Ra Giêng, nắng xuân ấm áp đã xua đi cái giá lạnh của mùa đông. Trong ngôi nhà khang trang, thoang thoảng hương bưởi, hương chanh, chúng tôi được nghe câu chuyện, đúng hơn là hành trình thoát nghèo, vượt khó vươn lên của anh chị Nguyễn Văn Đãi và Trần Thu Vịnh ở tổ 11, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên. Đi từ bàn tay trắng, vượt bao cực nhọc để hôm nay có cuộc sống đủ đầy.
Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh và huyện Văn Yên thăm gia đình anh chị Đãi Vịnh.
"Trước đây, nhà tôi nghèo lắm!” - anh Đãi mở đầu câu chuyện với chúng tôi như vậy. Và câu chuyện cứ như một thước phim quay chậm lần lượt từng chi tiết: Cơm độn sắn liên miên ngay sau vụ gặt chứ đừng nói gì đến tháng Ba, ngày Tám. Năm 1997, vào bộ đội mới hết ăn độn, sau hai năm hoàn thành nghĩa vụ, về địa phương vẫn nguyên cảnh nghèo, tôi theo đoàn thợ xây trong xóm đi làm các ngả nhưng ngày công mới được 11.000 đồng.
Năm 1999, em gái thi đỗ đại học sư phạm, đây là niềm vui và vinh dự lớn của cả dòng họ nhưng tiền đâu để lo cho em đi học thực sự là câu hỏi chưa có lời giải. Em tôi rất buồn, nó khóc nhiều vì vừa muốn đi học lại vừa muốn ở nhà cho bố mẹ và anh trai đỡ lo. Thương em, tôi động viên, cứ cố gắng đi học cho tốt, anh sẽ lo được.
Nói vậy thôi chứ mỗi tháng tằn tiện lắm sinh viên cũng tiêu hết 500.000 đồng, trong khi tôi đi làm đủ 30 công/tháng thì lương mới được 330.000 đồng. Tôi bỏ nghề phụ xây, chuyển lên làm công nhân nghiền tre nứa ở nhà máy giấy đế, lương có khá hơn nhưng vất vả và cả nguy hiểm, độc hại; chưa kể, làm xa nhà, chi phí xăng xe, ăn uống cũng hết.
Năm 2001, tôi xây dựng gia đình, vợ chồng chan chứa yêu thương nhưng nhiều đêm thao thức làm sao để thoát nghèo, làm gì để nuôi em ăn học? Thế rồi cơ hội đã đến khi tôi tham gia Hội Cựu chiến binh, cả hai vợ chồng đều trở thành hội viên Hội nông dân của thị trấn, đó là những tổ chức chính trị - xã hội, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với nhiều chương trình tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, nhiều phong trào thi đua yêu nước, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; đặc biệt, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cho vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) gồm nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi.
Sau khi tham gia các buổi sinh hoạt hội, vợ chồng về bàn bạc với bố mẹ làm đơn xin vay chương trình "Cho vay học sinh, sinh viên” nhằm giải quyết áp lực trước mắt. Tiếp đó, vợ chồng lập hồ sơ vay vốn phát triển chăn nuôi; tôi đã quyết định nghỉ làm ở xưởng nghiền tre nứa về nhà xây dựng chuồng trại, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học chăn nuôi lợn; đọc tài liệu, sách báo; tìm đến những cơ sở chăn nuôi lớn để học hỏi. Toàn bộ số vốn vay từ NHCSXH chúng tôi đầu tư 20, rồi 35 lợn nái. Lợn hậu bị nhất thiết phải thuần chủng, giống tốt, sạch bệnh, đảm bảo sinh ra những lứa lợn con khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, tỷ lệ nạc cao; quá trình nuôi tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh…
Làm đúng kỹ thuật nên mười mấy năm theo nghề chăn nuôi, gia đình anh chị Đãi Vịnh không hề bị dịch bệnh. Nghề chăn nuôi lúc trầm, khi bổng; giá cả biến động liên miên nhưng lợn giống của gia đình đạt chất lượng tốt, khỏe mạnh, mau lớn, tỷ lệ nạc cao…
Với bản tính tốt bụng, anh chị sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, nhiệt tình giúp đỡ về mặt kỹ thuật cho những hộ mới vào nghề… nên thời điểm nào lợn giống cũng được tiêu thụ hết. Không chỉ sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm, anh chị còn giúp đỡ bà con trong làng, hội viên cựu chiến binh, nông dân, phụ nữ bằng cách bán lợn giống không lãi để mọi người cùng phát triển kinh tế.
