Những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn Yên Bái đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng các công trình cấp nước tập trung để đảm bảo cung cấp nước cho người dân. Nhờ vậy, đến hết năm 2015, số hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 85%. Tuy nhiên, hiện nay nhiều công trình đã xuống cấp, tỷ lệ cấp nước đã giảm nhiều so với thiết kế, cần phải có những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình.
Đến hết năm 2015, số hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 85%.
Thực trạng
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những năm qua, bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình 134; Chương trình 135; Chương trình 30a... và nhân dân đóng góp với tổng số vốn trên 372 tỷ đồng, đầu tư xây dựng 395 công trình cấp nước tập trung, đáp ứng cho 85% dân số nông thôn có nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Đây là một con số không phải tỉnh nào, địa phương nào cũng đạt được. Về cơ bản, các công trình đã phát huy tác dụng, phục vụ nhu cầu phần lớn nhân dân nông thôn và góp phần nâng cao ý thức cho người dân trong việc sử dụng nước hợp vệ sinh, cải thiện sinh hoạt và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Song, do công tác quản lý đầu tư, quản lý khai thác còn có những hạn chế nhất định đã dẫn đến một số công trình kém hiệu quả (76 công trình hoạt động ổn định, 87 công trình kém hiệu quả và 102 công trình không hoạt động).
Đặc biệt, trong số 297 công trình cấp nước ở 70 xã vùng cao thì có 56 công trình hoạt động bền vững, 101 công trình hoạt động bình thường, 63 công trình kém hiệu quả và có tới 77 công trình không hoạt động. Nguyên nhân dẫn đến các công trình hoạt động kém hiệu quả và không hoạt động phần lớn là các công trình được xây dựng vào năm 2002 đến năm 2007 từ nguồn vốn Chương trình 134, Chương trình 135 đã qua sử dụng nhiều năm và các hạng mục được xây dựng ở những nơi hiểm trở, xa khu dân cư, một bên là vực, một bên là vách núi khó khăn trong duy tu, bảo dưỡng. Nhiều công trình bị ảnh hưởng của mưa lũ, lũ ống, lũ quét, nguồn sinh thủy cạn kiệt.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến công tác quản lý sau đầu tư hạn chế, người quản lý vận hành chủ yếu là do người dân được hưởng lợi tự bầu ra, thiếu chuyên môn, nghiệp vụ, thậm chí còn chưa hiểu hết công năng của công trình cũng như vận hành. Một nguyên nhân nữa là các công trình này đều áp dụng công nghệ lạc hậu (cửa thu nước, bể cắt áp, bể lắng, bể lọc, bể chứa và đến các hộ dân sử dụng) chưa đưa thiết bị lắng lọc vào dẫn đến quá trình quản lý, vận hành gặp khó khăn, tốn nhiều công sức.
Một vấn đề nữa là nguồn kinh phí từ nhân dân đóng góp trong quá trình sử dụng thấp, không đủ trả công cho người vận hành duy tu bảo dưỡng. Các công trình phát huy hiệu quả tốt chủ yếu là được xây dựng ở vùng thấp, nhân dân sống tập trung, ít bị ảnh hưởng về thiên tai. Loại hình công trình là bơm nước ngầm, bơm nước mặt và cấp nước tự chảy công nghệ lọc nhanh (lọc áp lực) có quy mô trên 100 hộ dân.
Giải pháp
Để nâng cao hiệu quả đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung vùng nông thôn, nhằm đáp ứng nhu cầu dùng nước hợp vệ sinh của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc vùng cao, tỉnh, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cần có những giải pháp căn cơ, cụ thể. Trước mắt, cần phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các đơn vị tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Bên cạnh đó cần xác định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương và người dân hưởng lợi đối với việc bảo vệ, sử dụng có hiệu quả các công trình đã xây dựng. Tổ chức nâng cao nhận thức người dân về Chương trình, đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng nguyên sinh để tạo nguồn sinh thủy bền vững. Trong công tác xây dựng, cần phải quy hoạch hợp lý, sát thực tế từng vùng, từng địa phương và nhu cầu sử dụng của người dân.
