CTTĐT - Xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp cho người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại tỉnh miền núi Yên Bái, cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh, huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ gia đình chính sách được hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.
Ngân hàng Vietinbank trao nhà cho hộ nghèo ở Mù Cang Chải
Mùa xuân năm nay, mẹ con chị Cao Thị Hương ở tổ dân phố 8 - thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên được đón Tết trong căn nhà mới khang trang, ấm cúng. Không chỉ có mẹ con chị Hương, mà xuân Giáp Thìn này, còn thêm hàng trăm hộ gia đình trên địa bàn toàn tỉnh được đón xuân, vui Tết đầm ấm trong những căn nhà mới.
Từ nhiều năm nay, gia đình chị Cao Thị Hương sống ở tổ dân phố 8 - thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên luôn trong danh sách hộ nghèo của huyện, nhưng năm nay với ngôi nhà mới khang trang, chị Hương đã ổn định cuộc sống và sẵn sàng thoát nghèo. Trong căn nhà mới, chị Hương vừa rót nước pha trà tiếp khách, vừa nhẩm tính với đoàn của chúng tôi tới thăm: “Tổng giá trị căn nhà hết 340 triệu thì tôi được nhà nước hỗ trợ cho 50 triệu, một nửa số còn lại là tôi vay mượn được của anh em, bạn bè các bác ạ! Rồi các bác trên khu phố, trên Mặt trận Tổ quốc, đoàn thanh niên cũng đến đây giúp sức về nhân công nữa nên may mắn lắm, căn nhà của gia đình tôi sớm được hoàn thiện. Tôi không biết nói gì hơn trước mơ ước bao lâu nay. Tôi xin cảm ơn Đảng, cảm ơn Nhà nước và bà con khu phố đã giúp tôi có nhà vững chãi để an cư lạc nghiệp, yên tâm sản xuất và thoát nghèo”.
Triển khai Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái, ngay khi có các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Ủy ban nhân dân huyện Lục Yên đã tổ chức rà soát những hộ thuộc đối tượng của Đề án, lựa chọn những hộ khó khăn nhất và có nhu cầu cấp thiết nhất, tuyên truyền vận động các gia đình cố gắng huy động mọi nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát; ban hành Kế hoạch thực hiện. Theo đó, đã duyệt hỗ trợ 183 nhà gồm: làm mới 167 nhà, sửa chữa 16 nhà. Tổng kinh phí hỗ trợ là 8.750 triệu đồng, thuộc các nguồn từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2023, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025; nguồn ngân sách tỉnh và nguồn huy động hợp pháp khác.
Cùng với nỗ lực của các địa phương trên địa bàn tỉnh, tại huyện vùng cao khó khăn nhất của huyện Mù Cang Chải, trên tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt, nỗ lực cao nhất, huyện cũng đã hoàn thành kế hoạch thực hiện Đề án hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo với 367/367 nhà, đạt 100% kế hoạch giao, trong đó làm mới 243, sửa chữa 133 nhà, tổng trị giá trên 18 tỷ đồng; đồng thời, huy động các nguồn lực xã hội hóa làm thêm 36 nhà, với tổng số kinh hỗ trợ gần 2 tỷ đồng. Qua đó, giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo có chỗ ở ổn định, yên tâm lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; từng bước thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Chúng tôi tới thăm gia đình bà Thào Thị Cha ở bản Hua Khắt - xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải vào dịp Tết cận kề. Bà Cha có chồng mất sớm phải một mình nuôi con nên cuộc sống khó khăn lắm. Căn nhà cũ đã xập xệ, là nỗi lo của bà mỗi khi mùa mưa bão đến. Mấy mẹ con chỉ trông vào ít ruộng, mỗi vụ thu được trên 20 bao thóc. Có mảnh vườn nhỏ trồng rau, nuôi được 1 con trâu nên chỉ đủ ăn qua bữa và lo cho con đi học chứ không có tiền để làm nhà.
