CTTĐT - Những năm gần đây nhờ vào sự hỗ trợ giúp đỡ tích cực của Hội nông dân huyện, nhiều gia đình nông dân huyện Mù Cang Chải đã biết cách làm ăn, đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng mô hình kinh doanh để thoát nghèo, làm giàu bền vững.
Mô hình nuôi vịt của anh Sùng A Khua, Bản Đề Sủa, xã Lao Chải
Mô hình chăn nuôi tổng hợp của gia đình hội viên nông dân Sùng A Khua, Bản Đề Sủa, xã Lao Chải là một trong những mô hình sản xuất kinh doanh tiêu biểu của huyện Mù Cang Chải đã được UBND tỉnh tặng bằng khen là hộ sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012-2017. Trước đây gia đình anh Khua là hộ nghèo, cuộc sống quanh năm khó khăn do thiếu đất canh tác, vốn, khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất; hằng năm chỉ biết trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Năm 2012, anh Khua được Ban Chấp hành Hội Nông dân xã kết nạp vào tổ chức Hội, sinh hoạt tại chi hội bản Đề Sủa, xã Lao Chải. Tham gia các buổi sinh hoạt Hội, anh Khua đã được Ban Chấp hành Hội Nông dân xã, chi Hội trưởng Hội Nông dân triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là được tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, học nghề; tham quan, học tập mô hình, kinh nghiệm sản xuất của các hộ sản xuất kinh doanh giỏi trong và ngoài địa phương do Hội Nông dân tổ chức. Anh Khua chia sẻ: “Nhờ được tham gia các hoạt động do Hội Nông dân tổ chức, bản thân tôi đã chuyển đổi nhận thức, không trông chờ ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước mà phải tự chủ động tìm ra cho mình một cách làm phát triển kinh tế hộ gia đình phù hợp, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập từ các loại hình nông lâm nghiệp, chăn nuôi gia trại theo hướng mở rộng sản xuất”.
Ban đầu, gia đình anh Khua chỉ có 1 con trâu, 2 con bò và 2 ha đất ruộng; được Hội Nông dân các cấp trong huyện tuyên truyền, vận động, a Khua mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, vay 5 triệu đồng từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân cấp huyện, cùng với số vốn tự có của gia đình là 20 triệu đồng, anh Khua đã đầu tư, khoanh vùng trồng cỏ, làm chuồng trại, đầu tư mua 12 con gia súc và hơn 200 con gia cầm. Nhờ áp dụng kỹ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi nên đàn gia súc, gia cầm của gia đình anh ít bị các dịch bệnh đảm bảo phát triển năm sau cao hơn năm trước. Đến nay, tổng đàn trâu, bò của gia đình anh là 36 con và hơn 600 con gia cầm, trong đó 400 con vịt đẻ trứng; bên cạnh đó gia đình anh mỗi năm sản xuất 02 vụ lúa, ngô, 0,5 ha mía và các loại hoa màu khác, bình quân cho thu nhập từ 300 – 350 triệu đồng/năm. Nhờ có mô hình sản xuất kinh doanh ổn định, hiện nay gia đình anh Khua đã xây dựng được một căn nhà khang trang và mua sắm các loại phương tiện như: xe máy, máy sát gạo, máy ép cám cho gia cầm, tivi phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Là hội viên nông dân năng động, anh Khua và gia đình đã tuyên truyền, vận động bà con dân bản làm theo mô hình gai đình anh để xoá đói, giảm nghèo.