Cùng với nghề chăn nuôi lợn, anh chị tiếp tục vay vốn từ NHCSXH để đầu tư trồng và chăm sóc rừng quế, một đối tượng cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và cho thu nhập thường xuyền từ năm thứ tư bằng việc tỉa cành, chặt lá. Cuộc sống gia đình người nông dân nghèo thiếu ăn ngày nào cứ thế mà khấm khá lên, cô em gái cũng tốt nghiệp đại học sư phạm, trở thành cô giáo công tác tại Trường THPT Chu Văn An. Nhờ kinh tế đi lên, anh chị đã xây cất ngôi nhà khang trang, nuôi các con ăn học; toàn bộ số lãi và gốc đã trả cho Ngân hàng đúng kỳ, đúng hạn.
Cuối năm 2022, nhận thấy phong trào thể dục, thể thao trên địa bàn huyện phát triển mạnh, đặc biệt là môn bóng đá, vợ chồng anh chị Đãi Vịnh đã quyết định chuyển nghề chăn nuôi lợn, tận dụng đất đai của gia đình còn rộng để đầu tư sân bóng đá. Ý tưởng kinh doanh lĩnh vực mới được lãnh đạo Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Văn Yên ủng hộ, hồ sơ vay vốn tạo việc làm với số vốn vay 95 triệu đồng theo chương trình cho vay giải quyết việc làm đã được phê duyệt. Vậy là, một sân bóng mini tiêu chuẩn đã được ra đời trong một thời gian rất ngắn với tổng mức đầu tư hơn 600 triệu đồng.
Nhờ phong cách dễ mến, dễ gần, đặc biệt là tình thần hăng hái, nhiệt tình tổ chức những giải đấu quy mô nhỏ cho các các cơ quan, đơn vị, trường học và nhất là câu lạc bộ bóng đá các thôn, các xã trên địa bàn huyện nên sân bóng của gia đình anh chị thu hút được khá đông đội bóng đến luyện tập và thi đấu. Bình quân mỗi tháng thu hút được từ 20 đến 30 trận.
Mới đây, danh thủ Nguyễn Hồng Sơn cùng nhiều cựu cầu thủ cấp quốc gia cũng đã lên thị trấn Mậu A và thi đấu giao hữu với các đội bóng ngay trên sân của gia đình anh chị. Nhờ vậy, duy trì được nguồn thu đáng kể cho gia đình, chưa kể anh chị còn kết hợp kinh doanh đồ ăn, nước uống cho những người đến luyện tập, thi đấu.
Chia sẻ với niềm vui thoát nghèo, vươn lên no ấm của anh chị Đãi Vịnh vào một ngày đầu xuân, đồng chí Đỗ Long Thảo - Phó Giám đốc NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái tâm sự: "Mỗi năm, tỉnh Yên Bái giảm 4% tỷ lệ hộ nghèo. Mọi miền quê xuất hiện ngày càng nhiều những điển hình xóa đói giảm nghèo, đồng vốn của NHCSXH là bạn đồng hành, là nguồn lực quan trọng giúp bà con vươn lên xây dựng cuộc sống mới”.
Ông Nguyễn Minh Tráng, người đã 21 năm làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn 11, thị trấn Mậu A cho biết: "Các thành viên trong tổ do tôi phụ trách và mọi đối tượng vay vốn từ NHCSXH đều sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy được hiệu quả và trả cả lãi và gốc đúng kỳ, đúng hạn. Tiền tiết kiệm gửi vào NHCSXH ngày một tăng, riêng tổ 11 có nhiều hộ vươn lên thoát nghèo từ vốn vay ưu đãi như hộ Trần Văn Tặng, Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Thị Cải... Chúng tôi trân trọng đồng vốn chính sách đã giúp đồng bào nghèo vươn lên, giúp đoàn viên, hội viên quần tụ, cộng đồng trách nhiệm và lan tỏa mọi phong trào”.
Anh Nguyễn Văn Đãi xúc động: "Nhờ đồng vốn của NHCSXH mà gia đình tôi đã hết đói nghèo, em gái tôi đã trở thành cô giáo trường huyện. Chúng tôi biết ơn Đảng, Chính phủ đã tạo điều kiện cho người dân nghèo có cơ hội vươn lên”.
Những lời tâm sự xuất phát từ đáy lòng thể hiện sự biết ơn của nhân dân với Đảng, Nhà nước giữa những ngày đầu xuân ấm áp. Băng rôn, khẩu hiệu, cờ đỏ, sao vàng mừng xuân Giáp Thìn, mừng Đảng quang vinh 94 mùa xuân nổi bật trên nền trời xanh. "NHCSXH sẽ chung sức để Văn Yên cán đích huyện nông thôn mới bằng các chương trình tín dụng ưu đãi, bám sát vào bộ tiêu chí nông thôn mới” - Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Văn Yên Hoàng Ngọc Giang khẳng định với chúng tôi như vậy.