Bà Cha xúc động chia sẻ: “May quá, năm nay, được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ nên gia đình tôi đã mạnh dạn vay thêm 40 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để góp thêm vào sửa chữa nhà. Tận dụng lại được phần ván lịa xung quanh và một phần tấm lợp từ ngôi nhà cũ, còn lại là thay mới hoàn toàn đảm bảo nền cứng, khung cứng và mái cứng theo yêu cầu với tổng chi phí hết khoảng 70 triệu đồng. Mẹ con tôi rất biết ơn Đảng, Nhà nước”.
Ngoài sự hỗ trợ từ kinh phí của Nhà nước, gia đình anh Chang A Giàng ở bản Tu San, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải cũng được Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Đông Hà Nội và Chi nhánh Yên Bái hỗ trợ tiền để xây dựng nhà ở. Gia đình anh Giàng là người dân tộc Mông, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngôi nhà trước đây của gia đình anh tạm bợ, dột nát, rất nguy hiểm mỗi khi mùa mưa bão đến. Nhờ sự hỗ trợ của các đơn vị hảo tâm, căn nhà được xây dựng khang trang, sạch đẹp, phù hợp với quy cách và phong tục của địa phương, các cột nhà và vách nhà đóng bằng gỗ chắn chắn, lợp ngói phiploximăng, láng nền gạch đá hoa, bếp và làm nhà vệ sinh khép kín. Ngoài ra, từ các nguồn vận động khác, các đơn vị đã trao tặng chăn, đệm, gạo cho hộ gia đình anh Giàng.
Ông Bùi Minh Hải - Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Đông Hà Nội cho biết: “Số tiền này do Vietinbank vận động từ khoản đóng góp tự nguyện của cán bộ, công chức trong đơn vị. Đây là tình cảm của Công đoàn Ngân hàng gửi đến bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhằm chia sẻ với những khó khăn của những hộ nghèo. Chúng tôi mong rằng, có ngôi nhà mới, các hộ nghèo sẽ có chốn an cư lạc nghiệp, sớm phát triển kinh tế để vươn lên xóa đói giảm nghèo”.
Chia sẻ về việc thực hiện thành công Đề án tại huyện vùng cao Mù Cang Chải, ông Lê Trọng Khang - Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: Để thực hiện Đề án đạt hiệu quả cao nhất, bên cạnh công tác họp dân để rà soát, phân loại, chọn đúng đối tượng hỗ trợ, địa phương đã chủ động các phương án hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, kết hợp với nguồn xã hội hóa. Vì vậy, khi triển khai thực hiện Đề án này, đồng bào nhân dân rất đồng tình ủng hộ, việc triển khai Đề án đạt kết quả cao.
Xác định việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để thực hiện công tác giảm nghèo, tỉnh Yên Bái đã tập trung tối đa các nguồn lực trong xã hội giúp đỡ các hộ có hoàn cảnh khó khăn đảm bảo điều kiện về nhà ở. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đồng thời thực hiện “công khai, minh bạch, rõ ràng”, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đã tổ chức rà soát, phân loại, chọn đúng người, đúng đối tượng để triển khai hỗ trợ bảo đảm phù hợp, hiệu quả các nguồn lực xã hội.
Thực hiện Quyết định số 33 ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015, cùng với các chính sách hỗ trợ từ trung ương, tỉnh Yên Bái đã ban hành các chính sách của tỉnh và tích cực huy động các nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo. Kết quả giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh đã hỗ trợ làm nhà cho 7.002 hộ nghèo với tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 416 tỷ đồng. Không chỉ đóng góp về tiền của, vật chất, chương trình còn huy động được sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh đóng góp công sức vào việc xây dựng nhà ở cho các đối tượng được hỗ trợ. Một số hộ ở vùng sâu, giao thông đi lại không thuận lợi, cũng có sự đóng góp công sức của nhân dân và cán bộ địa phương rất lớn trong việc vận chuyển vật liệu đến tận hộ dân.
Tiếp tục phát huy những kết quả thực hiện Đề án của giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 632 của ngày 27/4/2023 về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, trong giai đoạn 2023 - 2025, toàn tỉnh sẽ tập trung huy động các nguồn lực để giải quyết cơ bản tình trạng khó khăn, thiếu hụt về nhà ở cho 3.022 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh, trong đó hỗ trợ làm mới 2.351 nhà, sửa chữa 671 nhà. Riêng năm 2023, toàn tỉnh hỗ trợ 1.598 nhà, trong đó, làm mới 1.305 nhà, sửa chữa 293 nhà; Năm 2024 sẽ hỗ trợ 1.424 nhà, trong đó, làm mới 1.046 nhà, sửa chữa 378 nhà). Tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 sẽ hoàn thành Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 - 2025.
