CTTĐT – Những năm qua, Hội LHPN tỉnh Yên Bái luôn xác định “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững” là nhiệm vụ quan trọng, góp phần giúp hội viên phụ nữ có thêm cơ hội việc làm, tăng thu nhập, từng bước cải thiện đời sống và xóa đói giảm nghèo.
Mô hình trồng dâu nuôi tằm của chị Hán Thị Liệng, xã Tân Đồng – huyện Trấn Yên với mức thu nhập trên 70 triệu đồng.
Hàng năm các cấp hội đã rà soát, thống kê số hộ phụ nữ nghèo, hộ cận nghèo. Đến nay, đã có 55.831 hộ nghèo, 10.179 hộ cận nghèo được trên 71.000 hội viên phụ nữ đăng ký giúp đạt 100%, bằng các hình thức đã giúp nhau 10.633 ngày công, 11.557 cây giống, 1.512 con giống, 25.008kg thóc, ngô, đậu tương, trên 2 tỷ đồng cho vay không lãi. Đến nay, toàn tỉnh đã có 9.743 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được giúp đỡ, trong đó có 1.700 hộ thoát nghèo.
Để thúc đẩy phong trào phát triển, Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế hộ gia đình bằng nhiều hình thức như: mở rộng các loại hình kinh doanh dịch vụ, sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, làm kinh tế trang trại tổng hợp, chăn nuôi tập trung, tận dụng và khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương phát triển kinh tế có hiệu quả.
Bên cạnh đó, hoạt động tín chấp ngân hàng chính sách xã hội tạo nguồn vốn cho hội viên phụ nữ để phát triển kinh tế được các cấp Hội thực hiện hiệu quả. Đến nay, các cấp Hội quản lý trên 600 tỷ đồng, với trên 34 nghìn hộ vay. Duy trì hiệu quả các nguồn vốn vay các cấp Hội phối hợp với khuyến nông các cấp tổ chức cho trên 124 nghìn lượt hội viên, phụ nữ tiếp cận kiến thức KHKT gắn với bảo vệ môi trường. Tiêu biểu như mô hình trồng dâu nuôi tằm của chị Hán Thị Liệng, xã Tân Đồng – huyện Trấn Yên với mức thu nhập trên 70 triệu đồng, đã hỗ trợ 5 hội viên phụ nữ nghèo dâu giống và kiến thức nuôi tằm. Mô hình trồng bí đỏ hạt đậu xã Phúc Lộc – TP Yên Bái đã giúp đỡ phụ nữ tăng thu nhập.
Với tinh thần đoàn kết, "tương thân tương ái", các chị em còn giúp đỡ nhau về con giống, cây giống, kỹ thuật sản xuất và ngày công. Bên cạnh đó, Hội đã tổ chức các buổi giao lưu cho hội viên học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt để phát triển kinh tế, tổ chức vận động chị em đổi công cho nhau lúc thu hoạch bận rộn.
Hội phụ nữ các cấp cũng triển khai tốt các đề tài, chương trình, dự án xây dựng mô hình mới hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế như nuôi giun đất để chăn nuôi gà, cá, nuôi lợn rừng lai sinh sản, nuôi cua đồng… Đến nay, đã có 3.723 hộ gia đình duy trì thực hiện, trong đó, có 1.348 mô hình từ 50 – 70 triệu đồng/hộ/năm; 2.115 mô hình từ 70 – 100 triệu đồng/hộ/năm và 260 mô hình trên 100 triệu đồng.
Để tiếp tục giúp chị em phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Trong thời gian tới, Hội sẽ tích cực khai thác các nguồn vốn vay hỗ trợ phụ nữ, duy trì hoạt động tiết kiệm tạo nguồn vốn tại chỗ. Đặc biệt, Hội sẽ đổi mới hoạt động hỗ trợ vốn, tập trung ưu tiên cho hội viên vay vốn để đầu tư phát triển mô hình kinh tế hoặc hỗ trợ phụ nữ sau học nghề để tạo việc làm, tăng thu nhập…
Hồng Hạnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Những năm qua, Hội LHPN tỉnh Yên Bái luôn xác định “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững” là nhiệm vụ quan trọng, góp phần giúp hội viên phụ nữ có thêm cơ hội việc làm, tăng thu nhập, từng bước cải thiện đời sống và xóa đói giảm nghèo.
