CTTĐT - Tuổi trẻ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, không sợ khó, sợ khổ của trưởng thôn Vi Quốc Toản là tấm gương sáng về việc huóng dẫn, vận động đồng bào dân tộc thiểu số vượt khó, thoát nghèo.
Nhiều hộ gia đình được hướng dẫn mô hình chăn nuôi gà tại Thôn Ngọc Minh, xã tân Lĩnh, huyện Lục Yên
Thôn Ngọc Minh, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên (Yên Bái) có gần 100 hộ đồng bào dân tộc Tày, Dao chung sống dưới chân núi ven sông Chảy. Là thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn, đồng bào Dao ở khe Xó, khe Giềng do quen tập quán canh tác cũ chỉ làm một vụ, cho nên nhiều hộ đói nghèo, có người không biết chữ, biết viết. Tuy nhiên, nhờ sự gương mẫu đi đầu trong mọi việc, có uy tín với mọi người, thường xuyên quan tâm chăm lo đến các hộ nghèo trong thôn, chàng trai dân tộc Tày Vi Quốc Toản, sinh năm 1987 được bà con tin yêu, bầu làm Trưởng thôn Ngọc Minh.
Có đất rừng rộng, nhanh nhẹn hoạt bát và không cam chịu cảnh nghèo đói, Vi Quốc Toản bàn với vợ ngoài việc trồng rừng bồ đề, làm ruộng nên chuyển hướng sang làm dịch vụ để có thêm thu nhập. Ban đầu là mua máy xay xát thóc gạo phục vụ cho đồng bào trong vùng, khi có thêm thu nhập, Toản mở thêm dịch vụ chuyên cung ứng phân bón, thức ăn gia súc cho vùng ven sông Chảy. Gần đây, nhờ học hỏi kiến thức chăn nuôi, được sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ thú y, Vi Quốc Toản đã dựng hai trại nuôi gà đồi, cứ năm tháng xuất một lứa, cho thu nhập bình quân mỗi lứa trừ chi phí, lãi từ 35 đến 50 triệu đồng.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, trưởng thôn Toản còn tận tình hướng dẫn cách tiêm phòng vắc-xin, cung ứng con giống, thức ăn theo hình thức trả chậm, trao đổi kinh nghiệm nuôi gà đồi cho nhiều hộ trong thôn. Qua đó, các hộ Vi Thị Bằng, Bàn Văn Ðiển, Ðặng Văn Cầu… mỗi nhà nuôi từ 300 đến 500 con gà. Do chăm sóc tốt, được giá cho nên các hộ đã có thu nhập khá và thoát nghèo.
Với cương vị trưởng thôn, cùng với việc tuyên truyền, vận động đưa các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, nhất là các chính sách ưu đãi vùng đặc biệt khó khăn, anh Toản nắm chắc tâm tư tình cảm, đời sống từng hộ trong thôn, vận động họ không sinh con thứ ba, không sử dụng các chất ma túy, không sử dụng kích điện, thuốc nổ đánh bắt cá… Với các hộ có điều kiện về đất rừng, anh vận động chăn nuôi đại gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa, trồng cây lấy gỗ như keo, bồ đề, bạch đàn và cây tre măng bát độ thay cho việc trồng cọ, trồng cây kém hiệu quả. Từ đó, thôn Ngọc Minh có hơn 50 ha rừng trồng, một số hộ đưa cây chuối cấy mô đem lại hiệu quả cao, chuối quả thu hoạch được tư thương đến tận vườn mua để xuất khẩu. Vì thế, nếu năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo là 47 thì đến hết tháng 8-2018 giảm chỉ còn 24 hộ, nhiều hộ xây được nhà mới.
