Ngày 5/9, Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết, các hộ mới thoát nghèo sẽ được đơn vị này cho vay vốn ưu đãi trong vòng 3 năm kể từ ngày xác định thoát nghèo và ra khỏi danh sách hộ nghèo để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo bền vững.
Theo Ngân hàng Chính sách xã hội, đây là một trong những nội dung được quy định tại Dự thảo Quyết định về việc cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Ngân hàng này.
Theo Dự thảo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn là hộ có thu nhập bình quân trên thu nhập bình quân của hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ.
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục và quy trình cho vay đối với hộ mới thoát nghèo được thực hiện như đối với cho vay hộ nghèo. Việc gia hạn nợ, xử lý nợ bị rủi ro đối với các khoản nợ của hộ mới thoát nghèo cũng được thực hiện như cho vay đối với hộ nghèo.
Theo dự thảo, mức cho vay đối với hộ mới thoát nghèo do Ngân hàng Chính sách xã hội và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa phục vụ sản xuất kinh doanh đối với hộ nghèo được quy định trong từng thời kỳ. Hộ mới thoát nghèo không phải thực hiện bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Thời hạn cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không quá một chu kỳ sản xuất, kinh doanh của đối tượng đầu tư trong phương án sử dụng vốn vay.
Về lãi suất cho vay, dự thảo nêu rõ, lãi suất cho vay áp dụng đối với hộ mới thoát nghèo bằng 130% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Dự thảo quy định giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ về nguồn vốn từ ngân sách trung ương dành cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay các chương trình tín dụng chính sách, trong đó có chương trình cho vay đối với hộ mới thoát nghèo theo quy định. Đồng thời, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc giám sát, kiểm tra, đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện./.
(Theo Báo Điện tử ĐCSVN)
Ngày 5/9, Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết, các hộ mới thoát nghèo sẽ được đơn vị này cho vay vốn ưu đãi trong vòng 3 năm kể từ ngày xác định thoát nghèo và ra khỏi danh sách hộ nghèo để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo bền vững.
Theo Ngân hàng Chính sách xã hội, đây là một trong những nội dung được quy định tại Dự thảo Quyết định về việc cho vay đối với hộ mới thoát nghèo tại Ngân hàng này.
Theo Dự thảo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn là hộ có thu nhập bình quân trên thu nhập bình quân của hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ.
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục và quy trình cho vay đối với hộ mới thoát nghèo được thực hiện như đối với cho vay hộ nghèo. Việc gia hạn nợ, xử lý nợ bị rủi ro đối với các khoản nợ của hộ mới thoát nghèo cũng được thực hiện như cho vay đối với hộ nghèo.
Theo dự thảo, mức cho vay đối với hộ mới thoát nghèo do Ngân hàng Chính sách xã hội và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa phục vụ sản xuất kinh doanh đối với hộ nghèo được quy định trong từng thời kỳ. Hộ mới thoát nghèo không phải thực hiện bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Thời hạn cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không quá một chu kỳ sản xuất, kinh doanh của đối tượng đầu tư trong phương án sử dụng vốn vay.
Về lãi suất cho vay, dự thảo nêu rõ, lãi suất cho vay áp dụng đối với hộ mới thoát nghèo bằng 130% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Dự thảo quy định giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ về nguồn vốn từ ngân sách trung ương dành cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay các chương trình tín dụng chính sách, trong đó có chương trình cho vay đối với hộ mới thoát nghèo theo quy định. Đồng thời, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc giám sát, kiểm tra, đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện./.