Mức sống tối thiểu ở châu Á lẽ ra phải là 1,51 USD một ngày, chứ không phải 1,25 USD. Và nếu áp theo chuẩn này, tỷ lệ nghèo trong khu vực sẽ tăng 9,8 điểm phần trăm.
Thông cáo phát đi hôm nay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết nghèo đói vẫn là một thách thức chủ yếu đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong những thập kỷ tới. Theo các chuẩn mực hiện hành, mức sống tối thiểu trong khu vực là 1,25 USD mỗi người trong một ngày. Châu Á đang kỳ vọng tỷ lệ nghèo sẽ giảm xuống còn 1,4% vào năm 2030 và coi như đã hoàn tất công tác xóa nghèo (tỷ lệ dưới 3%).
Nhưng báo cáo mới có tên gọi Những Chỉ số Chủ yếu của Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương năm 2014 cho rằng mức 1,25 USD ngày chưa phản ánh đầy đủ bức tranh của tình trạng nghèo đói cùng cực. “1,25 USD không đủ duy trì những phúc lợi tối thiểu ở nhiều vùng. Cần phải có những hiểu biết đầy đủ hơn về nghèo đói để giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng những cách tiếp cận hiệu quả nhằm giải quyết thách thức nghiêm trọng này”, ông Shang-Jin Wei, Trưởng Ban Kinh tế của ADB, phát biểu tại buổi lễ công bố báo cáo.
Ba yếu tố bổ sung cần được tính đến trong bức tranh nghèo đói, theo ADB, là: chi phí tiêu dùng cụ thể của những người nghèo ở Châu Á; chi phí lương thực tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá chung; khả năng dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế cũng như những cú sốc khác. Vì vậy, báo cáo cho thấy chuẩn nghèo riêng cho khu vực Châu Á ước tính vào khoảng 1,51 USD. Và nếu áp dụng chuẩn này, tỷ lệ nghèo của Châu Á năm 2010 tăng thêm 9,8 điểm phần trăm, từ 20,7% lên 30,5%. Số lượng những người nghèo, do đó cũng tăng thêm 343 triệu người.
Các tác giả cũng cảnh báo tình trạng mất an ninh lương thực khi giá lương thực tăng nhanh và đề nghị lưu tâm tới vấn đề này khi đánh giá về nghèo đói. Nếu mức độ tăng của giá lương thực lớn hơn mức độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng nói chung, tỷ lệ nghèo ở khu vực Châu Á năm 2010 sẽ tăng thêm 4 điểm phần trăm nữa, tương đương với việc tăng thêm 141 triệu người nghèo.
Nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp đang sống ở mức cận nghèo có thể dễ dàng rơi vào tình trạng nghèo đói nếu như gặp phải thiên tai, khủng hoảng tài chính, bệnh tật hoặc các cú sốc tiêu cực khác. Chuẩn nghèo có điều chỉnh theo mức độ dễ bị ảnh hưởng đó, cộng thêm 11,9 điểm phần trăm vào tỷ lệ nghèo ở khu vực Châu Á năm 2010, tương đương có thêm 418 triệu người nghèo.
Vì những yếu tố này không nhất thiết có tính loại trừ lẫn nhau, báo cáo nhận định tác động tổng thể sẽ làm tăng mức ước tính về tỷ lệ nghèo ở khu vực Châu Á năm 2010 thêm 28,8 điểm phần trăm lên mức 49,5%. Về số tuyệt đối, số lượng người nghèo tăng từ 1,02 tỷ người lên 1,75 tỷ người.
Báo cáo dự đoán nếu xu hướng tăng trưởng kinh tế hiện tại tiếp tục được duy trì, tỷ lệ nghèo tổng thể sẽ giảm xuống còn 17,1% vào năm 2030 với hầu hết người nghèo sống tại những quốc gia có mức thu nhập trung bình.
Ông Wei phát biểu: “Để đối phó với thách thức này, báo cáo kêu gọi cần có sự tập trung mạnh hơn vào những nỗ lực tăng cường an ninh lương thực và giảm mức độ dễ bị ảnh hưởng bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng”.
