Năm 2023, huyện Văn Yên đặt mục tiêu giảm 4,05% hộ nghèo, tương đương 1.434 hộ; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1,5%, tương đương giảm 528 hộ. Để đạt mục tiêu đề ra, huyện Văn Yên chú trọng công tác đào tạo nghề, giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Các học viên thực hành chế biến nấu ăn tại lớp học nghề chế biến món ăn tại thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên.
Do kinh tế gia đình khó khăn, việc học nghề sau khi tốt nghiệp THPT đối với em Sùng A Giàng, xã Nà Hẩu là lựa chọn hợp lý. Cách đây 3 năm, nhờ được các thầy cô trong trường tư vấn, hướng nghiệp, Sùng A Giàng đã lựa chọn học nghề chăn nuôi trang trại ngay tại huyện. Sùng A Giàng chia sẻ: "Sau học nghề, em vừa biết phát triển kinh tế trang trại tổng hợp vừa kết hợp phát triển du lịch cộng đồng. Nhờ đó, không chỉ giúp em sớm thành công trên con đường khởi nghiệp mà còn giúp gia đình vươn lên thoát nghèo”.
Trước đây, gia đình bà Triệu Thị Mắn, ở thôn Liên Sơn, xã Lang Thíp, huyện Văn Yên rất khó khăn, nhiều năm liền thuộc diện hộ nghèo của xã. Thu nhập chủ yếu từ làm ruộng và chăn nuôi nhỏ lẻ, dù chăm chỉ nhưng do thiếu kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, lại không có hướng đi đúng đắn trong phát triển kinh tế nên thu nhập hàng năm chỉ đạt 10 đến 15 triệu đồng.
Bà Mắn cho biết: "Từ khi được vay vốn 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Yên và được tham gia lớp dạy nghề trồng quế, thu hoạch quế đúng kỹ thuật do huyện tổ chức, đồi quế hơn 2 ha của gia đình tôi phát triển tốt, chất lượng tinh dầu cao. Đến kỳ khai thác tỉa, vỏ, cành, lá quế bán được giá hơn hẳn so với trước đây. Ngoài ra, được tham gia lớp tập huấn chăn nuôi, gia đình tôi đã biết chăn nuôi trâu, bò thương phẩm”.
Để tạo điều kiện cho người dân vươn lên thoát nghèo bền vững, các địa phương trong huyện đã thường xuyên quan tâm, nắm bắt nhu cầu học nghề của người dân địa phương, nhất là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, phối hợp mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn theo phương châm "cầm tay chỉ việc". Nhờ đó đến nay, các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện, nhất là các hộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số được đào tạo nghề và tham gia các lớp đào tạo nghề ngày càng nhiều.
Cùng với đó, huyện chỉ đạo các đơn vị chuyên môn đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức cho người dân, từng bước xóa bỏ tập quán sản xuất lạc hậu, tích cực thi đua lao động, sản xuất.
Đồng thời, tập trung triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn, gắn việc cung cấp tín dụng ưu đãi với hướng dẫn cách làm kinh tế, đào tạo nghề, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Qua đó, đã giúp nhiều hộ thoát nghèo, cận nghèo và tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo.
Trong 3 năm gần đây, số hộ viết đơn xin thoát nghèo trên địa bàn huyện mỗi năm một tăng và thể hiện rõ ý thức vươn lên thoát nghèo. Cụ thể, năm 2020, Văn Yên có 149 hộ viết đơn thoát nghèo; năm 2021 có 170 hộ và năm 2022 có 281 hộ.
Điều đáng nói, từ tư tưởng muốn là hộ nghèo để hưởng các chính sách của Nhà nước, nay nhiều hộ nghèo ở các địa phương đã tự lực vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, thông qua các lớp bồi dưỡng kiến thức, đào tạo nghề đã làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, xóa bỏ hủ tục, trang bị kiến thức sản xuất, phát triển kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập giúp người dân thoát nghèo bền vững.
Nhờ thực hiện những giải pháp hiệu quả, quyết liệt của chính quyền các cấp cũng như sự nỗ lực vươn lên của nhân dân, dự kiến, những tháng cuối năm 2023, huyện Văn Yên có khoảng 1.000 hộ có khả năng thoát nghèo.
