CTTĐT- Cùng với sự vào cuộc của các cấp các ngành và đông đảo tầng lớp nhân dân trong tỉnh Yên Bái công cuộc giảm nghèo của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Trong đó công tác truyền thông, giám sát và nâng cao năng lực giảm nghèo có đóng góp đáng kể.
Đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo.
Trong khuôn khổ của các dự án giảm nghèo dự án hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện Chương trình đã mở 29 lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức về giảm nghèo và bảo trợ xã hội cho 2.249 học viên là cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện, lãnh đạo UBND cấp xã, cán bộ giảm nghèo cấp xã và trưởng các thôn, bản, tổ dân phố. Kinh phí thực hiện 1.294 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Sau khóa học, các học viên đã được trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án, lập kế hoạch; có sự tham gia của người dân về giảm nghèo và bảo trợ xã hội, giúp cho đội ngũ cán bộ cơ sở thực hiện tốt hơn các chính sách giảm nghèo tại địa phương, đồng thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả các chính sách, dự án giảm nghèo, an sinh xã hội.
Nhiều hoạt động truyền thông giảm nghèo đã được triển khai thực hiện như: Xây dựng các phóng sự, tin, bài về chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội nhằm tuyên truyền các chính sách giảm nghèo của Đảng, Nhà nước, của tỉnh đến với nhân dân; tổ chức đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái giữa lãnh đạo các cơ quan chuyên môn với nhân dân về chính sách giảm nghèo; phát hành 1.200 cuốn tài liệu về công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội cấp phát cho cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ được giao; phát hành 37.200 tờ rời tuyên truyền chính sách và hướng dẫn cán bộ giảm nghèo và người dân về quy trình rà soát thống kê hộ nghèo hàng năm; hiện có 196 cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về công tác giảm nghèo toàn tỉnh. Các huyện, thị xã, thành phố đã tích cực tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình cấp huyện, Đài Truyền thanh cấp xã và các hình thức tuyên truyền khác trên địa bàn về công tác giảm nghèo và an sinh xã hội. Tổng kinh phí thực hiện 1.080 triệu đồng.
Hàng năm Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh, cơ quan thường trực, các ngành thành viên và các huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội trên địa bàn được phân công. 100% số xã đều được kiểm tra, giám sát, đánh giá của cơ quan cấp huyện, 100% số huyện, thị xã, thành phố đều được Ban Chỉ đạo tỉnh kiểm tra, giám sát, đánh giá. Trên cơ sở đó các cấp có biện pháp điều chỉnh, chỉ đạo cho phù hợp, bảo đảm hoạt động chương trình giảm nghèo ngày càng đạt được hiệu quả hơn. Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2011 - 2015 là 4.267 triệu đồng, trong đó kinh phí hoạt động Ban Chỉ đạo giảm nghèo và điều tra khảo sát hộ nghèo 3.000 triệu đồng, kinh phí giám sát 1.267 triệu đồng.
Với việc đẩy mạnh trang bị kiến thức cho cán bộ làm công tác giảm nghèo, đẩy mạnh truyền thông về công tác giảm nghèo đã góp phần tích cực vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái bình quân 4%/năm (riêng đối với 2 huyện 30a đạt trên 6%/năm).
Thu Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Cùng với sự vào cuộc của các cấp các ngành và đông đảo tầng lớp nhân dân trong tỉnh Yên Bái công cuộc giảm nghèo của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Trong đó công tác truyền thông, giám sát và nâng cao năng lực giảm nghèo có đóng góp đáng kể.
Trong khuôn khổ của các dự án giảm nghèo dự án hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện Chương trình đã mở 29 lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức về giảm nghèo và bảo trợ xã hội cho 2.249 học viên là cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện, lãnh đạo UBND cấp xã, cán bộ giảm nghèo cấp xã và trưởng các thôn, bản, tổ dân phố. Kinh phí thực hiện 1.294 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Sau khóa học, các học viên đã được trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án, lập kế hoạch; có sự tham gia của người dân về giảm nghèo và bảo trợ xã hội, giúp cho đội ngũ cán bộ cơ sở thực hiện tốt hơn các chính sách giảm nghèo tại địa phương, đồng thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả các chính sách, dự án giảm nghèo, an sinh xã hội.
Nhiều hoạt động truyền thông giảm nghèo đã được triển khai thực hiện như: Xây dựng các phóng sự, tin, bài về chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội nhằm tuyên truyền các chính sách giảm nghèo của Đảng, Nhà nước, của tỉnh đến với nhân dân; tổ chức đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái giữa lãnh đạo các cơ quan chuyên môn với nhân dân về chính sách giảm nghèo; phát hành 1.200 cuốn tài liệu về công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội cấp phát cho cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ được giao; phát hành 37.200 tờ rời tuyên truyền chính sách và hướng dẫn cán bộ giảm nghèo và người dân về quy trình rà soát thống kê hộ nghèo hàng năm; hiện có 196 cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về công tác giảm nghèo toàn tỉnh. Các huyện, thị xã, thành phố đã tích cực tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình cấp huyện, Đài Truyền thanh cấp xã và các hình thức tuyên truyền khác trên địa bàn về công tác giảm nghèo và an sinh xã hội. Tổng kinh phí thực hiện 1.080 triệu đồng.
Hàng năm Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh, cơ quan thường trực, các ngành thành viên và các huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội trên địa bàn được phân công. 100% số xã đều được kiểm tra, giám sát, đánh giá của cơ quan cấp huyện, 100% số huyện, thị xã, thành phố đều được Ban Chỉ đạo tỉnh kiểm tra, giám sát, đánh giá. Trên cơ sở đó các cấp có biện pháp điều chỉnh, chỉ đạo cho phù hợp, bảo đảm hoạt động chương trình giảm nghèo ngày càng đạt được hiệu quả hơn. Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2011 - 2015 là 4.267 triệu đồng, trong đó kinh phí hoạt động Ban Chỉ đạo giảm nghèo và điều tra khảo sát hộ nghèo 3.000 triệu đồng, kinh phí giám sát 1.267 triệu đồng.
Với việc đẩy mạnh trang bị kiến thức cho cán bộ làm công tác giảm nghèo, đẩy mạnh truyền thông về công tác giảm nghèo đã góp phần tích cực vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái bình quân 4%/năm (riêng đối với 2 huyện 30a đạt trên 6%/năm).