CTTĐT - Từ một hộ gia đình có hoàn cảnh nghèo khó, bữa no, bữa đói, đến nay gia đình chị Nông Thị Quy, thôn Cây Luồng, xã Xuân Lai (Yên Bình) không những thoát khỏi cảnh đói nghèo mà còn là một trong những Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ năng động của xã Xuân Lai.
Chị Nông Thị Quy cùng gia đình làm đất phát triển kinh tế
Nói đến gia đình vợ chồng chị Nông Thị Quy, ai ở xã Xuân Lai huyện Yên Bình cũng đều biết đến vì gia cảnh khó khăn, nghèo đói trước đây của chị. Tài sản duy nhất mà anh chị có chỉ là chưa đầy 3 sào ruộng 1 vụ do ông bà nội để lại. Hai vợ chồng lấy nhau, tay trắng lập nghiệp. Đã có những thời điểm trong nhà không còn gì ăn, phải đi vay từng chút gạo để nấu cho 2 con, còn 2 vợ chồng ăn sắn trừ bữa. Cũng may sao những năm ấy, Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng cho nhân dân, vợ chồng mình mạnh dạn nhận 3 ha đất đảo hồ, vay thêm vốn liếng đầu tư trồng rừng kinh tế. Thời gian đầu, cây chưa khép tán, cứ trồng xen sắn để làm thức ăn chăn nuôi.
Những năm tháng trồng rừng trên đảo hồ, anh chị nhận thấy, cứ từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm, khi nước hồ rút xuống là diện tích đất dưới cốt 58 bị bỏ hoang rất tơi xốp phù hợp với trồng cây màu. Sau vụ đầu trồng thử thấy có hiệu quả, chị Quy mở rộng diện tích.
Từ khi trồng thêm hơn 2 mẫu ngô, lạc dưới cốt nước hồ Thác Bà, đời sống của gia đình chị khá hẳn lên. Tổng cộng các nguồn thu nhập từ chăn nuôi, trồng rừng và trồng cây màu, mỗi năm gia đình chị Quy thu về 100 - 120 triệu đồng.
Đặc biệt 3 năm trở lại đây, học tập kinh nghiệm của bà con trong vùng và kỹ thuật trồng dưa hấu trên sách báo, chị chuyển đổi phần lớn diện tích đất màu dưới cốt 58 sang trồng dưa hấu. Chị Quy cho biết: "Đất dưới lòng hồ rất màu mỡ, phù hợp trồng dưa hấu và trên thực tế, cây dưa hấu đang cho hiệu quả cao hơn hẳn các loại cây màu cùng trồng trên diện tích đất này”.
Được biết, riêng năm 2017, gia đình chị thu trên 70 triệu đồng từ dưa hấu, nâng tổng nguồn thu nhập lên gần 200 triệu đồng. Bằng sự cần cù, chăm chỉ, năng động đã đưa gia đình chị vươn lên trở thành hộ khá giả, thế rồi, những ngày khó khăn cũng qua đi.
Mạnh dạn, năng động trong phát triển kinh tế, chị Nông Thị Quy được chị em trong thôn tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ. Với vai trò là người đứng đầu trong công tác phụ nữ của thôn, chị nhiệt tình cùng các tổ chức đoàn thể của thôn, của xã thường xuyên quan tâm, nắm rõ gia cảnh của từng hội viên để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ chị em; nhất là tạo điều kiện thuận lợi để hội viên được tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình.
Bản thân chị còn trực tiếp phổ biến kiến thức về phát triển trồng trọt, chăn nuôi đã được tập huấn và kinh nghiệm thực tế trong phát triển kinh tế của gia đình mình cho nhiều chị em trong thôn cùng học tập và làm theo.
Với các hội viên khó khăn, chị đều kịp thời quan tâm động viên, chia sẻ, vận động các chị em trong chi hội cùng chung tay hỗ trợ, giúp đỡ bằng cả vật chất lẫn tinh thần. Nhiều hội viên từ khó khăn được giúp đỡ đã từng bước vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Theo đó, số hội viên có đời sống khá, giàu trong thôn cũng tăng lên gần 50%.
