CTTĐT - Không cam chịu cuộc sống nghèo khó nơi chỉ toàn đồi núi quanh co, chị Lù Thị Sênh, sinh năm 1995, người con gái dân tộc Mông, ở bản Mý Háng Tâu (xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) tìm được hướng đi phát triển kinh tế, thoát khỏi nghèo đói, bứt phá làm giàu từ nuôi gà đen.
Đàn gà đen hàng nghìn con của chị Sênh con nào, còn nấy khỏe mạnh, lớn nhanh
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình còn nặng quan niệm lạc hậu, rằng: Người con gái Mông đến tuổi 18 mà chưa lấy chồng, được coi là đã ế. Thế nên năm 2015, Sênh chỉ học đến lớp 12, nghe theo lời bố mẹ ở nhà lấy chồng. Khi về nhà chồng bố mẹ hai bên cũng chỉ cho được một ít vật dụng sinh hoạt làm của riêng mang theo nên cuộc sống ban đầu của vợ chồng Sênh rất khó khăn, đất nương rẫy canh tác cũng ít.
Chị Sênh tâm sự: Tôi may mắn lấy được người chồng từng tốt nghiệp đại học, chuyên ngành thú y. Anh ấy rất am hiểu về cách chăm sóc, chữa bệnh cho vật nuôi, trong đó có cả gà. Vì thế nên trong lúc tìm hướng thoát nghèo, tôi nảy ra ý định nuôi gà đen và được chồng tôi đồng ý. “Gà đen là loại gà được rất nhiều người ưu chuộng, thịt gà rất thơm, ngon, ít mỡ, nhiều dinh dưỡng. Đối với người Mông thì trong mâm cơm ngày lễ tết không thể thiếu được món gà đen” - chị Sênh bảo như vậy.
Xác định được tâm lý hiện nay của người tiêu dùng là không thích gà công nghiệp. Hơn nữa, gà đen là giống gà địa phương quý hiếm, da và xương đều có màu đen đậm, thịt săn chắc, chất lượng thơm ngon, hàm lượng mỡ thấp hơn hẳn các giống gà khác của địa phương và cũng là vị thuốc quý trong dân gian. Gà đen nuôi thả đồi được cho ăn ngô, ăn thóc và tận dụng nguồn thức ăn khác nên vừa rẻ hơn cám công nghiệp vừa đảm bảo thịt gà có vị thơm ngon. Cuối năm 2016, chị bắt đầu làm chuồng trại và mua con giống về nuôi nhưng ngặt nỗi lại thiếu vốn. Trong cái khó ló cái khôn, may mắn mỉm cười với vợ chồng chị Sênh khi được Ngân hàng CSXH huyện Mù Cang Chải cho vay vốn 50 triệu đồng. Có vốn trong tay chị đầu tư mua vật liệu xây dựng chuồng trại, lấy tấm lưới rào xung quanh khu chăn nuôi để gà không nhảy ra ngoài. Nhờ bạn bè liên hệ với Viện chăn nuôi gia cầm tận ở Hà Nôi để mua 1.000 con gà giống đem về nuôi.
Với đức tính cần cù, chịu khó, chị Sênh nhờ chồng hướng dẫn cách phòng dịch bệnh cho đàn gà và xem thêm qua sách, báo, tivi… chỉ sau thời gian ngắn chị đã thông thạo hết các bước chăm sóc và phòng bệnh. “Chăm sóc phải chú ý đến thức ăn của gà, khi gà được một tháng tuổi cho gà ăn cám, các tháng tiếp cách ly hẳn cám chỉ cho gà ăn độc ngô, thóc, thỉnh thoảng bổ sung ít rau xanh vì gà háo rau. Đặc biệt khi trời mùa đông lạnh, mưa phùn phải nhốt vào chuồng, quây bạt kín giữ ấm, gà rất nhạy cảm với thời tiết lạnh dễ bị ho.
Nhờ áp dựng đúng kỹ thuật trong chăm sóc, sau một thời gian đàn gà của chị Sênh phát triển tốt, khỏe mạnh, lớn nhanh và không có dịch bệnh. Tính từ thời gian nuôi đến giờ chị Sênh đã bán được 2 lứa gà, với giá 130 nghìn/kg, ước tính lãi thu về cũng hơn trăm triệu đồng.
Đàn gà của chị Sênh rất được nhiều khách hàng trong huyện và ngoài thành phố Yên Bái ưa thích, đến tận nơi đặt mua, nhất là dịp giáp Tết. Chị Sênh phấn khởi, “Nuôi được gà lại có người mua nên cũng không lo, chỉ lo chăm sóc gà thôi”. Vợ chồng chị Sênh đang dự tính mở thêm chuồng trại để nhân số gà lên 2.000 con.
Gà đen giống gà đặc sản của người Mông, có lông đen, thịt đen, xương đen, có thịt dai chắc, ít mỡ, thơm ngon. Ngoài ra, trong thịt gà đen nhiều chất canxi, photpho, sắt nên ngoài sử dụng làm thực phẩm trong bữa ăn, gà đen còn là vị thuốc bồi dưỡng sức khỏe được rất nhiều khách hàng ưa thích.
