Từ trục đường đi xã Chế Tạo vào bản Háng Gàng khoảng 3km, chúng tôi vào thăm gia đình ông Giàng BLề Rùa, là gia đình có thu nhập cao từ cây sơn tra vài năm trở lại đây.
Cây sơn tra tại vườn nhà ông Giàng BlềRùa.
Ông BLề Rùa năm nay khoảng 55 – 56 tuổi, ông có 13 người con và 7 người cháu hiện nay vẫn đang sống chung một căn nhà. Ông Rùa cho biết, vườn Sơn tra do gia đình ông chăm sóc và bảo vệ từ năm 2006 đến nay, hàng năm ông đều ươm và trồng bổ sung vào những chỗ còn thưa hoặc cây bị chết. Anh con trai thứ của gia đình ông là Giàng A Sở đưa tôi đi thăm vườn Sơn tra, từ bản Háng Gàng đi theo đường liên bản khoảng 3km nữa thì đi rẽ vào đường nhỏ do 5 hộ gia đình có vườn gần nhau và chung nhau làm khoảng hơn 2km. Hiện nay, đã có khoảng 200 cây cho thu hoạch, có nhiều cây cho từ 300 đến 400 kg quả, theo anh Sở cho biết thì năm 2013 có một số cây đã bán quả được khoảng 7 triệu đồng một cây. Vào tận vườn Sơn tra, tôi mới thấy sự quan tâm chăm sóc của gia đình với cây Sơn tra, xung quanh các gốc được phát cỏ thường xuyên và cả vườn Sơn tra đều được phát cỏ quang đãng.
Năm 2013 gia đình ông Blề Rùa thu hoạch và bán được trên 400 triệu đồng và dự kiến năm 2014 sẽ thu hoạch được khoảng trên 400 triệu.
Từ khi vườn Sơn Tra cho thu hoạch đến nay gia đình ông Blề Rùa đã có nhiều cải thiện, đặc biệt kinh tế gia đình đã ổn định và các con trong gia đình được đi học, gia đình ông Blề Rùa đã mua đất và làm nhà tại thị trấn Mù Cang Chải cho các con ở và tiện cho việc đi học. Theo ông Blề Rùa thì việc đi học sẽ giúp các con ông có kiến thức và tiếp cận với khoa học và công nghệ thì việc chăm sóc vườn Sơn tra được khoa học và sẽ hiệu quả hơn.
Hiện gia đình ông Blề Rùa có anh Giàng A Chu đã tốt nghiệp đại học và đang trong đội tri thức trẻ hiện là Phó Chủ tịch xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải và có anh Giàng A Sở đang theo học lớp đại học vừa học vừa làm tại huyện do Trường Đại học Thái Nguyên liên kết mở. Trong gia đình ông còn có 7 người con đang theo học tại các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở và Tiểu học tại huyện. Từ nhận thức đơn giản là phải có kiến thức, khoa học thì mọi việc sẽ thuân lợi hơn, nên các con trong gia đình ông Blề Rùa đều tích cực học hành và hy vọng sẽ có ngày mai tươi sáng.
Nếu mô hình vườn rừng của gia đình ông Giàng BlềRùa và một số hộ gia đình tại bản Háng Gàng xã Lao Chải được nhân rộng và các khu vực đất trống, đồi trọc được trồng Sơn tra và được quản lý, chăm sóc như khu vườn của gia đình ông Blề Rùa thì chắc chắn nhân dân trên địa bàn huyện sẽ thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu từ vườn rừng.
(Theo Website huyện MCC)
Từ trục đường đi xã Chế Tạo vào bản Háng Gàng khoảng 3km, chúng tôi vào thăm gia đình ông Giàng BLề Rùa, là gia đình có thu nhập cao từ cây sơn tra vài năm trở lại đây.
Ông BLề Rùa năm nay khoảng 55 – 56 tuổi, ông có 13 người con và 7 người cháu hiện nay vẫn đang sống chung một căn nhà. Ông Rùa cho biết, vườn Sơn tra do gia đình ông chăm sóc và bảo vệ từ năm 2006 đến nay, hàng năm ông đều ươm và trồng bổ sung vào những chỗ còn thưa hoặc cây bị chết. Anh con trai thứ của gia đình ông là Giàng A Sở đưa tôi đi thăm vườn Sơn tra, từ bản Háng Gàng đi theo đường liên bản khoảng 3km nữa thì đi rẽ vào đường nhỏ do 5 hộ gia đình có vườn gần nhau và chung nhau làm khoảng hơn 2km. Hiện nay, đã có khoảng 200 cây cho thu hoạch, có nhiều cây cho từ 300 đến 400 kg quả, theo anh Sở cho biết thì năm 2013 có một số cây đã bán quả được khoảng 7 triệu đồng một cây. Vào tận vườn Sơn tra, tôi mới thấy sự quan tâm chăm sóc của gia đình với cây Sơn tra, xung quanh các gốc được phát cỏ thường xuyên và cả vườn Sơn tra đều được phát cỏ quang đãng.
Năm 2013 gia đình ông Blề Rùa thu hoạch và bán được trên 400 triệu đồng và dự kiến năm 2014 sẽ thu hoạch được khoảng trên 400 triệu.
Từ khi vườn Sơn Tra cho thu hoạch đến nay gia đình ông Blề Rùa đã có nhiều cải thiện, đặc biệt kinh tế gia đình đã ổn định và các con trong gia đình được đi học, gia đình ông Blề Rùa đã mua đất và làm nhà tại thị trấn Mù Cang Chải cho các con ở và tiện cho việc đi học. Theo ông Blề Rùa thì việc đi học sẽ giúp các con ông có kiến thức và tiếp cận với khoa học và công nghệ thì việc chăm sóc vườn Sơn tra được khoa học và sẽ hiệu quả hơn.
Hiện gia đình ông Blề Rùa có anh Giàng A Chu đã tốt nghiệp đại học và đang trong đội tri thức trẻ hiện là Phó Chủ tịch xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải và có anh Giàng A Sở đang theo học lớp đại học vừa học vừa làm tại huyện do Trường Đại học Thái Nguyên liên kết mở. Trong gia đình ông còn có 7 người con đang theo học tại các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở và Tiểu học tại huyện. Từ nhận thức đơn giản là phải có kiến thức, khoa học thì mọi việc sẽ thuân lợi hơn, nên các con trong gia đình ông Blề Rùa đều tích cực học hành và hy vọng sẽ có ngày mai tươi sáng.
Nếu mô hình vườn rừng của gia đình ông Giàng BlềRùa và một số hộ gia đình tại bản Háng Gàng xã Lao Chải được nhân rộng và các khu vực đất trống, đồi trọc được trồng Sơn tra và được quản lý, chăm sóc như khu vườn của gia đình ông Blề Rùa thì chắc chắn nhân dân trên địa bàn huyện sẽ thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu từ vườn rừng.