Chung Hiếu đã là một ông chủ của trang trại lớn. Bí quyết thành công của anh là tinh thần dám nghĩ, dám làm và biết sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả. Hiếu trở thành một tấm gương sáng về niềm đam mê, nghị lực và quyết tâm phát triển kinh tế cho nhiều thanh niên học tập và noi gương. Anh cũng vinh dự là một trong 31 chủ trang trại trẻ tham gia Hội nghị các chủ trang trại trẻ khu vực miền núi phía Bắc do Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức”.
Chia sẻ về những dự định trong tương lai, Hoàng Chung Hiếu cho biết: “Ước mơ rất nhiều nhưng để ước mơ đó trở thành hiện thực thì điều đầu tiên là phải có sự quyết tâm và ý chí vươn lên. Trong thời gian tới, gia đình tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi, đưa các giống mới vào sản xuất, mở rộng khuôn viên trang trại, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào một số khâu trong chăn nuôi. Tất nhiên sẽ phải tính toán hợp lý để đầu tư có trọng điểm và mang lại hiệu quả kinh tế. Song điều mà tôi cảm thấy khó khăn nhất hiện nay vẫn là nguồn vốn. Do đó, tôi rất mong muốn tổ chức Đoàn sẽ có thêm các chính sách, chương trình hỗ trợ vay vốn kinh doanh để những đoàn viên đã và đang làm các dự án phát triển kinh tế có thêm điều kiện mở rộng trang trại của gia đình với quy mô lớn hơn, còn với những bạn trẻ mới bắt đầu khởi nghiệp sẽ có điều kiện để vượt qua khó khăn ban đầu, vươn lên làm chủ cuộc sống”.
(Theo Báo Yên Bái)
Không như nhiều thanh niên khác, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông là có những mơ ước, những dự định bước chân vào giảng đường đại học, cao đẳng, Hoàng Chung Hiếu ở thôn Cốc Há, thị trấn Yên Thế (Lục Yên) lại chọn cho mình một hướng đi riêng là tập trung phát triển kinh tế để làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Bước vào làm kinh tế, không phải ai cũng có thể thành công ngay từ buổi đầu và gặp chuyện rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Do chưa có kinh nghiệm cùng số vốn ít ỏi nên gia đình anh Hiếu gặp không ít khó khăn trong những ngày đầu, thậm chí còn bị thua lỗ do giá cả bấp bênh, lợn, gà bị dịch bệnh, thiệt hại lên tới cả trăm triệu đồng. Nhưng với suy nghĩ, tuổi trẻ phải làm được điều gì đó cho gia đình, cho quê hương nên sau những thất bại, Hiếu không nản chí mà quyết “thua keo này bày keo khác”, tiếp tục vươn lên thực hiện giấc mơ của mình.
Mạnh dạn đứng ra vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cùng với được bạn bè, người thân giúp đỡ về vốn cùng những kinh nghiệm phát triển chăn nuôi được anh tích lũy qua sách báo, học hỏi những người đã thành công đi trước và nhận được sự giúp đỡ về kỹ thuật của Huyện đoàn, anh Hiếu lại bước tiếp trên con đường gây dựng cơ nghiệp. Anh chuyển đổi đất vườn tạp thành một vườn keo và quế với diện tích trên 1ha; quy hoạch đào 9 sào ao, trong đó có 5 sào để thả kết hợp cá chép, cá mè, cá vược, cá rô đơn tính để tận dụng các tầng nước và 4 sào để thả ba ba.
Trên bờ, anh xây dựng công trình chăn nuôi khép kín, gây 12 lợn nái rừng lai, nuôi lợn rừng thương phẩm trên 100 con/lứa, mỗi năm gia đình xuất 3 lứa. Cùng với đó, anh còn nuôi 5 con hươu lấy nhung kết hợp chăn nuôi gà và ngỗng.
Dám nghĩ, dám làm và thành công bằng chính đôi bàn tay và khối óc, Hiếu không chỉ làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình mà còn giúp đỡ 15 thanh niên địa phương có việc làm với mức thu nhập từ 2 triệu đến 3 triệu đồng/người/tháng.
Anh Nguyễn Duy Hiếu - Phó bí thư Huyện đoàn Lục Yên cho biết: “Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng Hoàng Chung Hiếu đã là một ông chủ của trang trại lớn. Bí quyết thành công của anh là tinh thần dám nghĩ, dám làm và biết sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả. Hiếu trở thành một tấm gương sáng về niềm đam mê, nghị lực và quyết tâm phát triển kinh tế cho nhiều thanh niên học tập và noi gương. Anh cũng vinh dự là một trong 31 chủ trang trại trẻ tham gia Hội nghị các chủ trang trại trẻ khu vực miền núi phía Bắc do Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức”.
Chia sẻ về những dự định trong tương lai, Hoàng Chung Hiếu cho biết: “Ước mơ rất nhiều nhưng để ước mơ đó trở thành hiện thực thì điều đầu tiên là phải có sự quyết tâm và ý chí vươn lên. Trong thời gian tới, gia đình tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi, đưa các giống mới vào sản xuất, mở rộng khuôn viên trang trại, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào một số khâu trong chăn nuôi. Tất nhiên sẽ phải tính toán hợp lý để đầu tư có trọng điểm và mang lại hiệu quả kinh tế. Song điều mà tôi cảm thấy khó khăn nhất hiện nay vẫn là nguồn vốn. Do đó, tôi rất mong muốn tổ chức Đoàn sẽ có thêm các chính sách, chương trình hỗ trợ vay vốn kinh doanh để những đoàn viên đã và đang làm các dự án phát triển kinh tế có thêm điều kiện mở rộng trang trại của gia đình với quy mô lớn hơn, còn với những bạn trẻ mới bắt đầu khởi nghiệp sẽ có điều kiện để vượt qua khó khăn ban đầu, vươn lên làm chủ cuộc sống”.