Huyện Lục Yên có 23 xã, 1 thị trấn, với trên 60.000 người trong độ tuổi lao động, trong đó chưa qua đào tạo nghề chiếm trên 50%. Để tăng cường công tác dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn, hàng năm, Trung tâm Dạy nghề huyện mở, tuyển sinh trung bình 45 lớp dạy nghề ngắn hạn cho gần 1.500 lao động nông thôn.
Lãnh đạo Phòng LĐTBXH huyện Lục Yên chỉ đạo lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng.
Để tạo việc làm cho người lao động sau đào taọ nghề, qua khảo sát mới đây, trên địa bàn huyện có gần 70 doanh nghiệp đang hoạt động với các ngành nghề như: xây dựng, chế biến gỗ rừng trồng, khai thác cát sỏi, khai thác và chế biến khoáng sản… hàng năm thu hút khoảng trên dưới 1.500 lao động có việc làm và thu nhập ổn định với mức lương từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng/người/tháng.
Nhu cầu cần việc làm, qua khảo sát được chia thành 3 nhóm gồm: nhu cầu xuất khẩu lao động; nhu cầu đi làm việc ngoài tỉnh với các nghề: thợ xây, mộc, may mặc; nhóm thứ 3 là làm việc tại địa phương với các nghề nông lâm nghiệp...
Để phát huy hiệu quả công tác dạy nghề, tạo việc làm, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia các lớp dạy nghề; định hướng học nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội; phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức tư vấn, đào tạo nghề và xuất khẩu lao động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có tay nghề tại địa phương.
Trong 5 năm (2010 – 2015), Trung tâm Dạy nghề huyện đã tổ chức tuyển sinh và mở gần 200 lớp học nghề cho trên 5.000 học viên. Các ngành nghề đào tạo như: chế biến gỗ rừng trồng, kỹ thuật nấu ăn, may mặc, điện dân dụng, may công nghiệp, trồng lúa, trồng nấm, chăn nuôi thú y, nuôi cá nước ngọt, sản xuất rau an toàn…
Qua công tác dạy nghề, năm 2015, huyện đã giải quyết việc làm mới cho 3.155 người, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Công tác bảo trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo cũng được đặc biệt quan tâm. Hàng năm, Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp nhận hồ sơ và giải quyết trợ cấp cho gần 5 trăm đối tượng bảo trợ xã hội; tiếp nhận gạo cứu đói hàng năm cho trên 12.000 khẩu trong dịp tết Nguyên đán và vụ giáp hạt; tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho gia đình người có công với cách mạng, hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người mù.
Đồng thời, đã cấp 81.298 thẻ bảo hiểm y tế bao gồm: 1.904 người có công với cách mạng; 2.655 thẻ cho trẻ em dưới 6 tuổi; 71.711 thẻ cho người dân tộc thiểu số vùng khó khăn; 1.825 người thuộc hộ nghèo; 2.390 hộ cận nghèo…
Đối với công tác thương binh, liệt sỹ và người có công, hàng tháng các đối tượng được giải quyết chế độ trợ cấp đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách.
Phòng LĐTBXH còn tiến hành chi trả trợ cấp một lần về mai táng phí, hỗ trợ các gia đình bị thiên tai, hỏa hoạn, trẻ em bị đuối nước, người bị thương nặng; phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, đón nhận, an táng hài cốt liệt sỹ, tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà người có công, các thương binh, bệnh binh vào dịp 27/7 và trước tết Nguyên đán.
Từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” trên 250 triệu đồng mỗi năm, Phòng đã phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho đối tượng gia đình chính sách và tu sửa các nghĩa trang liệt sỹ.
Bà Hoàng Thị Thủy - Phó trưởng Phòng LĐTBXH huyện cho biết: “Bên cạnh việc thực hiện tốt các chế độ chính sách, Phòng LĐTBXH còn tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện các chế độ chính sách ở các xã, thị trấn; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách cho các đối tượng được thụ hưởng; đẩy mạnh công tác dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người lao động; điều tra, rà soát hộ nghèo và cận nghèo theo quy định... Do vậy, nhiều năm qua không để xảy ra tình trạng đơn thư khiếu kiện về lĩnh vực LĐTBXH”.