Theo Báo Yên Bái
Ra Giêng, nắng xuân ấm áp đã xua đi cái giá lạnh của mùa đông. Trong ngôi nhà khang trang, thoang thoảng hương bưởi, hương chanh, chúng tôi được nghe câu chuyện, đúng hơn là hành trình thoát nghèo, vượt khó vươn lên của anh chị Nguyễn Văn Đãi và Trần Thu Vịnh ở tổ 11, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên. Đi từ bàn tay trắng, vượt bao cực nhọc để hôm nay có cuộc sống đủ đầy."Trước đây, nhà tôi nghèo lắm!” - anh Đãi mở đầu câu chuyện với chúng tôi như vậy. Và câu chuyện cứ như một thước phim quay chậm lần lượt từng chi tiết: Cơm độn sắn liên miên ngay sau vụ gặt chứ đừng nói gì đến tháng Ba, ngày Tám. Năm 1997, vào bộ đội mới hết ăn độn, sau hai năm hoàn thành nghĩa vụ, về địa phương vẫn nguyên cảnh nghèo, tôi theo đoàn thợ xây trong xóm đi làm các ngả nhưng ngày công mới được 11.000 đồng.
Năm 1999, em gái thi đỗ đại học sư phạm, đây là niềm vui và vinh dự lớn của cả dòng họ nhưng tiền đâu để lo cho em đi học thực sự là câu hỏi chưa có lời giải. Em tôi rất buồn, nó khóc nhiều vì vừa muốn đi học lại vừa muốn ở nhà cho bố mẹ và anh trai đỡ lo. Thương em, tôi động viên, cứ cố gắng đi học cho tốt, anh sẽ lo được.
Nói vậy thôi chứ mỗi tháng tằn tiện lắm sinh viên cũng tiêu hết 500.000 đồng, trong khi tôi đi làm đủ 30 công/tháng thì lương mới được 330.000 đồng. Tôi bỏ nghề phụ xây, chuyển lên làm công nhân nghiền tre nứa ở nhà máy giấy đế, lương có khá hơn nhưng vất vả và cả nguy hiểm, độc hại; chưa kể, làm xa nhà, chi phí xăng xe, ăn uống cũng hết.
Năm 2001, tôi xây dựng gia đình, vợ chồng chan chứa yêu thương nhưng nhiều đêm thao thức làm sao để thoát nghèo, làm gì để nuôi em ăn học? Thế rồi cơ hội đã đến khi tôi tham gia Hội Cựu chiến binh, cả hai vợ chồng đều trở thành hội viên Hội nông dân của thị trấn, đó là những tổ chức chính trị - xã hội, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với nhiều chương trình tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, nhiều phong trào thi đua yêu nước, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; đặc biệt, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cho vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) gồm nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi.
Sau khi tham gia các buổi sinh hoạt hội, vợ chồng về bàn bạc với bố mẹ làm đơn xin vay chương trình "Cho vay học sinh, sinh viên” nhằm giải quyết áp lực trước mắt. Tiếp đó, vợ chồng lập hồ sơ vay vốn phát triển chăn nuôi; tôi đã quyết định nghỉ làm ở xưởng nghiền tre nứa về nhà xây dựng chuồng trại, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học chăn nuôi lợn; đọc tài liệu, sách báo; tìm đến những cơ sở chăn nuôi lớn để học hỏi. Toàn bộ số vốn vay từ NHCSXH chúng tôi đầu tư 20, rồi 35 lợn nái. Lợn hậu bị nhất thiết phải thuần chủng, giống tốt, sạch bệnh, đảm bảo sinh ra những lứa lợn con khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, tỷ lệ nạc cao; quá trình nuôi tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh…
Làm đúng kỹ thuật nên mười mấy năm theo nghề chăn nuôi, gia đình anh chị Đãi Vịnh không hề bị dịch bệnh. Nghề chăn nuôi lúc trầm, khi bổng; giá cả biến động liên miên nhưng lợn giống của gia đình đạt chất lượng tốt, khỏe mạnh, mau lớn, tỷ lệ nạc cao…
Với bản tính tốt bụng, anh chị sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, nhiệt tình giúp đỡ về mặt kỹ thuật cho những hộ mới vào nghề… nên thời điểm nào lợn giống cũng được tiêu thụ hết. Không chỉ sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm, anh chị còn giúp đỡ bà con trong làng, hội viên cựu chiến binh, nông dân, phụ nữ bằng cách bán lợn giống không lãi để mọi người cùng phát triển kinh tế.