Kết quả đạt được từ việc thực hiện Đề án trong năm 2023, toàn tỉnh đã hoàn thành khởi công xây dựng 1.598 nhà căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Đề án của tỉnh, bằng 100% kế hoạch năm với tổng kinh phí gần 80 tỹ đồng. Trong đó, nguồn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh chiếm gần 50% và nguồn huy động hợp pháp khác chiếm trên 50%. Địa phương ưu tiên làm mới gần 730 nhà ở tại 2 huyện vùng cao đặc biệt khó khăn là Trạm Tấu và Mù Cang Chải.
Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đã tham gia đóng góp, giúp đỡ các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh đã thực hiện việc ủng hộ ít nhất một ngày lương để hỗ trợ, quyên góp kinh phí làm nhà. Riêng 3 chi nhánh ngân hàng lớn đứng chân trên địa bàn tỉnh là: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Yên Bái, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Yên Bái đã hỗ trợ kinh phí 12,5 tỷ đồng để làm nhà ở cho hộ nghèo.
Để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh Yên Bái huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội, người dân, doanh nghiệp thông qua công tác tuyên truyền, vận động nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực huy động từ xã hội hóa để thực hiện mục tiêu của Đề án, Kế hoạch. Đồng thời, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các địa phương trong triển khai tổ chức thực hiện.
Đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có khả năng tự tổ chức làm nhà, các địa phương đã huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư nơi đối tượng cư trú để tổ chức làm nhà cho các đối tượng. Ngoài mức kinh phí đã được hỗ trợ theo Đề án, Kế hoạch, các địa phương chủ động huy động thêm nhân công, vật liệu; phân công cụ thể cán bộ phụ trách thôn, bản, tổ dân phố trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các hộ gia đình thuộc diện được hỗ trợ làm mới, sửa chữa nhà ở theo tiến độ Đề án, Kế hoạch đã phê duyệt.
Đồng chí Vũ Lê Thành Anh - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái cho biết: Khi triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh cũng gặp phải một số khó khăn nhất định do số lượng hộ gia đình cần được hỗ trợ về nhà ở lớn dẫn đến tỉnh cần huy động một nguồn lực rất lớn, ước đạt 148,875 tỷ đồng, trong khi nguồn lực ngân sách tỉnh còn nhiều khó khăn, đòi hỏi phải huy động được một nguồn lực xã hội hóa lớn. Bên cạnh đó, các hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở cơ bản có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nguồn kinh phí đối ứng của gia đình rất hạn chế…
Đồng chí cũng cho biết thêm: Với tinh thần vượt qua mọi khó khăn, sự đoàn kết, nỗ lực của các cấp, các ngành, các cơ quan, doanh nghiệp và sự đồng thuận của nhân dân nên việc thực hiện Đề án đã đạt được hiệu quả rất tích cực. Để thực hiện tốt chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, thời gian tới ngành Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục tuyên truyền phổ biến tình hình triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, qua đó tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, huy động trách nhiệm, sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh trong việc tích cực tham gia hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, phối hợp với các sở, ngành có liên quan đề xuất phương án bố trí kinh phí từ nguồn các Chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách tỉnh và nguồn huy động hợp pháp khác, kịp thời phân bổ cho các địa phương để triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ làm nhà theo Đề án, Kế hoạch hàng năm.
Thực hiện Đề án hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh Yên Bái là chủ trương, chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước ta đối với hộ nghèo, cận nghèo còn khó khăn về nhà ở, kế thừa và phát huy truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”. Thực hiện có hiệu quả Đề án này góp phần khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chung tay của toàn xã hội đối với các hộ nghèo, cận nghèo, góp phần giải quyết cơ bản về nhu cầu nhà ở cho các đối tượng và giảm nghèo bền vững tại địa phương...
