CTTĐT - Trong khi nhiều hộ gia đình phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái từ bỏ nghề nuôi lợn do giá lợn rớt giá xuống thấp thì anh Ngô Xuân Thủy ở tổ 2, phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái gắn với nghề nuôi lợn phát và triển kinh tế đúng thời điểm này.
Anh Ngô Xuân Thủy thực hiện phun tiêu độc khử trùng khu vực chuồng nuôi lợn theo định kỳ 2 lần/tuần
Gia đình anh Ngô Xuân Thủy bắt đầu nuôi lợn từ giữa năm 2017 - thời điểm giá lợn xuống rất thấp do khó khăn đầu ra, thậm chí không thể bán nổi. Lý do vô cùng đơn giản theo như anh Thủy cho biết: "Hàng xóm không bán được và cho 12 con lợn con nên tôi cũng thử nuôi xem sao”.
Anh cho biết tháng 12 năm đó, xuất bán 9 tạ lứa lợn đầu cho anh số tiền lãi 18 triệu đồng. Anh cũng chọn được 3 con ưng ý để giữ lại, gây giống cho lứa sau. Từ đầu năm 2018 đến nay, giá lợn dần dần đi lên, có 2 lứa lợn đã bán với giá 33.000 đồng/kg và 37.000 đồng/kg, lãi anh thu về 25 triệu đồng. 3 con lợn giữ lại gây giống đã đẻ 30 con trong tháng 6 năm nay, nhà anh bán 5 con giá 1,3 triệu đồng/con, cho họ hàng 2 con, còn lại 23 con để nuôi.
Hiện tại, anh có trong chuồng 32 con lợn thịt và 5 con lợn nái. Anh nuôi gối đàn với số lượng phù hợp theo khả năng nên trung bình mỗi tháng có một lứa lợn xuất bán khoảng 10 con, trọng lượng bình quân 1 tạ/con. Theo dự kiến của anh, đến dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 sẽ có khoảng 20 con lợn thịt cung ứng cho thị trường. Lợn giống tự gây giúp anh Thủy bớt một phần chi phí đầu vào cũng như yên tâm về chất lượng. Thức ăn hàng ngày, anh chọn cám Cargiu chăm lợn lúc bé, cám Daily lúc lợn được 15 kg. Anh tận dụng thức ăn thừa của hàng xóm và nguồn khí bi-ô-ga để nấu cám cho lợn ăn thêm.
Nhận thức việc vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn hết sức quan trọng nên anh quan tâm thực hiện tốt. Xử lý chất thải chăn nuôi, anh xây bể bi-ô-ga và sử dụng chế phẩm Emi pha theo tỷ lệ 100 ml dung dịch với 50 lít nước phun nền chuồng mỗi tuần một lần. Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, anh dọn rửa 3 - 4 lần/ngày bằng nước giếng dùng máy phun áp lực. Anh định kỳ phun tiêu độc khử trùng 2 lần/tuần và đảm bảo đúng quy định về tiêm phòng vắc-xin cho đàn lợn.
Anh Thủy chia sẻ, ngay từ đầu tháng 9/2018, anh đã được cán bộ ngành nông nghiệp thành phố, Hội Nông dân phường, chính quyền địa phương thông tin, tuyên truyền về nguy cơ xâm nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Anh hiểu rằng đây là một loại dịch bệnh vô cùng nguy hiểm vì hiện nay chưa có vắc-xin và thuốc đặc trị phòng bệnh. Bởi vậy, anh càng tập trung làm tốt việc chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh để bảo vệ đàn lợn một cách tốt nhất.
Với suy nghĩ không để cái nghèo đeo bám, bằng ý chí và nghị lực của mình, gia đình anh Ngô Xuân Thủy đã vượt qua khó khăn, thử thách vươn lên làm giàu chính đáng.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong khi nhiều hộ gia đình phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái từ bỏ nghề nuôi lợn do giá lợn rớt giá xuống thấp thì anh Ngô Xuân Thủy ở tổ 2, phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái gắn với nghề nuôi lợn phát và triển kinh tế đúng thời điểm này.Gia đình anh Ngô Xuân Thủy bắt đầu nuôi lợn từ giữa năm 2017 - thời điểm giá lợn xuống rất thấp do khó khăn đầu ra, thậm chí không thể bán nổi. Lý do vô cùng đơn giản theo như anh Thủy cho biết: "Hàng xóm không bán được và cho 12 con lợn con nên tôi cũng thử nuôi xem sao”.
Anh cho biết tháng 12 năm đó, xuất bán 9 tạ lứa lợn đầu cho anh số tiền lãi 18 triệu đồng. Anh cũng chọn được 3 con ưng ý để giữ lại, gây giống cho lứa sau. Từ đầu năm 2018 đến nay, giá lợn dần dần đi lên, có 2 lứa lợn đã bán với giá 33.000 đồng/kg và 37.000 đồng/kg, lãi anh thu về 25 triệu đồng. 3 con lợn giữ lại gây giống đã đẻ 30 con trong tháng 6 năm nay, nhà anh bán 5 con giá 1,3 triệu đồng/con, cho họ hàng 2 con, còn lại 23 con để nuôi.
Hiện tại, anh có trong chuồng 32 con lợn thịt và 5 con lợn nái. Anh nuôi gối đàn với số lượng phù hợp theo khả năng nên trung bình mỗi tháng có một lứa lợn xuất bán khoảng 10 con, trọng lượng bình quân 1 tạ/con. Theo dự kiến của anh, đến dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 sẽ có khoảng 20 con lợn thịt cung ứng cho thị trường. Lợn giống tự gây giúp anh Thủy bớt một phần chi phí đầu vào cũng như yên tâm về chất lượng. Thức ăn hàng ngày, anh chọn cám Cargiu chăm lợn lúc bé, cám Daily lúc lợn được 15 kg. Anh tận dụng thức ăn thừa của hàng xóm và nguồn khí bi-ô-ga để nấu cám cho lợn ăn thêm.
Nhận thức việc vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn hết sức quan trọng nên anh quan tâm thực hiện tốt. Xử lý chất thải chăn nuôi, anh xây bể bi-ô-ga và sử dụng chế phẩm Emi pha theo tỷ lệ 100 ml dung dịch với 50 lít nước phun nền chuồng mỗi tuần một lần. Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, anh dọn rửa 3 - 4 lần/ngày bằng nước giếng dùng máy phun áp lực. Anh định kỳ phun tiêu độc khử trùng 2 lần/tuần và đảm bảo đúng quy định về tiêm phòng vắc-xin cho đàn lợn.
Anh Thủy chia sẻ, ngay từ đầu tháng 9/2018, anh đã được cán bộ ngành nông nghiệp thành phố, Hội Nông dân phường, chính quyền địa phương thông tin, tuyên truyền về nguy cơ xâm nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Anh hiểu rằng đây là một loại dịch bệnh vô cùng nguy hiểm vì hiện nay chưa có vắc-xin và thuốc đặc trị phòng bệnh. Bởi vậy, anh càng tập trung làm tốt việc chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh để bảo vệ đàn lợn một cách tốt nhất.
Với suy nghĩ không để cái nghèo đeo bám, bằng ý chí và nghị lực của mình, gia đình anh Ngô Xuân Thủy đã vượt qua khó khăn, thử thách vươn lên làm giàu chính đáng.