Cùng với nghề chăn nuôi lợn, anh chị tiếp tục vay vốn từ NHCSXH để đầu tư trồng và chăm sóc rừng quế, một đối tượng cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và cho thu nhập thường xuyền từ năm thứ tư bằng việc tỉa cành, chặt lá. Cuộc sống gia đình người nông dân nghèo thiếu ăn ngày nào cứ thế mà khấm khá lên, cô em gái cũng tốt nghiệp đại học sư phạm, trở thành cô giáo công tác tại Trường THPT Chu Văn An. Nhờ kinh tế đi lên, anh chị đã xây cất ngôi nhà khang trang, nuôi các con ăn học; toàn bộ số lãi và gốc đã trả cho Ngân hàng đúng kỳ, đúng hạn.
Cuối năm 2022, nhận thấy phong trào thể dục, thể thao trên địa bàn huyện phát triển mạnh, đặc biệt là môn bóng đá, vợ chồng anh chị Đãi Vịnh đã quyết định chuyển nghề chăn nuôi lợn, tận dụng đất đai của gia đình còn rộng để đầu tư sân bóng đá. Ý tưởng kinh doanh lĩnh vực mới được lãnh đạo Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Văn Yên ủng hộ, hồ sơ vay vốn tạo việc làm với số vốn vay 95 triệu đồng theo chương trình cho vay giải quyết việc làm đã được phê duyệt. Vậy là, một sân bóng mini tiêu chuẩn đã được ra đời trong một thời gian rất ngắn với tổng mức đầu tư hơn 600 triệu đồng.
Nhờ phong cách dễ mến, dễ gần, đặc biệt là tình thần hăng hái, nhiệt tình tổ chức những giải đấu quy mô nhỏ cho các các cơ quan, đơn vị, trường học và nhất là câu lạc bộ bóng đá các thôn, các xã trên địa bàn huyện nên sân bóng của gia đình anh chị thu hút được khá đông đội bóng đến luyện tập và thi đấu. Bình quân mỗi tháng thu hút được từ 20 đến 30 trận.
Mới đây, danh thủ Nguyễn Hồng Sơn cùng nhiều cựu cầu thủ cấp quốc gia cũng đã lên thị trấn Mậu A và thi đấu giao hữu với các đội bóng ngay trên sân của gia đình anh chị. Nhờ vậy, duy trì được nguồn thu đáng kể cho gia đình, chưa kể anh chị còn kết hợp kinh doanh đồ ăn, nước uống cho những người đến luyện tập, thi đấu.
Chia sẻ với niềm vui thoát nghèo, vươn lên no ấm của anh chị Đãi Vịnh vào một ngày đầu xuân, đồng chí Đỗ Long Thảo - Phó Giám đốc NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái tâm sự: "Mỗi năm, tỉnh Yên Bái giảm 4% tỷ lệ hộ nghèo. Mọi miền quê xuất hiện ngày càng nhiều những điển hình xóa đói giảm nghèo, đồng vốn của NHCSXH là bạn đồng hành, là nguồn lực quan trọng giúp bà con vươn lên xây dựng cuộc sống mới”.
Ông Nguyễn Minh Tráng, người đã 21 năm làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn 11, thị trấn Mậu A cho biết: "Các thành viên trong tổ do tôi phụ trách và mọi đối tượng vay vốn từ NHCSXH đều sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy được hiệu quả và trả cả lãi và gốc đúng kỳ, đúng hạn. Tiền tiết kiệm gửi vào NHCSXH ngày một tăng, riêng tổ 11 có nhiều hộ vươn lên thoát nghèo từ vốn vay ưu đãi như hộ Trần Văn Tặng, Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Thị Cải... Chúng tôi trân trọng đồng vốn chính sách đã giúp đồng bào nghèo vươn lên, giúp đoàn viên, hội viên quần tụ, cộng đồng trách nhiệm và lan tỏa mọi phong trào”.
Anh Nguyễn Văn Đãi xúc động: "Nhờ đồng vốn của NHCSXH mà gia đình tôi đã hết đói nghèo, em gái tôi đã trở thành cô giáo trường huyện. Chúng tôi biết ơn Đảng, Chính phủ đã tạo điều kiện cho người dân nghèo có cơ hội vươn lên”.
Những lời tâm sự xuất phát từ đáy lòng thể hiện sự biết ơn của nhân dân với Đảng, Nhà nước giữa những ngày đầu xuân ấm áp. Băng rôn, khẩu hiệu, cờ đỏ, sao vàng mừng xuân Giáp Thìn, mừng Đảng quang vinh 94 mùa xuân nổi bật trên nền trời xanh. "NHCSXH sẽ chung sức để Văn Yên cán đích huyện nông thôn mới bằng các chương trình tín dụng ưu đãi, bám sát vào bộ tiêu chí nông thôn mới” - Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Văn Yên Hoàng Ngọc Giang khẳng định với chúng tôi như vậy.