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp cho người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại tỉnh miền núi Yên Bái, cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh, huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ gia đình chính sách được hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.Mùa xuân năm nay, mẹ con chị Cao Thị Hương ở tổ dân phố 8 - thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên được đón Tết trong căn nhà mới khang trang, ấm cúng. Không chỉ có mẹ con chị Hương, mà xuân Giáp Thìn này, còn thêm hàng trăm hộ gia đình trên địa bàn toàn tỉnh được đón xuân, vui Tết đầm ấm trong những căn nhà mới.
Từ nhiều năm nay, gia đình chị Cao Thị Hương sống ở tổ dân phố 8 - thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên luôn trong danh sách hộ nghèo của huyện, nhưng năm nay với ngôi nhà mới khang trang, chị Hương đã ổn định cuộc sống và sẵn sàng thoát nghèo. Trong căn nhà mới, chị Hương vừa rót nước pha trà tiếp khách, vừa nhẩm tính với đoàn của chúng tôi tới thăm: “Tổng giá trị căn nhà hết 340 triệu thì tôi được nhà nước hỗ trợ cho 50 triệu, một nửa số còn lại là tôi vay mượn được của anh em, bạn bè các bác ạ! Rồi các bác trên khu phố, trên Mặt trận Tổ quốc, đoàn thanh niên cũng đến đây giúp sức về nhân công nữa nên may mắn lắm, căn nhà của gia đình tôi sớm được hoàn thiện. Tôi không biết nói gì hơn trước mơ ước bao lâu nay. Tôi xin cảm ơn Đảng, cảm ơn Nhà nước và bà con khu phố đã giúp tôi có nhà vững chãi để an cư lạc nghiệp, yên tâm sản xuất và thoát nghèo”.
Triển khai Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái, ngay khi có các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Ủy ban nhân dân huyện Lục Yên đã tổ chức rà soát những hộ thuộc đối tượng của Đề án, lựa chọn những hộ khó khăn nhất và có nhu cầu cấp thiết nhất, tuyên truyền vận động các gia đình cố gắng huy động mọi nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát; ban hành Kế hoạch thực hiện. Theo đó, đã duyệt hỗ trợ 183 nhà gồm: làm mới 167 nhà, sửa chữa 16 nhà. Tổng kinh phí hỗ trợ là 8.750 triệu đồng, thuộc các nguồn từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2023, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025; nguồn ngân sách tỉnh và nguồn huy động hợp pháp khác.
Cùng với nỗ lực của các địa phương trên địa bàn tỉnh, tại huyện vùng cao khó khăn nhất của huyện Mù Cang Chải, trên tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt, nỗ lực cao nhất, huyện cũng đã hoàn thành kế hoạch thực hiện Đề án hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo với 367/367 nhà, đạt 100% kế hoạch giao, trong đó làm mới 243, sửa chữa 133 nhà, tổng trị giá trên 18 tỷ đồng; đồng thời, huy động các nguồn lực xã hội hóa làm thêm 36 nhà, với tổng số kinh hỗ trợ gần 2 tỷ đồng. Qua đó, giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo có chỗ ở ổn định, yên tâm lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; từng bước thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Chúng tôi tới thăm gia đình bà Thào Thị Cha ở bản Hua Khắt - xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải vào dịp Tết cận kề. Bà Cha có chồng mất sớm phải một mình nuôi con nên cuộc sống khó khăn lắm. Căn nhà cũ đã xập xệ, là nỗi lo của bà mỗi khi mùa mưa bão đến. Mấy mẹ con chỉ trông vào ít ruộng, mỗi vụ thu được trên 20 bao thóc. Có mảnh vườn nhỏ trồng rau, nuôi được 1 con trâu nên chỉ đủ ăn qua bữa và lo cho con đi học chứ không có tiền để làm nhà.
