Những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội đến với người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số... giúp người dân trên địa bàn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững.
Lãnh đạo UBND huyện, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Trạm Tấu kiểm tra mô hình chăn nuôi vay vốn ưu đãi ở xã Hát Lừu
Theo đó, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Yên Bái luôn chú trọng, tích cực triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách đến với người dân một cách nhanh chóng, thuận lợi, hiệu quả, đảm bảo đúng đối tượng. Vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Trong đó, tập trung ưu tiên cho khu vực dân tộc thiểu số và miền núi, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao.
Trong giai đoạn 2021-2023, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Yên Bái đã thực hiện giải ngân cho vay 74.625 khách hàng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác với tổng doanh số cho vay 3.753 tỷ đồng. Đến hết năm 2023, NHCSXH đã triển khai trên địa bàn 17 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ 4.867,5 tỷ đồng, tăng 3.025 tỷ đồng so với năm 2020, với trên 86 nghìn khách hàng còn dư nợ (Yên Bái là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên số hộ vay vốn tại NHCSXH chiếm tới 40,1% hộ dân toàn tỉnh).
Với nguồn vốn cho vay trên, trong ba năm 2021-2023 các khách hàng vay vốn đã đầu tư trồng, chăm sóc, cải tạo được 49.285 ha rừng, 1.099 ha cây ăn quả, mua 25.035 con trâu, bò; hơn 600 nghìn con giống gia súc khác, xây dựng được 22.336 công trình nước sạch, 22.336 công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn ở khu vực nông thôn, hỗ trợ 373 em học sinh, sinh viên theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, hỗ trợ 752 hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp làm nhà ở, tạo thêm 11.196 việc làm mới cho người lao động.
Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH đã thực sự giúp hộ nghèo, hộ chính sách có vốn để đầu tư vào sản xuất, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống và từng bước thoát nghèo. Góp phần thực hiện tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2021-2023 của Tỉnh giảm từ 18,7% năm 2021 xuống còn 9,16% năm 2023.
Hoạt động tín dụng chính sách đã không ngừng mở rộng mạng lưới đến 100% thôn, bản trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái, đảm bảo cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có thể dễ dàng tiếp cận được dịch vụ tài chính ngân hàng, nguồn vốn cho vay kịp thời đến đúng đối tượng thụ hưởng, đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn. Các chương trình tín dụng chính sách đã gần như phủ kín các chiều về giảm nghèo: Vay vốn để sản xuất kinh doanh, vay vốn để đi học, đào tạo nghề; vay vốn để xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh; vay vốn để xây dựng nhà ở.
Do vậy, hiệu quả của chương trình giảm nghèo không chỉ thể hiện ở tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm mà mức sống bình quân của hộ nghèo cũng đã được nâng nên; vai trò của tín dụng chính sách xã hội được đánh giá là “điểm sáng” và là một trong những “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo ở Việt Nam nói chung, Yên Bái nói riêng. Tín dụng chính sách xã hội đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đến nay đã thực sự đi vào cuộc sống, được Nhân dân đồng tình ủng hộ, đã làm thay đổi căn bản nhận thức của đối tượng thụ hưởng, từ mặc cảm tự ti, sợ vay, không dám vay nay đã mạnh dạn vay vốn, tính toán làm ăn đạt hiệu quả thiết thực, qua đó tạo được lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Từ thực tiễn năng lực sử dụng vốn ưu đãi để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của một bộ phận người dân, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn cho thấy nhiều hạn chế, rất cần sự lồng ghép, phối hợp các chương trình khuyến nông, khuyến lâm với hoạt động đầu tư tín dụng chính sách để hộ vay biết cách làm ăn kinh tế mang lại hiệu quả thiết thực từ các chương trình. Chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể cần chung tay giúp đỡ hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số nghèo để họ tự tin, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Đặc biệt, các ngành chức năng tỉnh Yên Bái cần nghiên cứu triển khai những mô hình, dự án phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện địa phương, với trình độ của các hộ dân, đặc biệt hộ dân tộc thiểu số nghèo và phải có tính ổn định, lâu dài mới có thể giúp hộ nghèo thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh thoát nghèo bền vững. Đồng thời, Chính phủ cần tiếp tục cho kéo dài chính sách cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, chính sách cho vay thương nhân vùng khó khăn thêm 5 năm, sau khi các đơn vị cấp xã ra khỏi vùng khó khăn để đảm bảo kết quả xây dựng nông thôn mới được duy trì bền vững.
Trong thời gian tới, cùng với các cấp, các ngành, các địa phương, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Yên Bái vẫn bền bỉ chung sức, đồng lòng nỗ lực thực hiện có thiệu quả Chỉ thị số 40 và Kết luận số 06 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng chính sách, tiếp tục huy động mọi nguồn lực, chuyển tải nhanh chóng, an toàn nguồn vốn về tận các miền quê, đến đúng các đối tượng thụ hưởng, góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua “Yên Bái chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, góp phần không nhỏ làm đổi thay diện mạo cả vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Yên Bái./.
