Thời gian qua, các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được tỉnh Yên Bái triển khai kịp thời, đúng đối tượng và phát huy hiệu quả rõ rệt, góp phần vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trong đó có nhiệm vụ giảm nghèo bền vững…
Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện Mù Cang Chải giúp hộ khó khăn ở xã Hồ Bốn làm nhà
Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 115-KH/TU ngày 28.2.2023 về việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2023; Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 4.4.2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022 - 2025 với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống...
Thực hiện kế hoạch của tỉnh ủy và UBND tỉnh, các cơ quan, ban, ngành tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều chương trình, cách làm để giúp người dân thoát nghèo. Theo đó, Ban Dân vận Tỉnh ủy thường xuyên tuyên truyền, vận động, động viên các hộ nghèo; tạo điều kiện để hộ nghèo tiếp cận với các mô hình kinh tế, hỗ trợ sinh kế bằng hiện vật và tiền mặt; phối hợp với địa phương rà soát nhu cầu cần hỗ trợ, xây dựng kế hoạch, xác định rõ thời gian, lộ trình triển khai thực hiện một cách hiệu quả để giúp đỡ người dân.
Không chỉ hỗ trợ nguồn vốn, con giống tặng các gia đình khó khăn vươn lên thoát nghèo, thời gian qua, công tác xóa nhà dột nát cho hộ nghèo cũng được tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm. Năm 2023, tỉnh đã ban hành Đề án hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023-2025, với mục tiêu đến hết năm 2025 sẽ hỗ trợ làm nhà cho 3.022 hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở. Thực hiện đề án, năm 2023, toàn tỉnh đã xây mới, sửa chữa và hoàn thành 1.598/1.598 nhà hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo (đạt 100% kế hoạch đề ra). Năm 2024, tỉnh Yên Bái dự kiến hỗ trợ 1.424 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo (trong đó, làm mới 1.046 nhà, sửa chữa 378 nhà)...
Những năm qua, nhờ thực hiện nhiều chính sách đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm trung bình từ 3,5-4% mỗi năm. Trong đó, tỷ lệ giảm hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn cao hơn mức giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của toàn tỉnh. Đời sống vật chất, tinh thần của hộ nghèo, hộ cận nghèo được cải thiện rõ nét, cơ sở hạ tầng tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã được quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp phục vụ tốt hơn cho phát triển kinh tế - xã hội. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo được triển khai nghiêm túc, kịp thời và phát huy hiệu quả. Nguồn lực huy động từ xã hội hóa đầu tư cho công tác giảm nghèo ngày càng tăng; ý thức vươn lên, trách nhiệm của người dân về giảm nghèo có bước chuyển biến tích cực, số hộ nghèo tự nguyện đăng ký thoát nghèo ngày càng nhiều.
Trị nghèo từ vùng lõi nghèo
Xã An Lạc là xã vùng II của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống còn nhiều khó khăn. Để giúp đỡ người dân vươn lên, Ban Dân vận Tỉnh ủy thường xuyên tổ chức các đoàn phối hợp với xã khảo sát thực trạng, nhu cầu thoát nghèo ở địa phương để thực hiện các giải pháp hỗ trợ phù hợp. Trong năm 2023, qua rà soát, xã An Lạc có 12 hộ thuộc diện đặc biệt khó khăn cần được hỗ trợ.
Ban Dân vận Tỉnh ủy đã kêu gọi xây nhà hỗ trợ 2 gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Cùng với đó, cán bộ, nhân viên Ban Dân vận Tỉnh ủy đã chung tay ủng hộ gà, lợn, vịt, dê... hỗ trợ 12 gia đình với tổng kinh phí 18 triệu đồng (1,5 triệu đồng/hộ); phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh trao 60 suất quà tặng các cháu học sinh Trường Mầm non An Lạc và Trường Tiểu học và THCS An Lạc.
Huyện Mù Cang Chải đã thường xuyên chỉ đạo cấp cơ sở xã, thị trấn triển khai thực hiện tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách giảm nghèo, những mô hình hay, cách làm hiệu quả, những điển hình thoát nghèo tiêu biểu, những hộ gia đình tự nguyện xin thoát nghèo. Đồng thời, vận động, thuyết phục để thay đổi căn bản tư duy, nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là bà con nhằm phát huy tinh thần tự lực, tự cường, có khát vọng và chủ động nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo.
Ngoài ra, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh phụ trách huyện, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện đã quan tâm, phối hợp với các xã, thị trấn thực hiện hỗ trợ, giúp đỡ cho những hộ nghèo thoát nghèo; các chính sách hỗ trợ thường xuyên cho hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện bảo đảm theo từng tháng, từng quý, đúng đối tượng, đúng quy định.