Huyện phấn đấu giai đoạn 2022 - 2025, giảm tỷ lệ hộ nghèo 15,1%, đến cuối giai đoạn, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,89%, cụ thể: năm 2022 giảm 5,2%; năm 2023 giảm 3,8%, năm 2024 giảm 3,3%, năm 2025 giảm 2,8%. Vì vậy, thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, đoàn thể và các xã, thị trấn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo; đưa mục tiêu giảm nghèo bền vững vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm, hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; huy động mọi nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Theo Báo Yên Bái
Năm 2023, huyện Văn Yên đặt mục tiêu giảm 4,05% hộ nghèo, tương đương 1.434 hộ; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1,5%, tương đương giảm 528 hộ. Để đạt mục tiêu đề ra, huyện Văn Yên chú trọng công tác đào tạo nghề, giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.Do kinh tế gia đình khó khăn, việc học nghề sau khi tốt nghiệp THPT đối với em Sùng A Giàng, xã Nà Hẩu là lựa chọn hợp lý. Cách đây 3 năm, nhờ được các thầy cô trong trường tư vấn, hướng nghiệp, Sùng A Giàng đã lựa chọn học nghề chăn nuôi trang trại ngay tại huyện. Sùng A Giàng chia sẻ: "Sau học nghề, em vừa biết phát triển kinh tế trang trại tổng hợp vừa kết hợp phát triển du lịch cộng đồng. Nhờ đó, không chỉ giúp em sớm thành công trên con đường khởi nghiệp mà còn giúp gia đình vươn lên thoát nghèo”.
Trước đây, gia đình bà Triệu Thị Mắn, ở thôn Liên Sơn, xã Lang Thíp, huyện Văn Yên rất khó khăn, nhiều năm liền thuộc diện hộ nghèo của xã. Thu nhập chủ yếu từ làm ruộng và chăn nuôi nhỏ lẻ, dù chăm chỉ nhưng do thiếu kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, lại không có hướng đi đúng đắn trong phát triển kinh tế nên thu nhập hàng năm chỉ đạt 10 đến 15 triệu đồng.
Bà Mắn cho biết: "Từ khi được vay vốn 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Yên và được tham gia lớp dạy nghề trồng quế, thu hoạch quế đúng kỹ thuật do huyện tổ chức, đồi quế hơn 2 ha của gia đình tôi phát triển tốt, chất lượng tinh dầu cao. Đến kỳ khai thác tỉa, vỏ, cành, lá quế bán được giá hơn hẳn so với trước đây. Ngoài ra, được tham gia lớp tập huấn chăn nuôi, gia đình tôi đã biết chăn nuôi trâu, bò thương phẩm”.
Để tạo điều kiện cho người dân vươn lên thoát nghèo bền vững, các địa phương trong huyện đã thường xuyên quan tâm, nắm bắt nhu cầu học nghề của người dân địa phương, nhất là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, phối hợp mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn theo phương châm "cầm tay chỉ việc". Nhờ đó đến nay, các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện, nhất là các hộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số được đào tạo nghề và tham gia các lớp đào tạo nghề ngày càng nhiều.
Cùng với đó, huyện chỉ đạo các đơn vị chuyên môn đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức cho người dân, từng bước xóa bỏ tập quán sản xuất lạc hậu, tích cực thi đua lao động, sản xuất.
Đồng thời, tập trung triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn, gắn việc cung cấp tín dụng ưu đãi với hướng dẫn cách làm kinh tế, đào tạo nghề, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Qua đó, đã giúp nhiều hộ thoát nghèo, cận nghèo và tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo.
Trong 3 năm gần đây, số hộ viết đơn xin thoát nghèo trên địa bàn huyện mỗi năm một tăng và thể hiện rõ ý thức vươn lên thoát nghèo. Cụ thể, năm 2020, Văn Yên có 149 hộ viết đơn thoát nghèo; năm 2021 có 170 hộ và năm 2022 có 281 hộ.
Điều đáng nói, từ tư tưởng muốn là hộ nghèo để hưởng các chính sách của Nhà nước, nay nhiều hộ nghèo ở các địa phương đã tự lực vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, thông qua các lớp bồi dưỡng kiến thức, đào tạo nghề đã làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, xóa bỏ hủ tục, trang bị kiến thức sản xuất, phát triển kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập giúp người dân thoát nghèo bền vững.
Nhờ thực hiện những giải pháp hiệu quả, quyết liệt của chính quyền các cấp cũng như sự nỗ lực vươn lên của nhân dân, dự kiến, những tháng cuối năm 2023, huyện Văn Yên có khoảng 1.000 hộ có khả năng thoát nghèo.
Huyện phấn đấu giai đoạn 2022 - 2025, giảm tỷ lệ hộ nghèo 15,1%, đến cuối giai đoạn, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,89%, cụ thể: năm 2022 giảm 5,2%; năm 2023 giảm 3,8%, năm 2024 giảm 3,3%, năm 2025 giảm 2,8%. Vì vậy, thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, đoàn thể và các xã, thị trấn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo; đưa mục tiêu giảm nghèo bền vững vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm, hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; huy động mọi nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.