Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, những năm qua, huyện Mù Cang Chải đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là thực hiện linh hoạt các chương trình tín dụng trên địa bàn, giúp người thụ hưởng có thêm động lực về vật chất, tinh thần phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Nhờ đồng vốn chính sách giúp người dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt có điều kiện phát triển chăn nuôi gia cầm đặc sản mang lại hiệu quả cao.
Năm 2023, gia đình ông Vàng A Làng, bản Thào Xa Chải, xã Nậm Có được vay 80 triệu đồng vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư mua đất ruộng, không chỉ giúp gia đình đảm bảo lương thực ăn quanh năm mà còn có nhiều phụ phẩm để chăn nuôi phát triển kinh tế.
Ông Làng chia sẻ: "Gia đình tôi đông anh em nên sau khi ra ở riêng, bố mẹ chia cho đất đai không được nhiều, lại không có ngành nghề ổn định nên kinh tế gặp nhiều khó khăn. Hàng năm, cùng với sản xuất nông nghiệp, tôi chủ yếu đi làm thuê để lo tiền nuôi con cái ăn học. Đầu năm 2023, người dân ở địa phương bán đất ruộng nên tôi đã mạnh dạn vay vốn mua đất để canh tác lúa, ngô, đảm bảo thóc ăn cho gia đình và phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, tạo việc làm cho các con. Nhờ nguồn vốn đã giúp tôi có thêm đất để canh tác, mở rộng chăn nuôi, tạo việc làm ổn định cho lao động gia đình, tăng thêm thu nhập, là cơ sở để thoát nghèo thời gian tới”.
Năm 2022, thông qua ủy thác của Đoàn thanh niên xã đã giúp gia đình ông Mùa Nhà Chua ở bản Màng Mủ, xã Mồ Dề được vay 60 triệu đồng vốn ưu đãi hộ nghèo để phát triển chăn nuôi trâu. Năm 2023, gia đình ông Chua tiếp tục được vay bổ sung 40 triệu đồng để phát triển chăn nuôi dê. Nhờ sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả, gia đình ông Chua tăng đàn vật nuôi lên với 2 con trâu và trên 50 con dê hiện nay, giúp gia đình cải thiện thu nhập, vươn lên thoát nghèo năm 2023. Hiện nay, Đoàn thanh niên xã Mồ Dề đang quản lý tổng dư nợ 3.702 triệu đồng, cho 104 lượt hộ đoàn viên thanh niên và nhân dân vay phát triển kinh tế. Nhờ đó hết năm 2023, xã Mồ Dề có 90 hộ thoát nghèo, vượt 10 hộ so với kế hoạch huyện giao, giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống còn 57,09% năm 2024.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, cùng với triển khai đồng bộ nhiều chính sách từ đào tạo nghề, giới thiệu, giải quyết việc làm cho người lao động, hỗ trợ về giáo dục, y tế..., huyện chú trọng triển khai hiệu quả 13 chương trình tín dụng như: cho vay hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, vay học sinh sinh viên, vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, làm nhà ở...
Huyện chỉ đạo quan tâm định hướng kịp thời cũng như thực hiện công tác giám sát, kiểm tra của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cũng như cấp ủy, chính quyền địa phương từ huyện đến xã đã giúp người vay nâng cao ý thức, trách nhiệm với đồng vốn vay của mình đảm bảo sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, giúp người thụ hưởng nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo chung của huyện.
Ông Sùng A Chua - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: "Với phương châm "trao cần câu chứ không cho con cá”, thời gian qua, các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện đã được thực hiện đồng bộ, nhất là các chương trình tín dụng chính sách đã tiếp sức mạnh mẽ cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giúp nhiều hộ thụ hưởng từ khó khăn đã dần vươn lên thoát nghèo, khá giả. Năm 2023, riêng nguồn vốn chính sách đã thực hiện cho 2.284 lượt hộ vay với tổng dư nợ đạt 129 tỷ 518 triệu đồng, góp phần mua tăng 2.715 con trâu, bò, trên 1.900 con lợn, dê và hơn 2.540 con gia cầm các loại, khai hoang 145 ha ruộng bậc thang... Qua đó, giúp huyện giảm tỷ lệ hộ nghèo so với năm trước đạt 9,83%, giảm hộ nghèo chuyển sang năm 2024 toàn huyện còn 5.166 hộ, chiếm 38,45%”.
Có thể thấy, các chính sách giảm nghèo như: các dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình kinh tế, dự án hỗ trợ sản xuất trong nông nghiệp, các chương trình tín dụng... đã tiếp thêm nhiều nguồn lực cho huyện trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, giúp nhiều người nghèo từng bước vươn lên có cuộc sống ấm no, góp phần giúp huyện thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương, đặc biệt tạo tiền đề để huyện phấn đấu hết năm 2025, cơ bản không còn là huyện nghèo.
