CTTĐT - Trong giai đoạn 2014-2024, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã thực hiện cho vay được 231.020 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách với doanh số 9.308 tỷ đồng. Nguồn vốn đó đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Ảnh minh họa
Theo đó, toàn tỉnh đã có trên 1.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; 21.986 lao động được tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm;344 lao động được đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Cùng với đó, toàn tỉnh xây dựng được 119.186 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn; làm 3.660 căn nhà cho hộ nghèo và đối tượng chính sách. Đồng thời, có trên 38.000 lượt hộ sản xuất kinh doanh, thương nhân ở các xã thuộc vùng khó khăn được vay vốn để thực hiện phương án kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bèn vững.
Đến nay, tỉnh Yên Bái đang triển khai 18 chương trình tín dụng chính sách, 87.083 hộ gia đình đang vay vốn với tổng dư nợ trên 5.284 tỷ đồng. Trong đó, riêng dư nợ chương trình cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chiếm 52,8% tổng dư nợ. Tỷ trọng vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế hộ gia đình chiếm 84,6%, vốn đầu tư vào các chương trình an sinh xã hội chiếm 15,4%.
Vốn tín dụng chính sách đã thực sự giúp hộ nghèo, hộ chính sách nâng cao thu nhập, đảm bảo đời sống và từng bước thoát nghèo, góp phần quan trọng vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh từ 4-5% mỗi năm.
Việc triển khai hoạt động tín dụng chính sách xã hội không những tạo điều kiện về vốn mà còn giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách thay đổi nhận thức, tư duy về kinh tế. Từ việc trước đây quen được Nhà nước trợ cấp, cho không, đến nay các hộ dân đã chủ động tham gia vào tổ tiết kiệm, mạnh dạn vay vốn để làm ăn phát triển kinh tế gia đình, tính toán hiệu quả vốn vay, thực hành tiết kiệm để trả nợ gốc và lãi.
Trên 80% nguồn vốn cho vay được đầu tư ở khu vực nông thôn trong những năm qua cũng đã góp phần quan trọng để đưa Yên Bái trở thành điểm sáng xây dựng nông thôn mới trong các tỉnh miền núi phía Bắc với 106 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 4/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao đến năm 2025.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong giai đoạn 2014-2024, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái đã thực hiện cho vay được 231.020 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách với doanh số 9.308 tỷ đồng. Nguồn vốn đó đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.Theo đó, toàn tỉnh đã có trên 1.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; 21.986 lao động được tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm;344 lao động được đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Cùng với đó, toàn tỉnh xây dựng được 119.186 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn; làm 3.660 căn nhà cho hộ nghèo và đối tượng chính sách. Đồng thời, có trên 38.000 lượt hộ sản xuất kinh doanh, thương nhân ở các xã thuộc vùng khó khăn được vay vốn để thực hiện phương án kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bèn vững.
Đến nay, tỉnh Yên Bái đang triển khai 18 chương trình tín dụng chính sách, 87.083 hộ gia đình đang vay vốn với tổng dư nợ trên 5.284 tỷ đồng. Trong đó, riêng dư nợ chương trình cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chiếm 52,8% tổng dư nợ. Tỷ trọng vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế hộ gia đình chiếm 84,6%, vốn đầu tư vào các chương trình an sinh xã hội chiếm 15,4%.
Vốn tín dụng chính sách đã thực sự giúp hộ nghèo, hộ chính sách nâng cao thu nhập, đảm bảo đời sống và từng bước thoát nghèo, góp phần quan trọng vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh từ 4-5% mỗi năm.
Việc triển khai hoạt động tín dụng chính sách xã hội không những tạo điều kiện về vốn mà còn giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách thay đổi nhận thức, tư duy về kinh tế. Từ việc trước đây quen được Nhà nước trợ cấp, cho không, đến nay các hộ dân đã chủ động tham gia vào tổ tiết kiệm, mạnh dạn vay vốn để làm ăn phát triển kinh tế gia đình, tính toán hiệu quả vốn vay, thực hành tiết kiệm để trả nợ gốc và lãi.
Trên 80% nguồn vốn cho vay được đầu tư ở khu vực nông thôn trong những năm qua cũng đã góp phần quan trọng để đưa Yên Bái trở thành điểm sáng xây dựng nông thôn mới trong các tỉnh miền núi phía Bắc với 106 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 4/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao đến năm 2025.