Nhờ có sự đổi mới trong hoạt động hội mà tỷ lệ hội viên phụ nữ thôn Cây Luồng tham gia sinh hoạt thường xuyên đạt trên 95%. Nhiều năm liền, Chi hội Phụ nữ thôn Cây Luồng được xếp loại xuất sắc; chị Nông Thị Quy được vinh danh phụ nữ "Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Từ một hộ gia đình có hoàn cảnh nghèo khó, bữa no, bữa đói, đến nay gia đình chị Nông Thị Quy, thôn Cây Luồng, xã Xuân Lai (Yên Bình) không những thoát khỏi cảnh đói nghèo mà còn là một trong những Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ năng động của xã Xuân Lai.Nói đến gia đình vợ chồng chị Nông Thị Quy, ai ở xã Xuân Lai huyện Yên Bình cũng đều biết đến vì gia cảnh khó khăn, nghèo đói trước đây của chị. Tài sản duy nhất mà anh chị có chỉ là chưa đầy 3 sào ruộng 1 vụ do ông bà nội để lại. Hai vợ chồng lấy nhau, tay trắng lập nghiệp. Đã có những thời điểm trong nhà không còn gì ăn, phải đi vay từng chút gạo để nấu cho 2 con, còn 2 vợ chồng ăn sắn trừ bữa. Cũng may sao những năm ấy, Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng cho nhân dân, vợ chồng mình mạnh dạn nhận 3 ha đất đảo hồ, vay thêm vốn liếng đầu tư trồng rừng kinh tế. Thời gian đầu, cây chưa khép tán, cứ trồng xen sắn để làm thức ăn chăn nuôi.
Những năm tháng trồng rừng trên đảo hồ, anh chị nhận thấy, cứ từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm, khi nước hồ rút xuống là diện tích đất dưới cốt 58 bị bỏ hoang rất tơi xốp phù hợp với trồng cây màu. Sau vụ đầu trồng thử thấy có hiệu quả, chị Quy mở rộng diện tích.
Từ khi trồng thêm hơn 2 mẫu ngô, lạc dưới cốt nước hồ Thác Bà, đời sống của gia đình chị khá hẳn lên. Tổng cộng các nguồn thu nhập từ chăn nuôi, trồng rừng và trồng cây màu, mỗi năm gia đình chị Quy thu về 100 - 120 triệu đồng.
Đặc biệt 3 năm trở lại đây, học tập kinh nghiệm của bà con trong vùng và kỹ thuật trồng dưa hấu trên sách báo, chị chuyển đổi phần lớn diện tích đất màu dưới cốt 58 sang trồng dưa hấu. Chị Quy cho biết: "Đất dưới lòng hồ rất màu mỡ, phù hợp trồng dưa hấu và trên thực tế, cây dưa hấu đang cho hiệu quả cao hơn hẳn các loại cây màu cùng trồng trên diện tích đất này”.
Được biết, riêng năm 2017, gia đình chị thu trên 70 triệu đồng từ dưa hấu, nâng tổng nguồn thu nhập lên gần 200 triệu đồng. Bằng sự cần cù, chăm chỉ, năng động đã đưa gia đình chị vươn lên trở thành hộ khá giả, thế rồi, những ngày khó khăn cũng qua đi.
Mạnh dạn, năng động trong phát triển kinh tế, chị Nông Thị Quy được chị em trong thôn tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ. Với vai trò là người đứng đầu trong công tác phụ nữ của thôn, chị nhiệt tình cùng các tổ chức đoàn thể của thôn, của xã thường xuyên quan tâm, nắm rõ gia cảnh của từng hội viên để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ chị em; nhất là tạo điều kiện thuận lợi để hội viên được tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình.
Bản thân chị còn trực tiếp phổ biến kiến thức về phát triển trồng trọt, chăn nuôi đã được tập huấn và kinh nghiệm thực tế trong phát triển kinh tế của gia đình mình cho nhiều chị em trong thôn cùng học tập và làm theo.
Với các hội viên khó khăn, chị đều kịp thời quan tâm động viên, chia sẻ, vận động các chị em trong chi hội cùng chung tay hỗ trợ, giúp đỡ bằng cả vật chất lẫn tinh thần. Nhiều hội viên từ khó khăn được giúp đỡ đã từng bước vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Theo đó, số hội viên có đời sống khá, giàu trong thôn cũng tăng lên gần 50%.
Nhờ có sự đổi mới trong hoạt động hội mà tỷ lệ hội viên phụ nữ thôn Cây Luồng tham gia sinh hoạt thường xuyên đạt trên 95%. Nhiều năm liền, Chi hội Phụ nữ thôn Cây Luồng được xếp loại xuất sắc; chị Nông Thị Quy được vinh danh phụ nữ "Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.