Bà Cha xúc động chia sẻ: “May quá, năm nay, được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ nên gia đình tôi đã mạnh dạn vay thêm 40 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để góp thêm vào sửa chữa nhà. Tận dụng lại được phần ván lịa xung quanh và một phần tấm lợp từ ngôi nhà cũ, còn lại là thay mới hoàn toàn đảm bảo nền cứng, khung cứng và mái cứng theo yêu cầu với tổng chi phí hết khoảng 70 triệu đồng. Mẹ con tôi rất biết ơn Đảng, Nhà nước”.
Ngoài sự hỗ trợ từ kinh phí của Nhà nước, gia đình anh Chang A Giàng ở bản Tu San, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải cũng được Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Đông Hà Nội và Chi nhánh Yên Bái hỗ trợ tiền để xây dựng nhà ở. Gia đình anh Giàng là người dân tộc Mông, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngôi nhà trước đây của gia đình anh tạm bợ, dột nát, rất nguy hiểm mỗi khi mùa mưa bão đến. Nhờ sự hỗ trợ của các đơn vị hảo tâm, căn nhà được xây dựng khang trang, sạch đẹp, phù hợp với quy cách và phong tục của địa phương, các cột nhà và vách nhà đóng bằng gỗ chắn chắn, lợp ngói phiploximăng, láng nền gạch đá hoa, bếp và làm nhà vệ sinh khép kín. Ngoài ra, từ các nguồn vận động khác, các đơn vị đã trao tặng chăn, đệm, gạo cho hộ gia đình anh Giàng.
Ông Bùi Minh Hải - Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Đông Hà Nội cho biết: “Số tiền này do Vietinbank vận động từ khoản đóng góp tự nguyện của cán bộ, công chức trong đơn vị. Đây là tình cảm của Công đoàn Ngân hàng gửi đến bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhằm chia sẻ với những khó khăn của những hộ nghèo. Chúng tôi mong rằng, có ngôi nhà mới, các hộ nghèo sẽ có chốn an cư lạc nghiệp, sớm phát triển kinh tế để vươn lên xóa đói giảm nghèo”.
Chia sẻ về việc thực hiện thành công Đề án tại huyện vùng cao Mù Cang Chải, ông Lê Trọng Khang - Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: Để thực hiện Đề án đạt hiệu quả cao nhất, bên cạnh công tác họp dân để rà soát, phân loại, chọn đúng đối tượng hỗ trợ, địa phương đã chủ động các phương án hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, kết hợp với nguồn xã hội hóa. Vì vậy, khi triển khai thực hiện Đề án này, đồng bào nhân dân rất đồng tình ủng hộ, việc triển khai Đề án đạt kết quả cao.
Xác định việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để thực hiện công tác giảm nghèo, tỉnh Yên Bái đã tập trung tối đa các nguồn lực trong xã hội giúp đỡ các hộ có hoàn cảnh khó khăn đảm bảo điều kiện về nhà ở. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đồng thời thực hiện “công khai, minh bạch, rõ ràng”, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đã tổ chức rà soát, phân loại, chọn đúng người, đúng đối tượng để triển khai hỗ trợ bảo đảm phù hợp, hiệu quả các nguồn lực xã hội.
Thực hiện Quyết định số 33 ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015, cùng với các chính sách hỗ trợ từ trung ương, tỉnh Yên Bái đã ban hành các chính sách của tỉnh và tích cực huy động các nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo. Kết quả giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh đã hỗ trợ làm nhà cho 7.002 hộ nghèo với tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 416 tỷ đồng. Không chỉ đóng góp về tiền của, vật chất, chương trình còn huy động được sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh đóng góp công sức vào việc xây dựng nhà ở cho các đối tượng được hỗ trợ. Một số hộ ở vùng sâu, giao thông đi lại không thuận lợi, cũng có sự đóng góp công sức của nhân dân và cán bộ địa phương rất lớn trong việc vận chuyển vật liệu đến tận hộ dân.
Tiếp tục phát huy những kết quả thực hiện Đề án của giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 632 của ngày 27/4/2023 về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, trong giai đoạn 2023 - 2025, toàn tỉnh sẽ tập trung huy động các nguồn lực để giải quyết cơ bản tình trạng khó khăn, thiếu hụt về nhà ở cho 3.022 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh, trong đó hỗ trợ làm mới 2.351 nhà, sửa chữa 671 nhà. Riêng năm 2023, toàn tỉnh hỗ trợ 1.598 nhà, trong đó, làm mới 1.305 nhà, sửa chữa 293 nhà; Năm 2024 sẽ hỗ trợ 1.424 nhà, trong đó, làm mới 1.046 nhà, sửa chữa 378 nhà). Tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 sẽ hoàn thành Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 - 2025.