Công tác lập dự án cần phải theo quy hoạch về cấp nước và vệ sinh môi trường đã được duyệt và cần có đánh giá đến tác động môi trường. Quan trọng hơn là phải lấy ý kiến người dân về địa điểm, quy mô xây dựng, gắn kết trách nhiệm người dân trong việc xây dựng công trình, lựa chọn loại hình cấp nước và mô hình quản lý sau đầu tư phù hợp với đặc thù từng địa phương, đồng thời xây dựng thu phí nước sinh hoạt phục vụ cho công tác vận hành lâu dài.
Đa dạng hóa các loại hình cấp nước và vệ sinh môi trường cho phù hợp, ưu tiên những giải pháp kỹ thuật, công nghệ mới vào cấp nước tập trung như công nghệ lọc nhanh, lọc áp lực (đối với công trình quy mô lớn và vừa), lọc chậm theo phương pháp lọc ngược tự xúc rửa bằng áp lực bể chứa (công trình cấp nước quy mô nhỏ), ứng dụng giải pháp cấp nước bằng đập ngầm trên sông suối ở vùng núi. Huy động sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể quần chúng, cộng đồng dân cư ở thôn, bản đối với vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Cần có cơ chế hỗ trợ đào tạo quản lý, vận hành cũng như kinh phí sửa chữa và nâng cấp các công trình cấp nước đã xuống cấp trong quá trình vận hành. Hỗ trợ, trợ giá nước sinh hoạt vùng nông thôn, giúp các tổ chức, cá nhân có điều kiện tiếp quản và quản lý công trình bền vững và hiệu quả hơn.
Giải quyết tốt các vấn đề đã nêu mới hy vọng nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình, đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước hợp vệ sinh cho người dân nông thôn một cách bền vững.
Theo Báo Yên Bái
Những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn Yên Bái đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng các công trình cấp nước tập trung để đảm bảo cung cấp nước cho người dân. Nhờ vậy, đến hết năm 2015, số hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 85%. Tuy nhiên, hiện nay nhiều công trình đã xuống cấp, tỷ lệ cấp nước đã giảm nhiều so với thiết kế, cần phải có những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình. Thực trạng
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những năm qua, bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình 134; Chương trình 135; Chương trình 30a... và nhân dân đóng góp với tổng số vốn trên 372 tỷ đồng, đầu tư xây dựng 395 công trình cấp nước tập trung, đáp ứng cho 85% dân số nông thôn có nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Đây là một con số không phải tỉnh nào, địa phương nào cũng đạt được. Về cơ bản, các công trình đã phát huy tác dụng, phục vụ nhu cầu phần lớn nhân dân nông thôn và góp phần nâng cao ý thức cho người dân trong việc sử dụng nước hợp vệ sinh, cải thiện sinh hoạt và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Song, do công tác quản lý đầu tư, quản lý khai thác còn có những hạn chế nhất định đã dẫn đến một số công trình kém hiệu quả (76 công trình hoạt động ổn định, 87 công trình kém hiệu quả và 102 công trình không hoạt động).