(Theo Vnexpress)
Mức sống tối thiểu ở châu Á lẽ ra phải là 1,51 USD một ngày, chứ không phải 1,25 USD. Và nếu áp theo chuẩn này, tỷ lệ nghèo trong khu vực sẽ tăng 9,8 điểm phần trăm.
Thông cáo phát đi hôm nay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết nghèo đói vẫn là một thách thức chủ yếu đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong những thập kỷ tới. Theo các chuẩn mực hiện hành, mức sống tối thiểu trong khu vực là 1,25 USD mỗi người trong một ngày. Châu Á đang kỳ vọng tỷ lệ nghèo sẽ giảm xuống còn 1,4% vào năm 2030 và coi như đã hoàn tất công tác xóa nghèo (tỷ lệ dưới 3%).
Nhưng báo cáo mới có tên gọi Những Chỉ số Chủ yếu của Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương năm 2014 cho rằng mức 1,25 USD ngày chưa phản ánh đầy đủ bức tranh của tình trạng nghèo đói cùng cực. “1,25 USD không đủ duy trì những phúc lợi tối thiểu ở nhiều vùng. Cần phải có những hiểu biết đầy đủ hơn về nghèo đói để giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng những cách tiếp cận hiệu quả nhằm giải quyết thách thức nghiêm trọng này”, ông Shang-Jin Wei, Trưởng Ban Kinh tế của ADB, phát biểu tại buổi lễ công bố báo cáo.
Ba yếu tố bổ sung cần được tính đến trong bức tranh nghèo đói, theo ADB, là: chi phí tiêu dùng cụ thể của những người nghèo ở Châu Á; chi phí lương thực tăng nhanh hơn tốc độ tăng giá chung; khả năng dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế cũng như những cú sốc khác. Vì vậy, báo cáo cho thấy chuẩn nghèo riêng cho khu vực Châu Á ước tính vào khoảng 1,51 USD. Và nếu áp dụng chuẩn này, tỷ lệ nghèo của Châu Á năm 2010 tăng thêm 9,8 điểm phần trăm, từ 20,7% lên 30,5%. Số lượng những người nghèo, do đó cũng tăng thêm 343 triệu người.
Các tác giả cũng cảnh báo tình trạng mất an ninh lương thực khi giá lương thực tăng nhanh và đề nghị lưu tâm tới vấn đề này khi đánh giá về nghèo đói. Nếu mức độ tăng của giá lương thực lớn hơn mức độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng nói chung, tỷ lệ nghèo ở khu vực Châu Á năm 2010 sẽ tăng thêm 4 điểm phần trăm nữa, tương đương với việc tăng thêm 141 triệu người nghèo.
Nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp đang sống ở mức cận nghèo có thể dễ dàng rơi vào tình trạng nghèo đói nếu như gặp phải thiên tai, khủng hoảng tài chính, bệnh tật hoặc các cú sốc tiêu cực khác. Chuẩn nghèo có điều chỉnh theo mức độ dễ bị ảnh hưởng đó, cộng thêm 11,9 điểm phần trăm vào tỷ lệ nghèo ở khu vực Châu Á năm 2010, tương đương có thêm 418 triệu người nghèo.
Vì những yếu tố này không nhất thiết có tính loại trừ lẫn nhau, báo cáo nhận định tác động tổng thể sẽ làm tăng mức ước tính về tỷ lệ nghèo ở khu vực Châu Á năm 2010 thêm 28,8 điểm phần trăm lên mức 49,5%. Về số tuyệt đối, số lượng người nghèo tăng từ 1,02 tỷ người lên 1,75 tỷ người.
Báo cáo dự đoán nếu xu hướng tăng trưởng kinh tế hiện tại tiếp tục được duy trì, tỷ lệ nghèo tổng thể sẽ giảm xuống còn 17,1% vào năm 2030 với hầu hết người nghèo sống tại những quốc gia có mức thu nhập trung bình.
Ông Wei phát biểu: “Để đối phó với thách thức này, báo cáo kêu gọi cần có sự tập trung mạnh hơn vào những nỗ lực tăng cường an ninh lương thực và giảm mức độ dễ bị ảnh hưởng bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng”.