Huyện chú trọng đào tạo nghề phi nông nghiệp gắn với du lịch, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh; đặc biệt tập trung đào tạo nghề theo chiều sâu, theo nhu cầu dịch vụ, du lịch của xã hội và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Học viên lớp học nghề may, thêu huyện Mù Cang Chải trưng bày sản phẩm sau khóa học.
Là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn, bên cạnh những thuận lợi như: được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự vào cuộc của các ngành, các tổ chức đoàn thể, các cơ sở dạy nghề; sự tích cực tham gia học nghề của người lao động trên địa bàn…, hoạt động đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Mù Cang Chải còn gặp không ít trở ngại.
Do địa hình đồi núi dốc, trên địa bàn huyện thường xảy ra lũ quét vào mùa mưa gây khó khăn cho việc bố trí, tổ chức lớp học, vận chuyển trang thiết bị dạy nghề, công tác tuyên truyền, vận động lao động tham gia học nghề... Dân số huyện trên 90% là đồng bào Mông, mặt bằng dân trí hạn chế nên nhận thức và ý thức tham gia học nghề của người lao động chưa cao, nhu cầu học nghề thường có sự thay đổi, việc duy trì tỷ lệ thường xuyên, chuyên cần của học viên một số lớp học chưa đảm bảo dẫn đến học viên không đủ điều kiện cấp chứng chỉ nghề, mất chỉ tiêu học nghề.
Cùng với đó, các lớp nghề phi nông nghiệp còn thiếu giáo viên giảng dạy. Trong khi sau học nghề, người lao động chủ yếu tự tạo việc làm tại bản, xã và một số dịch vụ nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ gia đình, dân bản, lao động, chưa tham gia vào làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh nên khó có thu nhập ổn định; sự chuyển đổi nghề chưa thực sự bền vững.
Ông Đỗ Công Chúng - Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Mù Cang Chải cho biết: Từ những khó khăn vốn có của huyện vùng cao với đa số là đồng bào dân tộc thiểu số nên trong thực hiện các chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, chúng tôi luôn coi trọng, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, nhất là đối với nhóm đối tượng chuyển đổi nghề…, tạo sự chuyển biến rõ nét, thực chất về chất lượng chuyển dịch cơ cấu lao động.
Theo đó, Mù Cang Chải đã thực hiện đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Hàng năm, huyện chỉ đạo xây dựng kế hoạch thống kê rà soát nguồn lao động, nhu cầu tìm việc làm của người lao động trên địa bàn… để các cơ sở dạy nghề trong, ngoài huyện tổ chức đào tạo nghề và tư vấn, tuyên truyền, giới thiệu đến các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động vào làm việc hoặc xuất khẩu lao động.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Mù Cang Chải đã chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp cho 215/400 lao động.
Cùng với đó, huyện triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, trong đó tăng cường đào tạo tay nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu lao động; chú trọng đào tạo nghề phi nông nghiệp gắn với du lịch, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh; đặc biệt tập trung đào tạo nghề theo chiều sâu, theo nhu cầu dịch vụ, du lịch của xã hội và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Chị Giàng Thị Mảy ở bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha cho biết: Năm 2023, sau khi được học nghề may, vẽ sáp ong, tôi đã có việc làm ổn định tại Tổ làng nghề dệt thổ cẩm bản Dề Thàng. Tôi và các chị em luôn tận dụng thời gian rảnh rỗi để làm nghề. Tôi thấy, với người thường xuyên làm thì trừ chi phí mỗi tháng cũng có thêm thu nhập khoảng 5-6 triệu đồng. Còn với những người tranh thủ lúc rảnh sẽ có thu nhập khoảng 2-3 triệu đồng/tháng.
"Khi xây dựng homestay, tôi đã tham gia lớp nghề ngắn hạn như pha chế, nấu ăn để kết hợp hiệu quả giữa các món ăn truyền thống của người Mông với các món ăn hiện đại. Qua đó, góp phần tạo ấn tượng và sự hài lòng cho du khách khi nghỉ dưỡng tại cơ sở của gia đình, góp phần ổn định thu nhập” - anh Giàng A Vềnh, xã La Pán Tẩn cho biết.
Theo thống kê, năm 2023, Mù Cang Chải đã chuyển dịch 415 lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp; trong đó: xây dựng, giao thông 31 lao động; cơ khí 38 lao động; khách sạn, nhà hàng 89 lao động; du lịch 78 lao động; may mặc 46 người; ngành nghề khác 133 lao động. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Mù Cang Chải đã chuyển dịch 215/400 lao động nông thôn sang các ngành nghề như: du lịch, bán hàng, nhà hàng, may mặc…
Bên cạnh đó, huyện tăng cường đào tạo nghề để chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với việc bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch… giúp nhiều lao động nông nghiệp được chuyển đổi nghề, được tạo việc làm, có thêm thu nhập ổn định, bền vững.