Hàng năm các cấp hội đã rà soát, thống kê số hộ phụ nữ nghèo, hộ cận nghèo. Đến nay, đã có 55.831 hộ nghèo, 10.179 hộ cận nghèo được trên 71.000 hội viên phụ nữ đăng ký giúp đạt 100%, bằng các hình thức đã giúp nhau 10.633 ngày công, 11.557 cây giống, 1.512 con giống, 25.008kg thóc, ngô, đậu tương, trên 2 tỷ đồng cho vay không lãi. Đến nay, toàn tỉnh đã có 9.743 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được giúp đỡ, trong đó có 1.700 hộ thoát nghèo.
Để thúc đẩy phong trào phát triển, Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế hộ gia đình bằng nhiều hình thức như: mở rộng các loại hình kinh doanh dịch vụ, sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, làm kinh tế trang trại tổng hợp, chăn nuôi tập trung, tận dụng và khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương phát triển kinh tế có hiệu quả.
Bên cạnh đó, hoạt động tín chấp ngân hàng chính sách xã hội tạo nguồn vốn cho hội viên phụ nữ để phát triển kinh tế được các cấp Hội thực hiện hiệu quả. Đến nay, các cấp Hội quản lý trên 600 tỷ đồng, với trên 34 nghìn hộ vay. Duy trì hiệu quả các nguồn vốn vay các cấp Hội phối hợp với khuyến nông các cấp tổ chức cho trên 124 nghìn lượt hội viên, phụ nữ tiếp cận kiến thức KHKT gắn với bảo vệ môi trường. Tiêu biểu như mô hình trồng dâu nuôi tằm của chị Hán Thị Liệng, xã Tân Đồng – huyện Trấn Yên với mức thu nhập trên 70 triệu đồng, đã hỗ trợ 5 hội viên phụ nữ nghèo dâu giống và kiến thức nuôi tằm. Mô hình trồng bí đỏ hạt đậu xã Phúc Lộc – TP Yên Bái đã giúp đỡ phụ nữ tăng thu nhập.
Với tinh thần đoàn kết, "tương thân tương ái", các chị em còn giúp đỡ nhau về con giống, cây giống, kỹ thuật sản xuất và ngày công. Bên cạnh đó, Hội đã tổ chức các buổi giao lưu cho hội viên học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt để phát triển kinh tế, tổ chức vận động chị em đổi công cho nhau lúc thu hoạch bận rộn.
Hội phụ nữ các cấp cũng triển khai tốt các đề tài, chương trình, dự án xây dựng mô hình mới hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế như nuôi giun đất để chăn nuôi gà, cá, nuôi lợn rừng lai sinh sản, nuôi cua đồng… Đến nay, đã có 3.723 hộ gia đình duy trì thực hiện, trong đó, có 1.348 mô hình từ 50 – 70 triệu đồng/hộ/năm; 2.115 mô hình từ 70 – 100 triệu đồng/hộ/năm và 260 mô hình trên 100 triệu đồng.
Để tiếp tục giúp chị em phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Trong thời gian tới, Hội sẽ tích cực khai thác các nguồn vốn vay hỗ trợ phụ nữ, duy trì hoạt động tiết kiệm tạo nguồn vốn tại chỗ. Đặc biệt, Hội sẽ đổi mới hoạt động hỗ trợ vốn, tập trung ưu tiên cho hội viên vay vốn để đầu tư phát triển mô hình kinh tế hoặc hỗ trợ phụ nữ sau học nghề để tạo việc làm, tăng thu nhập…