Bên cạnh đó, thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm tăng năng suất, giá trị kinh tế, hàng năm, các hộ dân thuộc xã miền núi, đồng bào DTTS trên địa bàn huyện được hỗ trợ giá mua các giống cây trồng có năng suất cao; giao đất, giao rừng, khoán rừng cho các hộ dân. Nhiều hộ dân đã có kinh tế khá, giàu nhờ phát triển mô hình trồng rừng, trồng cây ăn quả. Tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện luôn phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở rà soát nhu cầu vay vốn của người dân để phát triển kinh tế. Triển khai 15 chương trình vay vốn ưu đãi qua Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên với hàng nghìn hội viên các tổ chức hội được vay vốn phát triển kinh tế.
Đi đôi với thực hiện các chương trình, dự án về hỗ trợ phát triển các DTTS, chính sách đối với già làng, trưởng bản, người uy tín DTTS luôn được Huyện ủy, UBND huyện đặc biệt quan tâm thực hiện tốt. Các hoạt động bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người có uy tín trong đồng bào DTTS được thực hiện thường xuyên như: thăm hỏi, tặng quà người có uy tín nhân dịp lễ, tết, đau ốm, gặp khó khăn; cấp phát kịp thời, đầy đủ các ấn phẩm báo, tạp chí, đã giúp đồng bào DTTS nâng cao nhận thức, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Từ các chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế, năm 2023, tỷ lệ giảm nghèo 9,83%, cận nghèo là 2,59% và giảm nghèo đa chiều của huyện Mù Cang Chải đạt 12,42%; ra mắt 12/12 bản đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số bản nông thôn mới toàn huyện lên 26 bản. Trong đó, tỷ lệ giảm hộ nghèo là 9,83%, đạt 113% kế hoạch; tỷ lệ giảm hộ cận nghèo là 2,59%, đạt 117,7% kế hoạch.
Việc hỗ trợ vốn sinh kế cho hộ nghèo phát triển kinh tế ở tỉnh Yên Bái thời gian qua đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Từ đó, người dân nhận thức rõ hơn về chủ trương đúng đắn của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác giảm nghèo, tạo động lực cho các hộ nghèo vươn lên có cuộc sống ổn định, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Ban Biên tập
Thời gian qua, các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được tỉnh Yên Bái triển khai kịp thời, đúng đối tượng và phát huy hiệu quả rõ rệt, góp phần vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trong đó có nhiệm vụ giảm nghèo bền vững…Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số 115-KH/TU ngày 28.2.2023 về việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2023; Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 4.4.2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022 - 2025 với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống...
Thực hiện kế hoạch của tỉnh ủy và UBND tỉnh, các cơ quan, ban, ngành tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều chương trình, cách làm để giúp người dân thoát nghèo. Theo đó, Ban Dân vận Tỉnh ủy thường xuyên tuyên truyền, vận động, động viên các hộ nghèo; tạo điều kiện để hộ nghèo tiếp cận với các mô hình kinh tế, hỗ trợ sinh kế bằng hiện vật và tiền mặt; phối hợp với địa phương rà soát nhu cầu cần hỗ trợ, xây dựng kế hoạch, xác định rõ thời gian, lộ trình triển khai thực hiện một cách hiệu quả để giúp đỡ người dân.
Không chỉ hỗ trợ nguồn vốn, con giống tặng các gia đình khó khăn vươn lên thoát nghèo, thời gian qua, công tác xóa nhà dột nát cho hộ nghèo cũng được tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm. Năm 2023, tỉnh đã ban hành Đề án hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023-2025, với mục tiêu đến hết năm 2025 sẽ hỗ trợ làm nhà cho 3.022 hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở. Thực hiện đề án, năm 2023, toàn tỉnh đã xây mới, sửa chữa và hoàn thành 1.598/1.598 nhà hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo (đạt 100% kế hoạch đề ra). Năm 2024, tỉnh Yên Bái dự kiến hỗ trợ 1.424 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo (trong đó, làm mới 1.046 nhà, sửa chữa 378 nhà)...
Những năm qua, nhờ thực hiện nhiều chính sách đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm trung bình từ 3,5-4% mỗi năm. Trong đó, tỷ lệ giảm hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn cao hơn mức giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của toàn tỉnh. Đời sống vật chất, tinh thần của hộ nghèo, hộ cận nghèo được cải thiện rõ nét, cơ sở hạ tầng tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã được quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp phục vụ tốt hơn cho phát triển kinh tế - xã hội. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo được triển khai nghiêm túc, kịp thời và phát huy hiệu quả. Nguồn lực huy động từ xã hội hóa đầu tư cho công tác giảm nghèo ngày càng tăng; ý thức vươn lên, trách nhiệm của người dân về giảm nghèo có bước chuyển biến tích cực, số hộ nghèo tự nguyện đăng ký thoát nghèo ngày càng nhiều.