Theo Báo Yên Bái
Huyện chú trọng đào tạo nghề phi nông nghiệp gắn với du lịch, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh; đặc biệt tập trung đào tạo nghề theo chiều sâu, theo nhu cầu dịch vụ, du lịch của xã hội và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn, bên cạnh những thuận lợi như: được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự vào cuộc của các ngành, các tổ chức đoàn thể, các cơ sở dạy nghề; sự tích cực tham gia học nghề của người lao động trên địa bàn…, hoạt động đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Mù Cang Chải còn gặp không ít trở ngại.
Do địa hình đồi núi dốc, trên địa bàn huyện thường xảy ra lũ quét vào mùa mưa gây khó khăn cho việc bố trí, tổ chức lớp học, vận chuyển trang thiết bị dạy nghề, công tác tuyên truyền, vận động lao động tham gia học nghề... Dân số huyện trên 90% là đồng bào Mông, mặt bằng dân trí hạn chế nên nhận thức và ý thức tham gia học nghề của người lao động chưa cao, nhu cầu học nghề thường có sự thay đổi, việc duy trì tỷ lệ thường xuyên, chuyên cần của học viên một số lớp học chưa đảm bảo dẫn đến học viên không đủ điều kiện cấp chứng chỉ nghề, mất chỉ tiêu học nghề.
Cùng với đó, các lớp nghề phi nông nghiệp còn thiếu giáo viên giảng dạy. Trong khi sau học nghề, người lao động chủ yếu tự tạo việc làm tại bản, xã và một số dịch vụ nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ gia đình, dân bản, lao động, chưa tham gia vào làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh nên khó có thu nhập ổn định; sự chuyển đổi nghề chưa thực sự bền vững.
Ông Đỗ Công Chúng - Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Mù Cang Chải cho biết: Từ những khó khăn vốn có của huyện vùng cao với đa số là đồng bào dân tộc thiểu số nên trong thực hiện các chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, chúng tôi luôn coi trọng, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, nhất là đối với nhóm đối tượng chuyển đổi nghề…, tạo sự chuyển biến rõ nét, thực chất về chất lượng chuyển dịch cơ cấu lao động.
Theo đó, Mù Cang Chải đã thực hiện đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Hàng năm, huyện chỉ đạo xây dựng kế hoạch thống kê rà soát nguồn lao động, nhu cầu tìm việc làm của người lao động trên địa bàn… để các cơ sở dạy nghề trong, ngoài huyện tổ chức đào tạo nghề và tư vấn, tuyên truyền, giới thiệu đến các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động vào làm việc hoặc xuất khẩu lao động.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Mù Cang Chải đã chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp cho 215/400 lao động.
Cùng với đó, huyện triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, trong đó tăng cường đào tạo tay nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu lao động; chú trọng đào tạo nghề phi nông nghiệp gắn với du lịch, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh; đặc biệt tập trung đào tạo nghề theo chiều sâu, theo nhu cầu dịch vụ, du lịch của xã hội và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Chị Giàng Thị Mảy ở bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha cho biết: Năm 2023, sau khi được học nghề may, vẽ sáp ong, tôi đã có việc làm ổn định tại Tổ làng nghề dệt thổ cẩm bản Dề Thàng. Tôi và các chị em luôn tận dụng thời gian rảnh rỗi để làm nghề. Tôi thấy, với người thường xuyên làm thì trừ chi phí mỗi tháng cũng có thêm thu nhập khoảng 5-6 triệu đồng. Còn với những người tranh thủ lúc rảnh sẽ có thu nhập khoảng 2-3 triệu đồng/tháng.
"Khi xây dựng homestay, tôi đã tham gia lớp nghề ngắn hạn như pha chế, nấu ăn để kết hợp hiệu quả giữa các món ăn truyền thống của người Mông với các món ăn hiện đại. Qua đó, góp phần tạo ấn tượng và sự hài lòng cho du khách khi nghỉ dưỡng tại cơ sở của gia đình, góp phần ổn định thu nhập” - anh Giàng A Vềnh, xã La Pán Tẩn cho biết.
Theo thống kê, năm 2023, Mù Cang Chải đã chuyển dịch 415 lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp; trong đó: xây dựng, giao thông 31 lao động; cơ khí 38 lao động; khách sạn, nhà hàng 89 lao động; du lịch 78 lao động; may mặc 46 người; ngành nghề khác 133 lao động. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Mù Cang Chải đã chuyển dịch 215/400 lao động nông thôn sang các ngành nghề như: du lịch, bán hàng, nhà hàng, may mặc…
Bên cạnh đó, huyện tăng cường đào tạo nghề để chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với việc bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch… giúp nhiều lao động nông nghiệp được chuyển đổi nghề, được tạo việc làm, có thêm thu nhập ổn định, bền vững.