Theo Báo Yên Bái
Huyện Lục Yên có 23 xã, 1 thị trấn, với trên 60.000 người trong độ tuổi lao động, trong đó chưa qua đào tạo nghề chiếm trên 50%. Để tăng cường công tác dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn, hàng năm, Trung tâm Dạy nghề huyện mở, tuyển sinh trung bình 45 lớp dạy nghề ngắn hạn cho gần 1.500 lao động nông thôn. Để tạo việc làm cho người lao động sau đào taọ nghề, qua khảo sát mới đây, trên địa bàn huyện có gần 70 doanh nghiệp đang hoạt động với các ngành nghề như: xây dựng, chế biến gỗ rừng trồng, khai thác cát sỏi, khai thác và chế biến khoáng sản… hàng năm thu hút khoảng trên dưới 1.500 lao động có việc làm và thu nhập ổn định với mức lương từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng/người/tháng.
Nhu cầu cần việc làm, qua khảo sát được chia thành 3 nhóm gồm: nhu cầu xuất khẩu lao động; nhu cầu đi làm việc ngoài tỉnh với các nghề: thợ xây, mộc, may mặc; nhóm thứ 3 là làm việc tại địa phương với các nghề nông lâm nghiệp...
Để phát huy hiệu quả công tác dạy nghề, tạo việc làm, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia các lớp dạy nghề; định hướng học nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội; phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức tư vấn, đào tạo nghề và xuất khẩu lao động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có tay nghề tại địa phương.
Trong 5 năm (2010 – 2015), Trung tâm Dạy nghề huyện đã tổ chức tuyển sinh và mở gần 200 lớp học nghề cho trên 5.000 học viên. Các ngành nghề đào tạo như: chế biến gỗ rừng trồng, kỹ thuật nấu ăn, may mặc, điện dân dụng, may công nghiệp, trồng lúa, trồng nấm, chăn nuôi thú y, nuôi cá nước ngọt, sản xuất rau an toàn…
Qua công tác dạy nghề, năm 2015, huyện đã giải quyết việc làm mới cho 3.155 người, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Công tác bảo trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo cũng được đặc biệt quan tâm. Hàng năm, Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp nhận hồ sơ và giải quyết trợ cấp cho gần 5 trăm đối tượng bảo trợ xã hội; tiếp nhận gạo cứu đói hàng năm cho trên 12.000 khẩu trong dịp tết Nguyên đán và vụ giáp hạt; tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho gia đình người có công với cách mạng, hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người mù.
Đồng thời, đã cấp 81.298 thẻ bảo hiểm y tế bao gồm: 1.904 người có công với cách mạng; 2.655 thẻ cho trẻ em dưới 6 tuổi; 71.711 thẻ cho người dân tộc thiểu số vùng khó khăn; 1.825 người thuộc hộ nghèo; 2.390 hộ cận nghèo…
Đối với công tác thương binh, liệt sỹ và người có công, hàng tháng các đối tượng được giải quyết chế độ trợ cấp đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách.
Phòng LĐTBXH còn tiến hành chi trả trợ cấp một lần về mai táng phí, hỗ trợ các gia đình bị thiên tai, hỏa hoạn, trẻ em bị đuối nước, người bị thương nặng; phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, đón nhận, an táng hài cốt liệt sỹ, tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà người có công, các thương binh, bệnh binh vào dịp 27/7 và trước tết Nguyên đán.
Từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” trên 250 triệu đồng mỗi năm, Phòng đã phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho đối tượng gia đình chính sách và tu sửa các nghĩa trang liệt sỹ.
Bà Hoàng Thị Thủy - Phó trưởng Phòng LĐTBXH huyện cho biết: “Bên cạnh việc thực hiện tốt các chế độ chính sách, Phòng LĐTBXH còn tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện các chế độ chính sách ở các xã, thị trấn; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách cho các đối tượng được thụ hưởng; đẩy mạnh công tác dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người lao động; điều tra, rà soát hộ nghèo và cận nghèo theo quy định... Do vậy, nhiều năm qua không để xảy ra tình trạng đơn thư khiếu kiện về lĩnh vực LĐTBXH”.