Theo Báo Yên Bái
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, những năm qua, huyện Mù Cang Chải đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là thực hiện linh hoạt các chương trình tín dụng trên địa bàn, giúp người thụ hưởng có thêm động lực về vật chất, tinh thần phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.Năm 2023, gia đình ông Vàng A Làng, bản Thào Xa Chải, xã Nậm Có được vay 80 triệu đồng vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư mua đất ruộng, không chỉ giúp gia đình đảm bảo lương thực ăn quanh năm mà còn có nhiều phụ phẩm để chăn nuôi phát triển kinh tế.
Ông Làng chia sẻ: "Gia đình tôi đông anh em nên sau khi ra ở riêng, bố mẹ chia cho đất đai không được nhiều, lại không có ngành nghề ổn định nên kinh tế gặp nhiều khó khăn. Hàng năm, cùng với sản xuất nông nghiệp, tôi chủ yếu đi làm thuê để lo tiền nuôi con cái ăn học. Đầu năm 2023, người dân ở địa phương bán đất ruộng nên tôi đã mạnh dạn vay vốn mua đất để canh tác lúa, ngô, đảm bảo thóc ăn cho gia đình và phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, tạo việc làm cho các con. Nhờ nguồn vốn đã giúp tôi có thêm đất để canh tác, mở rộng chăn nuôi, tạo việc làm ổn định cho lao động gia đình, tăng thêm thu nhập, là cơ sở để thoát nghèo thời gian tới”.
Năm 2022, thông qua ủy thác của Đoàn thanh niên xã đã giúp gia đình ông Mùa Nhà Chua ở bản Màng Mủ, xã Mồ Dề được vay 60 triệu đồng vốn ưu đãi hộ nghèo để phát triển chăn nuôi trâu. Năm 2023, gia đình ông Chua tiếp tục được vay bổ sung 40 triệu đồng để phát triển chăn nuôi dê. Nhờ sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả, gia đình ông Chua tăng đàn vật nuôi lên với 2 con trâu và trên 50 con dê hiện nay, giúp gia đình cải thiện thu nhập, vươn lên thoát nghèo năm 2023. Hiện nay, Đoàn thanh niên xã Mồ Dề đang quản lý tổng dư nợ 3.702 triệu đồng, cho 104 lượt hộ đoàn viên thanh niên và nhân dân vay phát triển kinh tế. Nhờ đó hết năm 2023, xã Mồ Dề có 90 hộ thoát nghèo, vượt 10 hộ so với kế hoạch huyện giao, giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống còn 57,09% năm 2024.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, cùng với triển khai đồng bộ nhiều chính sách từ đào tạo nghề, giới thiệu, giải quyết việc làm cho người lao động, hỗ trợ về giáo dục, y tế..., huyện chú trọng triển khai hiệu quả 13 chương trình tín dụng như: cho vay hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, vay học sinh sinh viên, vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, làm nhà ở...
Huyện chỉ đạo quan tâm định hướng kịp thời cũng như thực hiện công tác giám sát, kiểm tra của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cũng như cấp ủy, chính quyền địa phương từ huyện đến xã đã giúp người vay nâng cao ý thức, trách nhiệm với đồng vốn vay của mình đảm bảo sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, giúp người thụ hưởng nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo chung của huyện.
Ông Sùng A Chua - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: "Với phương châm "trao cần câu chứ không cho con cá”, thời gian qua, các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện đã được thực hiện đồng bộ, nhất là các chương trình tín dụng chính sách đã tiếp sức mạnh mẽ cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giúp nhiều hộ thụ hưởng từ khó khăn đã dần vươn lên thoát nghèo, khá giả. Năm 2023, riêng nguồn vốn chính sách đã thực hiện cho 2.284 lượt hộ vay với tổng dư nợ đạt 129 tỷ 518 triệu đồng, góp phần mua tăng 2.715 con trâu, bò, trên 1.900 con lợn, dê và hơn 2.540 con gia cầm các loại, khai hoang 145 ha ruộng bậc thang... Qua đó, giúp huyện giảm tỷ lệ hộ nghèo so với năm trước đạt 9,83%, giảm hộ nghèo chuyển sang năm 2024 toàn huyện còn 5.166 hộ, chiếm 38,45%”.
Có thể thấy, các chính sách giảm nghèo như: các dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình kinh tế, dự án hỗ trợ sản xuất trong nông nghiệp, các chương trình tín dụng... đã tiếp thêm nhiều nguồn lực cho huyện trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, giúp nhiều người nghèo từng bước vươn lên có cuộc sống ấm no, góp phần giúp huyện thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương, đặc biệt tạo tiền đề để huyện phấn đấu hết năm 2025, cơ bản không còn là huyện nghèo.