Trị nghèo từ vùng lõi nghèo
Xã An Lạc là xã vùng II của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống còn nhiều khó khăn. Để giúp đỡ người dân vươn lên, Ban Dân vận Tỉnh ủy thường xuyên tổ chức các đoàn phối hợp với xã khảo sát thực trạng, nhu cầu thoát nghèo ở địa phương để thực hiện các giải pháp hỗ trợ phù hợp. Trong năm 2023, qua rà soát, xã An Lạc có 12 hộ thuộc diện đặc biệt khó khăn cần được hỗ trợ.
Ban Dân vận Tỉnh ủy đã kêu gọi xây nhà hỗ trợ 2 gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Cùng với đó, cán bộ, nhân viên Ban Dân vận Tỉnh ủy đã chung tay ủng hộ gà, lợn, vịt, dê... hỗ trợ 12 gia đình với tổng kinh phí 18 triệu đồng (1,5 triệu đồng/hộ); phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh trao 60 suất quà tặng các cháu học sinh Trường Mầm non An Lạc và Trường Tiểu học và THCS An Lạc.
Huyện Mù Cang Chải đã thường xuyên chỉ đạo cấp cơ sở xã, thị trấn triển khai thực hiện tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách giảm nghèo, những mô hình hay, cách làm hiệu quả, những điển hình thoát nghèo tiêu biểu, những hộ gia đình tự nguyện xin thoát nghèo. Đồng thời, vận động, thuyết phục để thay đổi căn bản tư duy, nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là bà con nhằm phát huy tinh thần tự lực, tự cường, có khát vọng và chủ động nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo.
Ngoài ra, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh phụ trách huyện, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện đã quan tâm, phối hợp với các xã, thị trấn thực hiện hỗ trợ, giúp đỡ cho những hộ nghèo thoát nghèo; các chính sách hỗ trợ thường xuyên cho hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện bảo đảm theo từng tháng, từng quý, đúng đối tượng, đúng quy định.
Bên cạnh đó, thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm tăng năng suất, giá trị kinh tế, hàng năm, các hộ dân thuộc xã miền núi, đồng bào DTTS trên địa bàn huyện được hỗ trợ giá mua các giống cây trồng có năng suất cao; giao đất, giao rừng, khoán rừng cho các hộ dân. Nhiều hộ dân đã có kinh tế khá, giàu nhờ phát triển mô hình trồng rừng, trồng cây ăn quả. Tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện luôn phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở rà soát nhu cầu vay vốn của người dân để phát triển kinh tế. Triển khai 15 chương trình vay vốn ưu đãi qua Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên với hàng nghìn hội viên các tổ chức hội được vay vốn phát triển kinh tế.
Đi đôi với thực hiện các chương trình, dự án về hỗ trợ phát triển các DTTS, chính sách đối với già làng, trưởng bản, người uy tín DTTS luôn được Huyện ủy, UBND huyện đặc biệt quan tâm thực hiện tốt. Các hoạt động bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người có uy tín trong đồng bào DTTS được thực hiện thường xuyên như: thăm hỏi, tặng quà người có uy tín nhân dịp lễ, tết, đau ốm, gặp khó khăn; cấp phát kịp thời, đầy đủ các ấn phẩm báo, tạp chí, đã giúp đồng bào DTTS nâng cao nhận thức, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Từ các chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế, năm 2023, tỷ lệ giảm nghèo 9,83%, cận nghèo là 2,59% và giảm nghèo đa chiều của huyện Mù Cang Chải đạt 12,42%; ra mắt 12/12 bản đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số bản nông thôn mới toàn huyện lên 26 bản. Trong đó, tỷ lệ giảm hộ nghèo là 9,83%, đạt 113% kế hoạch; tỷ lệ giảm hộ cận nghèo là 2,59%, đạt 117,7% kế hoạch.
Việc hỗ trợ vốn sinh kế cho hộ nghèo phát triển kinh tế ở tỉnh Yên Bái thời gian qua đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Từ đó, người dân nhận thức rõ hơn về chủ trương đúng đắn của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác giảm nghèo, tạo động lực cho các hộ nghèo vươn lên có cuộc sống ổn định, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.