Đặc biệt, trong số 297 công trình cấp nước ở 70 xã vùng cao thì có 56 công trình hoạt động bền vững, 101 công trình hoạt động bình thường, 63 công trình kém hiệu quả và có tới 77 công trình không hoạt động. Nguyên nhân dẫn đến các công trình hoạt động kém hiệu quả và không hoạt động phần lớn là các công trình được xây dựng vào năm 2002 đến năm 2007 từ nguồn vốn Chương trình 134, Chương trình 135 đã qua sử dụng nhiều năm và các hạng mục được xây dựng ở những nơi hiểm trở, xa khu dân cư, một bên là vực, một bên là vách núi khó khăn trong duy tu, bảo dưỡng. Nhiều công trình bị ảnh hưởng của mưa lũ, lũ ống, lũ quét, nguồn sinh thủy cạn kiệt.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến công tác quản lý sau đầu tư hạn chế, người quản lý vận hành chủ yếu là do người dân được hưởng lợi tự bầu ra, thiếu chuyên môn, nghiệp vụ, thậm chí còn chưa hiểu hết công năng của công trình cũng như vận hành. Một nguyên nhân nữa là các công trình này đều áp dụng công nghệ lạc hậu (cửa thu nước, bể cắt áp, bể lắng, bể lọc, bể chứa và đến các hộ dân sử dụng) chưa đưa thiết bị lắng lọc vào dẫn đến quá trình quản lý, vận hành gặp khó khăn, tốn nhiều công sức.
Một vấn đề nữa là nguồn kinh phí từ nhân dân đóng góp trong quá trình sử dụng thấp, không đủ trả công cho người vận hành duy tu bảo dưỡng. Các công trình phát huy hiệu quả tốt chủ yếu là được xây dựng ở vùng thấp, nhân dân sống tập trung, ít bị ảnh hưởng về thiên tai. Loại hình công trình là bơm nước ngầm, bơm nước mặt và cấp nước tự chảy công nghệ lọc nhanh (lọc áp lực) có quy mô trên 100 hộ dân.
Giải pháp
Để nâng cao hiệu quả đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung vùng nông thôn, nhằm đáp ứng nhu cầu dùng nước hợp vệ sinh của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc vùng cao, tỉnh, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cần có những giải pháp căn cơ, cụ thể. Trước mắt, cần phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các đơn vị tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Bên cạnh đó cần xác định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương và người dân hưởng lợi đối với việc bảo vệ, sử dụng có hiệu quả các công trình đã xây dựng. Tổ chức nâng cao nhận thức người dân về Chương trình, đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng nguyên sinh để tạo nguồn sinh thủy bền vững. Trong công tác xây dựng, cần phải quy hoạch hợp lý, sát thực tế từng vùng, từng địa phương và nhu cầu sử dụng của người dân.
Công tác lập dự án cần phải theo quy hoạch về cấp nước và vệ sinh môi trường đã được duyệt và cần có đánh giá đến tác động môi trường. Quan trọng hơn là phải lấy ý kiến người dân về địa điểm, quy mô xây dựng, gắn kết trách nhiệm người dân trong việc xây dựng công trình, lựa chọn loại hình cấp nước và mô hình quản lý sau đầu tư phù hợp với đặc thù từng địa phương, đồng thời xây dựng thu phí nước sinh hoạt phục vụ cho công tác vận hành lâu dài.
Đa dạng hóa các loại hình cấp nước và vệ sinh môi trường cho phù hợp, ưu tiên những giải pháp kỹ thuật, công nghệ mới vào cấp nước tập trung như công nghệ lọc nhanh, lọc áp lực (đối với công trình quy mô lớn và vừa), lọc chậm theo phương pháp lọc ngược tự xúc rửa bằng áp lực bể chứa (công trình cấp nước quy mô nhỏ), ứng dụng giải pháp cấp nước bằng đập ngầm trên sông suối ở vùng núi. Huy động sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể quần chúng, cộng đồng dân cư ở thôn, bản đối với vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Cần có cơ chế hỗ trợ đào tạo quản lý, vận hành cũng như kinh phí sửa chữa và nâng cấp các công trình cấp nước đã xuống cấp trong quá trình vận hành. Hỗ trợ, trợ giá nước sinh hoạt vùng nông thôn, giúp các tổ chức, cá nhân có điều kiện tiếp quản và quản lý công trình bền vững và hiệu quả hơn.
Giải quyết tốt các vấn đề đã nêu mới hy vọng nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình, đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước hợp vệ sinh cho người dân nông thôn một cách bền vững.