Kết quả đạt được từ việc thực hiện Đề án trong năm 2023, toàn tỉnh đã hoàn thành khởi công xây dựng 1.598 nhà căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Đề án của tỉnh, bằng 100% kế hoạch năm với tổng kinh phí gần 80 tỹ đồng. Trong đó, nguồn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh chiếm gần 50% và nguồn huy động hợp pháp khác chiếm trên 50%. Địa phương ưu tiên làm mới gần 730 nhà ở tại 2 huyện vùng cao đặc biệt khó khăn là Trạm Tấu và Mù Cang Chải.
Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đã tham gia đóng góp, giúp đỡ các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh đã thực hiện việc ủng hộ ít nhất một ngày lương để hỗ trợ, quyên góp kinh phí làm nhà. Riêng 3 chi nhánh ngân hàng lớn đứng chân trên địa bàn tỉnh là: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Yên Bái, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Yên Bái đã hỗ trợ kinh phí 12,5 tỷ đồng để làm nhà ở cho hộ nghèo.
Để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh Yên Bái huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội, người dân, doanh nghiệp thông qua công tác tuyên truyền, vận động nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực huy động từ xã hội hóa để thực hiện mục tiêu của Đề án, Kế hoạch. Đồng thời, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các địa phương trong triển khai tổ chức thực hiện.
Đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có khả năng tự tổ chức làm nhà, các địa phương đã huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư nơi đối tượng cư trú để tổ chức làm nhà cho các đối tượng. Ngoài mức kinh phí đã được hỗ trợ theo Đề án, Kế hoạch, các địa phương chủ động huy động thêm nhân công, vật liệu; phân công cụ thể cán bộ phụ trách thôn, bản, tổ dân phố trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các hộ gia đình thuộc diện được hỗ trợ làm mới, sửa chữa nhà ở theo tiến độ Đề án, Kế hoạch đã phê duyệt.
Đồng chí Vũ Lê Thành Anh - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái cho biết: Khi triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh cũng gặp phải một số khó khăn nhất định do số lượng hộ gia đình cần được hỗ trợ về nhà ở lớn dẫn đến tỉnh cần huy động một nguồn lực rất lớn, ước đạt 148,875 tỷ đồng, trong khi nguồn lực ngân sách tỉnh còn nhiều khó khăn, đòi hỏi phải huy động được một nguồn lực xã hội hóa lớn. Bên cạnh đó, các hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở cơ bản có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nguồn kinh phí đối ứng của gia đình rất hạn chế…
Đồng chí cũng cho biết thêm: Với tinh thần vượt qua mọi khó khăn, sự đoàn kết, nỗ lực của các cấp, các ngành, các cơ quan, doanh nghiệp và sự đồng thuận của nhân dân nên việc thực hiện Đề án đã đạt được hiệu quả rất tích cực. Để thực hiện tốt chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, thời gian tới ngành Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục tuyên truyền phổ biến tình hình triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, qua đó tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, huy động trách nhiệm, sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh trong việc tích cực tham gia hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, phối hợp với các sở, ngành có liên quan đề xuất phương án bố trí kinh phí từ nguồn các Chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách tỉnh và nguồn huy động hợp pháp khác, kịp thời phân bổ cho các địa phương để triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ làm nhà theo Đề án, Kế hoạch hàng năm.
Thực hiện Đề án hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh Yên Bái là chủ trương, chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước ta đối với hộ nghèo, cận nghèo còn khó khăn về nhà ở, kế thừa và phát huy truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”. Thực hiện có hiệu quả Đề án này góp phần khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chung tay của toàn xã hội đối với các hộ nghèo, cận nghèo, góp phần giải quyết cơ bản về nhu cầu nhà ở cho các đối tượng và giảm nghèo bền vững tại địa phương...