Ở huyện Mù Cang Chải, không chỉ có mô hình kinh tế của gia đình anh Sùng A Khua cho hiệu quả kinh tế cao, mà còn nhiều mô hình điển hình khác cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm như hộ gia đình ông Cứ A Chứ, bản Háng Á, xã Hồ Bốn với mô hình chăn nuôi, trồng trọt cho thu nhập trên 350 triệu đồng/năm; hộ gia đình ông Giàng A Tủa, bản Trống Là, xã Hồ Bốn phát triển mô hình trồng trọt cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm; hộ gia đình ông Hảng A Mang bản Dế Xu Phình, xã Dế Xu Phình phát triển mô hình chăn nuôi cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm... Nhờ đó hàng năm tỷ lệ hộ thoát nghèo trên địa bàn huyên ngày càng nhiều.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm gần đây nhờ vào sự hỗ trợ giúp đỡ tích cực của Hội nông dân huyện, nhiều gia đình nông dân huyện Mù Cang Chải đã biết cách làm ăn, đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng mô hình kinh doanh để thoát nghèo, làm giàu bền vững. Mô hình chăn nuôi tổng hợp của gia đình hội viên nông dân Sùng A Khua, Bản Đề Sủa, xã Lao Chải là một trong những mô hình sản xuất kinh doanh tiêu biểu của huyện Mù Cang Chải đã được UBND tỉnh tặng bằng khen là hộ sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012-2017. Trước đây gia đình anh Khua là hộ nghèo, cuộc sống quanh năm khó khăn do thiếu đất canh tác, vốn, khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất; hằng năm chỉ biết trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Năm 2012, anh Khua được Ban Chấp hành Hội Nông dân xã kết nạp vào tổ chức Hội, sinh hoạt tại chi hội bản Đề Sủa, xã Lao Chải. Tham gia các buổi sinh hoạt Hội, anh Khua đã được Ban Chấp hành Hội Nông dân xã, chi Hội trưởng Hội Nông dân triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là được tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, học nghề; tham quan, học tập mô hình, kinh nghiệm sản xuất của các hộ sản xuất kinh doanh giỏi trong và ngoài địa phương do Hội Nông dân tổ chức. Anh Khua chia sẻ: “Nhờ được tham gia các hoạt động do Hội Nông dân tổ chức, bản thân tôi đã chuyển đổi nhận thức, không trông chờ ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước mà phải tự chủ động tìm ra cho mình một cách làm phát triển kinh tế hộ gia đình phù hợp, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập từ các loại hình nông lâm nghiệp, chăn nuôi gia trại theo hướng mở rộng sản xuất”.
Ban đầu, gia đình anh Khua chỉ có 1 con trâu, 2 con bò và 2 ha đất ruộng; được Hội Nông dân các cấp trong huyện tuyên truyền, vận động, a Khua mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, vay 5 triệu đồng từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân cấp huyện, cùng với số vốn tự có của gia đình là 20 triệu đồng, anh Khua đã đầu tư, khoanh vùng trồng cỏ, làm chuồng trại, đầu tư mua 12 con gia súc và hơn 200 con gia cầm. Nhờ áp dụng kỹ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi nên đàn gia súc, gia cầm của gia đình anh ít bị các dịch bệnh đảm bảo phát triển năm sau cao hơn năm trước. Đến nay, tổng đàn trâu, bò của gia đình anh là 36 con và hơn 600 con gia cầm, trong đó 400 con vịt đẻ trứng; bên cạnh đó gia đình anh mỗi năm sản xuất 02 vụ lúa, ngô, 0,5 ha mía và các loại hoa màu khác, bình quân cho thu nhập từ 300 – 350 triệu đồng/năm. Nhờ có mô hình sản xuất kinh doanh ổn định, hiện nay gia đình anh Khua đã xây dựng được một căn nhà khang trang và mua sắm các loại phương tiện như: xe máy, máy sát gạo, máy ép cám cho gia cầm, tivi phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Là hội viên nông dân năng động, anh Khua và gia đình đã tuyên truyền, vận động bà con dân bản làm theo mô hình gai đình anh để xoá đói, giảm nghèo.
Ở huyện Mù Cang Chải, không chỉ có mô hình kinh tế của gia đình anh Sùng A Khua cho hiệu quả kinh tế cao, mà còn nhiều mô hình điển hình khác cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm như hộ gia đình ông Cứ A Chứ, bản Háng Á, xã Hồ Bốn với mô hình chăn nuôi, trồng trọt cho thu nhập trên 350 triệu đồng/năm; hộ gia đình ông Giàng A Tủa, bản Trống Là, xã Hồ Bốn phát triển mô hình trồng trọt cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm; hộ gia đình ông Hảng A Mang bản Dế Xu Phình, xã Dế Xu Phình phát triển mô hình chăn nuôi cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm... Nhờ đó hàng năm tỷ lệ hộ thoát nghèo trên địa bàn huyên ngày càng nhiều.