Những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số. Nhận thức rõ về vị trí, vai trò của kinh tế tập thể, huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh mô mình Hợp tác xã (HTX), từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại địa phương và tạo công ăn việc làm cho người lao động, phần lớn trong đó là đồng bào dân tộc thiểu số.
Hội viên nông dân xã Yên Hợp chăm sóc ngô vụ đông
Trong những năm gần đây, kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái có những bước phát triển nhanh, các HTX hình thành và phát triển rộng khắp từ vùng thấp đến vùng cao, tập trung vào các lĩnh vực mà tỉnh Yên Bái có nhiều lợi thế, như chế biến chè, các sản phẩm từ quế, dược liệu, nuôi trồng thủy sản. Tính đến năm 2023, khu vực kinh tế tập thể của tỉnh Yên Bái, nòng cốt là các HTX tiếp tục có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trong năm 2023, tỉnh Yên Bái có hơn 700 HTX và hơn 5400 tổ hợp tác, các HTX đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 9600 lao động với thu nhập bình quân đạt 5,3 triệu đồng/1 người/tháng, liên kết hàng nghìn hộ nông dân trong sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
Là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, với gần 50% đồng bào dân tộc thiểu số, trong những năm qua, huyện Văn Yên đã thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, chính sách về giảm nghèo, xác định trọng tâm là thay đổi phương thức sản xuất, xây dựng, phát triển các mô hình HTX, từng bước hình thành tư duy kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, để từng bước thoát nghèo vươn lên làm giầu, cải thiện đời sống bà con đồng bào dân tộc thiểu số.
Ông Phạm Trung Kiên – Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: Huyện rất quan tâm các tập thể, cá nhân để thành lập mới doanh nghiệp, HTX cũng như là các tổ hợp tác, và xác định đây là một trong những chỉ tiêu chủ yếu để phát triển kinh tế tại địa phương. Hiện nay tổng số HTX trên địa bàn huyện đến hết năm 2023 là 121 HTX với trên 4.200 thành viên, trong đó có 139 thành viên mới, và tổng số vốn đăng ký là trên 4 trăm 6 tỷ đồng, tổng số lao động thường xuyên trong các HTX là trên 1.500 người, các HTX hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực.
Thời gian tới, huyện Văn Yên tiếp tục triển khai nhiều chương trình và dự án để phát triển hợp tác xã, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Huyện sẽ tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển các loại cây trồng chủ lực như quế, chè, cây ăn quả, cũng như sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng. Hợp tác xã là một mô hình phát triển hiệu quả ở địa phương, giúp tăng cường liên kết giữa người nông dân, nâng cao giá trị sản phẩm và tạo đầu ra ổn định hơn.
Ban Biên tập
Những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số. Nhận thức rõ về vị trí, vai trò của kinh tế tập thể, huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh mô mình Hợp tác xã (HTX), từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại địa phương và tạo công ăn việc làm cho người lao động, phần lớn trong đó là đồng bào dân tộc thiểu số.Trong những năm gần đây, kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái có những bước phát triển nhanh, các HTX hình thành và phát triển rộng khắp từ vùng thấp đến vùng cao, tập trung vào các lĩnh vực mà tỉnh Yên Bái có nhiều lợi thế, như chế biến chè, các sản phẩm từ quế, dược liệu, nuôi trồng thủy sản. Tính đến năm 2023, khu vực kinh tế tập thể của tỉnh Yên Bái, nòng cốt là các HTX tiếp tục có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trong năm 2023, tỉnh Yên Bái có hơn 700 HTX và hơn 5400 tổ hợp tác, các HTX đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 9600 lao động với thu nhập bình quân đạt 5,3 triệu đồng/1 người/tháng, liên kết hàng nghìn hộ nông dân trong sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
Là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, với gần 50% đồng bào dân tộc thiểu số, trong những năm qua, huyện Văn Yên đã thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, chính sách về giảm nghèo, xác định trọng tâm là thay đổi phương thức sản xuất, xây dựng, phát triển các mô hình HTX, từng bước hình thành tư duy kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, để từng bước thoát nghèo vươn lên làm giầu, cải thiện đời sống bà con đồng bào dân tộc thiểu số.
Ông Phạm Trung Kiên – Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: Huyện rất quan tâm các tập thể, cá nhân để thành lập mới doanh nghiệp, HTX cũng như là các tổ hợp tác, và xác định đây là một trong những chỉ tiêu chủ yếu để phát triển kinh tế tại địa phương. Hiện nay tổng số HTX trên địa bàn huyện đến hết năm 2023 là 121 HTX với trên 4.200 thành viên, trong đó có 139 thành viên mới, và tổng số vốn đăng ký là trên 4 trăm 6 tỷ đồng, tổng số lao động thường xuyên trong các HTX là trên 1.500 người, các HTX hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực.
Thời gian tới, huyện Văn Yên tiếp tục triển khai nhiều chương trình và dự án để phát triển hợp tác xã, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Huyện sẽ tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển các loại cây trồng chủ lực như quế, chè, cây ăn quả, cũng như sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng. Hợp tác xã là một mô hình phát triển hiệu quả ở địa phương, giúp tăng cường liên kết giữa người nông dân, nâng cao giá trị sản phẩm và tạo đầu ra ổn định hơn.