Những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội đến với người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số... giúp người dân trên địa bàn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Theo đó, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Yên Bái luôn chú trọng, tích cực triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách đến với người dân một cách nhanh chóng, thuận lợi, hiệu quả, đảm bảo đúng đối tượng. Vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Trong đó, tập trung ưu tiên cho khu vực dân tộc thiểu số và miền núi, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao.
Trong giai đoạn 2021-2023, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Yên Bái đã thực hiện giải ngân cho vay 74.625 khách hàng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác với tổng doanh số cho vay 3.753 tỷ đồng. Đến hết năm 2023, NHCSXH đã triển khai trên địa bàn 17 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ 4.867,5 tỷ đồng, tăng 3.025 tỷ đồng so với năm 2020, với trên 86 nghìn khách hàng còn dư nợ (Yên Bái là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên số hộ vay vốn tại NHCSXH chiếm tới 40,1% hộ dân toàn tỉnh).
Với nguồn vốn cho vay trên, trong ba năm 2021-2023 các khách hàng vay vốn đã đầu tư trồng, chăm sóc, cải tạo được 49.285 ha rừng, 1.099 ha cây ăn quả, mua 25.035 con trâu, bò; hơn 600 nghìn con giống gia súc khác, xây dựng được 22.336 công trình nước sạch, 22.336 công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn ở khu vực nông thôn, hỗ trợ 373 em học sinh, sinh viên theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, hỗ trợ 752 hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp làm nhà ở, tạo thêm 11.196 việc làm mới cho người lao động.
Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH đã thực sự giúp hộ nghèo, hộ chính sách có vốn để đầu tư vào sản xuất, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống và từng bước thoát nghèo. Góp phần thực hiện tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2021-2023 của Tỉnh giảm từ 18,7% năm 2021 xuống còn 9,16% năm 2023.
Hoạt động tín dụng chính sách đã không ngừng mở rộng mạng lưới đến 100% thôn, bản trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái, đảm bảo cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có thể dễ dàng tiếp cận được dịch vụ tài chính ngân hàng, nguồn vốn cho vay kịp thời đến đúng đối tượng thụ hưởng, đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn. Các chương trình tín dụng chính sách đã gần như phủ kín các chiều về giảm nghèo: Vay vốn để sản xuất kinh doanh, vay vốn để đi học, đào tạo nghề; vay vốn để xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh; vay vốn để xây dựng nhà ở.
Do vậy, hiệu quả của chương trình giảm nghèo không chỉ thể hiện ở tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm mà mức sống bình quân của hộ nghèo cũng đã được nâng nên; vai trò của tín dụng chính sách xã hội được đánh giá là “điểm sáng” và là một trong những “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo ở Việt Nam nói chung, Yên Bái nói riêng. Tín dụng chính sách xã hội đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đến nay đã thực sự đi vào cuộc sống, được Nhân dân đồng tình ủng hộ, đã làm thay đổi căn bản nhận thức của đối tượng thụ hưởng, từ mặc cảm tự ti, sợ vay, không dám vay nay đã mạnh dạn vay vốn, tính toán làm ăn đạt hiệu quả thiết thực, qua đó tạo được lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Từ thực tiễn năng lực sử dụng vốn ưu đãi để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của một bộ phận người dân, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn cho thấy nhiều hạn chế, rất cần sự lồng ghép, phối hợp các chương trình khuyến nông, khuyến lâm với hoạt động đầu tư tín dụng chính sách để hộ vay biết cách làm ăn kinh tế mang lại hiệu quả thiết thực từ các chương trình. Chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể cần chung tay giúp đỡ hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số nghèo để họ tự tin, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Đặc biệt, các ngành chức năng tỉnh Yên Bái cần nghiên cứu triển khai những mô hình, dự án phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện địa phương, với trình độ của các hộ dân, đặc biệt hộ dân tộc thiểu số nghèo và phải có tính ổn định, lâu dài mới có thể giúp hộ nghèo thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh thoát nghèo bền vững. Đồng thời, Chính phủ cần tiếp tục cho kéo dài chính sách cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, chính sách cho vay thương nhân vùng khó khăn thêm 5 năm, sau khi các đơn vị cấp xã ra khỏi vùng khó khăn để đảm bảo kết quả xây dựng nông thôn mới được duy trì bền vững.
Trong thời gian tới, cùng với các cấp, các ngành, các địa phương, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Yên Bái vẫn bền bỉ chung sức, đồng lòng nỗ lực thực hiện có thiệu quả Chỉ thị số 40 và Kết luận số 06 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng chính sách, tiếp tục huy động mọi nguồn lực, chuyển tải nhanh chóng, an toàn nguồn vốn về tận các miền quê, đến đúng các đối tượng thụ hưởng, góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua “Yên Bái chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, góp phần không nhỏ làm đổi thay diện mạo cả vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Yên Bái./.