Bí thư Ðảng ủy xã Tân Lĩnh Phạm Trung Kiên khẳng định: Tuổi trẻ, dám làm dám chịu trách nhiệm, không sợ khó, sợ khổ của trưởng thôn Vi Quốc Toản là tấm gương sáng về cán bộ trong xã. Nếu thôn nào cũng có cán bộ như Ngọc Minh, thì hết năm 2019 xã sẽ ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, sớm hoàn thành xây dựng nông thôn mới miền núi.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tuổi trẻ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, không sợ khó, sợ khổ của trưởng thôn Vi Quốc Toản là tấm gương sáng về việc huóng dẫn, vận động đồng bào dân tộc thiểu số vượt khó, thoát nghèo.Thôn Ngọc Minh, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên (Yên Bái) có gần 100 hộ đồng bào dân tộc Tày, Dao chung sống dưới chân núi ven sông Chảy. Là thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn, đồng bào Dao ở khe Xó, khe Giềng do quen tập quán canh tác cũ chỉ làm một vụ, cho nên nhiều hộ đói nghèo, có người không biết chữ, biết viết. Tuy nhiên, nhờ sự gương mẫu đi đầu trong mọi việc, có uy tín với mọi người, thường xuyên quan tâm chăm lo đến các hộ nghèo trong thôn, chàng trai dân tộc Tày Vi Quốc Toản, sinh năm 1987 được bà con tin yêu, bầu làm Trưởng thôn Ngọc Minh.
Có đất rừng rộng, nhanh nhẹn hoạt bát và không cam chịu cảnh nghèo đói, Vi Quốc Toản bàn với vợ ngoài việc trồng rừng bồ đề, làm ruộng nên chuyển hướng sang làm dịch vụ để có thêm thu nhập. Ban đầu là mua máy xay xát thóc gạo phục vụ cho đồng bào trong vùng, khi có thêm thu nhập, Toản mở thêm dịch vụ chuyên cung ứng phân bón, thức ăn gia súc cho vùng ven sông Chảy. Gần đây, nhờ học hỏi kiến thức chăn nuôi, được sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ thú y, Vi Quốc Toản đã dựng hai trại nuôi gà đồi, cứ năm tháng xuất một lứa, cho thu nhập bình quân mỗi lứa trừ chi phí, lãi từ 35 đến 50 triệu đồng.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, trưởng thôn Toản còn tận tình hướng dẫn cách tiêm phòng vắc-xin, cung ứng con giống, thức ăn theo hình thức trả chậm, trao đổi kinh nghiệm nuôi gà đồi cho nhiều hộ trong thôn. Qua đó, các hộ Vi Thị Bằng, Bàn Văn Ðiển, Ðặng Văn Cầu… mỗi nhà nuôi từ 300 đến 500 con gà. Do chăm sóc tốt, được giá cho nên các hộ đã có thu nhập khá và thoát nghèo.
Với cương vị trưởng thôn, cùng với việc tuyên truyền, vận động đưa các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, nhất là các chính sách ưu đãi vùng đặc biệt khó khăn, anh Toản nắm chắc tâm tư tình cảm, đời sống từng hộ trong thôn, vận động họ không sinh con thứ ba, không sử dụng các chất ma túy, không sử dụng kích điện, thuốc nổ đánh bắt cá… Với các hộ có điều kiện về đất rừng, anh vận động chăn nuôi đại gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa, trồng cây lấy gỗ như keo, bồ đề, bạch đàn và cây tre măng bát độ thay cho việc trồng cọ, trồng cây kém hiệu quả. Từ đó, thôn Ngọc Minh có hơn 50 ha rừng trồng, một số hộ đưa cây chuối cấy mô đem lại hiệu quả cao, chuối quả thu hoạch được tư thương đến tận vườn mua để xuất khẩu. Vì thế, nếu năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo là 47 thì đến hết tháng 8-2018 giảm chỉ còn 24 hộ, nhiều hộ xây được nhà mới.
Bí thư Ðảng ủy xã Tân Lĩnh Phạm Trung Kiên khẳng định: Tuổi trẻ, dám làm dám chịu trách nhiệm, không sợ khó, sợ khổ của trưởng thôn Vi Quốc Toản là tấm gương sáng về cán bộ trong xã. Nếu thôn nào cũng có cán bộ như Ngọc Minh, thì hết năm 2019 xã sẽ ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, sớm hoàn thành xây dựng nông thôn mới miền núi.