Là một trong những hộ đầu tiên tại Yên Bái tham gia chương trình chăn nuôi gà an toàn sinh học được Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông thành phố Yên Bái triển khai từ năm 2009. Được hỗ trợ ban đầu 10 triệu đồng, chị Nhung đã làm chuồng trại và mua 1.500 con gà Lương Phượng về làm “vốn”. Sau 4 năm gắn bó với con gà an toàn sinh học này, đến nay, đàn gà nhà chị luôn có từ 1500 – 2500 con gà thương phẩm. Mỗi năm cho thu nhập từ 60 – 90 triệu đồng. Sản phẩm gà của gia đình chị Nhung luôn được khách hàng tại Yên Bái và các tỉnh lân cận đến thu mua tận nhà với số lượng lớn… Mô hình của chị Nhung được đánh giá là một trong những mô hình điểm của Yên Bái về chăn nuôi gà an toàn sinh học.
Sau 4 năm gắn bó với nuôi gà an toàn sinh học đàn gà nhà chị Nhung luôn có từ 1500 – 2500 con gà thương phẩm
Chị Nhung chia sẻ: Hồi mới đầu tham gia mô hình này, tôi cũng lo lắng không biết liệu có thành công hay không nhưng được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ khuyến nông, cùng với việc học hỏi qua sách báo, tham quan những mô hình chăn nuôi khác nên đến nay tôi đã tự tin chăn nuôi giống gà này. Tôi nhận thấy nuôi gà theo phương pháp an toàn sinh học phù hợp với điều kiện gia đình, bằng hình thức nuôi nhốt, bổ sung đầy đủ thức ăn nước uống tại chuồng. Thức ăn cho gà được trộn với nguồn nguyên liệu sẵn có tại nhà rất thuận tiện… mà hiệu quả kinh tế cao hơn giống gà địa phương vì thời gian nuôi ngắn, không tốn nhiều công chăm sóc, gà sinh trưởng đồng đều, ít bệnh tật…Cũng nhờ mô hình này mà gia đình đã thoát khỏi cảnh nghèo, cuộc sống ổn định hơn trước rất nhiều.
Ông Trung Hải Sâm,Trạm trưởng Trạm Khuyến nông thành phố Yên Bái cho biết: Với giống gà Lương Phượng này, qua vài năm triển khai tại thành phố Yên Bái được đánh giá hoàn toàn phù hợp với điều kiện chăn nuôi, đầu tư, chăm sóc của người dân. Nhằm giúp các hộ nông dân có thêm kiến thức trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học, cán bộ của trung tâm khuyến nông thường xuyên có mặt tại các hộ gia đình để hướng dẫn người dân thực hiện các khâu theo yêu cầu kỹ thuật đã đề ra như chăm sóc, theo dõi phòng trừ dịch bệnh…Chương trình này không những đã mang đến cho bà con nông dân cái nhìn và cách làm mới trong chăn nuôi gà đảm bảo an toàn vệ sinh dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm, mà còn giúp nông dân nâng cao nhận thức trong việc chuyển đổi phương thức chăn nuôi. Qua đó, nâng cao thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình.
Mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học thành công đã góp phần làm thay đổi căn bản phương thức và tập quán nuôi gà từ chăn thả quảng canh lạc hậu, năng suất thấp, tự cung tự cấp, hay bị dịch bệnh, rủi ro sang phương thức chăn nuôi bán công nghiệp, thực hiện đồng bộ các biện pháp khoa học kỹ thuật, đảm bảo phát triển bền vững, cho năng suất hiệu quả cao.
Hồng Hạnh
Là một trong những hộ đầu tiên tại Yên Bái tham gia chương trình chăn nuôi gà an toàn sinh học được Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông thành phố Yên Bái triển khai từ năm 2009. Được hỗ trợ ban đầu 10 triệu đồng, chị Nhung đã làm chuồng trại và mua 1.500 con gà Lương Phượng về làm “vốn”. Sau 4 năm gắn bó với con gà an toàn sinh học này, đến nay, đàn gà nhà chị luôn có từ 1500 – 2500 con gà thương phẩm. Mỗi năm cho thu nhập từ 60 – 90 triệu đồng. Sản phẩm gà của gia đình chị Nhung luôn được khách hàng tại Yên Bái và các tỉnh lân cận đến thu mua tận nhà với số lượng lớn… Mô hình của chị Nhung được đánh giá là một trong những mô hình điểm của Yên Bái về chăn nuôi gà an toàn sinh học.
Chị Nhung chia sẻ: Hồi mới đầu tham gia mô hình này, tôi cũng lo lắng không biết liệu có thành công hay không nhưng được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ khuyến nông, cùng với việc học hỏi qua sách báo, tham quan những mô hình chăn nuôi khác nên đến nay tôi đã tự tin chăn nuôi giống gà này. Tôi nhận thấy nuôi gà theo phương pháp an toàn sinh học phù hợp với điều kiện gia đình, bằng hình thức nuôi nhốt, bổ sung đầy đủ thức ăn nước uống tại chuồng. Thức ăn cho gà được trộn với nguồn nguyên liệu sẵn có tại nhà rất thuận tiện… mà hiệu quả kinh tế cao hơn giống gà địa phương vì thời gian nuôi ngắn, không tốn nhiều công chăm sóc, gà sinh trưởng đồng đều, ít bệnh tật…Cũng nhờ mô hình này mà gia đình đã thoát khỏi cảnh nghèo, cuộc sống ổn định hơn trước rất nhiều.
Ông Trung Hải Sâm,Trạm trưởng Trạm Khuyến nông thành phố Yên Bái cho biết: Với giống gà Lương Phượng này, qua vài năm triển khai tại thành phố Yên Bái được đánh giá hoàn toàn phù hợp với điều kiện chăn nuôi, đầu tư, chăm sóc của người dân. Nhằm giúp các hộ nông dân có thêm kiến thức trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học, cán bộ của trung tâm khuyến nông thường xuyên có mặt tại các hộ gia đình để hướng dẫn người dân thực hiện các khâu theo yêu cầu kỹ thuật đã đề ra như chăm sóc, theo dõi phòng trừ dịch bệnh…Chương trình này không những đã mang đến cho bà con nông dân cái nhìn và cách làm mới trong chăn nuôi gà đảm bảo an toàn vệ sinh dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm, mà còn giúp nông dân nâng cao nhận thức trong việc chuyển đổi phương thức chăn nuôi. Qua đó, nâng cao thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình.
Mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học thành công đã góp phần làm thay đổi căn bản phương thức và tập quán nuôi gà từ chăn thả quảng canh lạc hậu, năng suất thấp, tự cung tự cấp, hay bị dịch bệnh, rủi ro sang phương thức chăn nuôi bán công nghiệp, thực hiện đồng bộ các biện pháp khoa học kỹ thuật, đảm bảo phát triển bền vững, cho năng suất hiệu quả cao.