Mô hình chăn nuôi gà đen của gia đình chị Sênh đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, duy trì nguồn gen quý, tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Qua đó giúp cho người nông dân đổi mới suy nghĩ, cách làm xây dựng thêm nhiều mô hình hiệu quả, sáng tạo trong sản xuất.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Không cam chịu cuộc sống nghèo khó nơi chỉ toàn đồi núi quanh co, chị Lù Thị Sênh, sinh năm 1995, người con gái dân tộc Mông, ở bản Mý Háng Tâu (xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) tìm được hướng đi phát triển kinh tế, thoát khỏi nghèo đói, bứt phá làm giàu từ nuôi gà đen.Sinh ra và lớn lên trong một gia đình còn nặng quan niệm lạc hậu, rằng: Người con gái Mông đến tuổi 18 mà chưa lấy chồng, được coi là đã ế. Thế nên năm 2015, Sênh chỉ học đến lớp 12, nghe theo lời bố mẹ ở nhà lấy chồng. Khi về nhà chồng bố mẹ hai bên cũng chỉ cho được một ít vật dụng sinh hoạt làm của riêng mang theo nên cuộc sống ban đầu của vợ chồng Sênh rất khó khăn, đất nương rẫy canh tác cũng ít.
Chị Sênh tâm sự: Tôi may mắn lấy được người chồng từng tốt nghiệp đại học, chuyên ngành thú y. Anh ấy rất am hiểu về cách chăm sóc, chữa bệnh cho vật nuôi, trong đó có cả gà. Vì thế nên trong lúc tìm hướng thoát nghèo, tôi nảy ra ý định nuôi gà đen và được chồng tôi đồng ý. “Gà đen là loại gà được rất nhiều người ưu chuộng, thịt gà rất thơm, ngon, ít mỡ, nhiều dinh dưỡng. Đối với người Mông thì trong mâm cơm ngày lễ tết không thể thiếu được món gà đen” - chị Sênh bảo như vậy.
Xác định được tâm lý hiện nay của người tiêu dùng là không thích gà công nghiệp. Hơn nữa, gà đen là giống gà địa phương quý hiếm, da và xương đều có màu đen đậm, thịt săn chắc, chất lượng thơm ngon, hàm lượng mỡ thấp hơn hẳn các giống gà khác của địa phương và cũng là vị thuốc quý trong dân gian. Gà đen nuôi thả đồi được cho ăn ngô, ăn thóc và tận dụng nguồn thức ăn khác nên vừa rẻ hơn cám công nghiệp vừa đảm bảo thịt gà có vị thơm ngon. Cuối năm 2016, chị bắt đầu làm chuồng trại và mua con giống về nuôi nhưng ngặt nỗi lại thiếu vốn. Trong cái khó ló cái khôn, may mắn mỉm cười với vợ chồng chị Sênh khi được Ngân hàng CSXH huyện Mù Cang Chải cho vay vốn 50 triệu đồng. Có vốn trong tay chị đầu tư mua vật liệu xây dựng chuồng trại, lấy tấm lưới rào xung quanh khu chăn nuôi để gà không nhảy ra ngoài. Nhờ bạn bè liên hệ với Viện chăn nuôi gia cầm tận ở Hà Nôi để mua 1.000 con gà giống đem về nuôi.
Với đức tính cần cù, chịu khó, chị Sênh nhờ chồng hướng dẫn cách phòng dịch bệnh cho đàn gà và xem thêm qua sách, báo, tivi… chỉ sau thời gian ngắn chị đã thông thạo hết các bước chăm sóc và phòng bệnh. “Chăm sóc phải chú ý đến thức ăn của gà, khi gà được một tháng tuổi cho gà ăn cám, các tháng tiếp cách ly hẳn cám chỉ cho gà ăn độc ngô, thóc, thỉnh thoảng bổ sung ít rau xanh vì gà háo rau. Đặc biệt khi trời mùa đông lạnh, mưa phùn phải nhốt vào chuồng, quây bạt kín giữ ấm, gà rất nhạy cảm với thời tiết lạnh dễ bị ho.
Nhờ áp dựng đúng kỹ thuật trong chăm sóc, sau một thời gian đàn gà của chị Sênh phát triển tốt, khỏe mạnh, lớn nhanh và không có dịch bệnh. Tính từ thời gian nuôi đến giờ chị Sênh đã bán được 2 lứa gà, với giá 130 nghìn/kg, ước tính lãi thu về cũng hơn trăm triệu đồng.
Đàn gà của chị Sênh rất được nhiều khách hàng trong huyện và ngoài thành phố Yên Bái ưa thích, đến tận nơi đặt mua, nhất là dịp giáp Tết. Chị Sênh phấn khởi, “Nuôi được gà lại có người mua nên cũng không lo, chỉ lo chăm sóc gà thôi”. Vợ chồng chị Sênh đang dự tính mở thêm chuồng trại để nhân số gà lên 2.000 con.
Gà đen giống gà đặc sản của người Mông, có lông đen, thịt đen, xương đen, có thịt dai chắc, ít mỡ, thơm ngon. Ngoài ra, trong thịt gà đen nhiều chất canxi, photpho, sắt nên ngoài sử dụng làm thực phẩm trong bữa ăn, gà đen còn là vị thuốc bồi dưỡng sức khỏe được rất nhiều khách hàng ưa thích.
Mô hình chăn nuôi gà đen của gia đình chị Sênh đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, duy trì nguồn gen quý, tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Qua đó giúp cho người nông dân đổi mới suy nghĩ, cách làm xây dựng thêm nhiều mô hình hiệu quả, sáng tạo trong sản xuất.