Nổi bật là việc lồng ghép các chương trình, dự án để có nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Hộ nghèo trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ được vay vốn ưu đãi chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình.
Năm 2018, toàn thị xã Nghĩa Lộ có 1.032 hộ nghèo, chiếm 12,88%; số hộ cận nghèo là 623 hộ, chiếm 7,77%. Thị xã đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống của các hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Trong năm, thị xã đã lồng ghép các chương trình, dự án để có nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Đã hỗ trợ một lần cho các hộ gia đình có chăn nuôi gia súc làm 150 cây rơm dự trữ thức ăn gia súc cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; hỗ trợ công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế như: mua máy xay xát, máy sản xuất mộc dân dụng, mua giống trâu, bò sinh sản và nhân rộng mô hình trồng hoa.
Các chính sách tín dụng ưu đãi cho đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện, thị xã đã giao cho các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội, nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn vốn vay để đầu tư vào sản xuất. Đồng thời, thực hiện giám sát việc phát huy hiệu quả nguồn vốn vay tại địa phương, thường xuyên tuyên truyền, nhân rộng các mô hình trong phát triển kinh tế để người dân học tập...
Gia đình anh Hoàng Văn Tiến, ở thôn Sang Thái, xã Nghĩa Lợi, là một trong những gia đình nghèo của xã. Cả gia đình 4 người chủ yếu trông chờ vào nguồn thu nhập không ổn định của anh Tiến, vợ anh ốm đau, sức lao động hạn chế, còn 2 người con thì đang tuổi ăn học. Dù làm lụng vất vả, gia đình anh Tiến vẫn không thoát khỏi cảnh nghèo.
Năm 2014, gia đình anh Tiến được vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách thị xã Nghĩa Lộ. Từ nguồn vốn này, anh Tiến đã đầu tư chăn nuôi trâu, lợn. Sau 5 năm vay vốn, năm 2018, anh Tiến trả được vốn vay, đến nay, gia đình anh có nguồn thu nhập ổn định nhờ chăn nuôi, có tiền chữa bệnh cho vợ, trang trải cuộc sống, lo cho con cái đi học và đã thoát nghèo. Không chỉ hộ anh Tiến mà nhiều hộ nghèo trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững nhờ được vay vốn phát triển các mô hình sản xuất phù hợp.
Năm 2018, thị xã đã giải quyết cho 149 hộ nghèo, 112 hộ cận nghèo vay vốn với số vốn hàng tỷ đồng để đầu tư sản xuất phát triển kinh tế gia đình. Ngoài vay vốn phát triển kinh tế gia đình, con em hộ nghèo, cận nghèo được hưởng chương trình vay vốn ưu đãi số tiền trên 66 triệu đồng để các em vui bước đến trường.
Bên cạnh, chính sách tín dụng ưu đãi, thị xã Nghĩa Lộ có nhiều chính sách xã hội cho đối tượng hộ nghèo. Trong đó, có chính sách hỗ trợ tiền điện, đối tượng chính sách xã hội được hỗ trợ 123 hộ, đối tượng hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập là 3.009 lượt hộ.
Chính sách hỗ trợ y tế đã có 2.000 thẻ bảo hiểm y tế được cấp, với 2.558 lượt hộ nghèo, cận nghèo được khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế. Chính sách hỗ trợ giáo dục, con em hộ nghèo được hưởng chế độ ăn trưa, chi phí học tập...
Thị xã cũng đã thực hiện hỗ trợ xây mới và cải tạo, nâng cấp nhà ở cho 21 hộ nghèo theo Quyết định 33/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ... Bên cạnh thực hiện tốt các chương trình, chính sách, hoạt động của các tổ chức xã hội trên địa bàn đóng góp một phần quan trọng không nhỏ vào công tác giảm nghèo của thị xã.
Cụ thể, Hội Phụ nữ hỗ trợ tiền và ngày công giúp chị em thoát nghèo; Hội Cựu chiến binh hỗ trợ tiền để xóa nhà tạm cho hội viên, tranh thủ sự hỗ trợ của các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ tiền, tặng trâu, quà giúp các hộ đặc biệt khó khăn, từng bước vươn lên.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, sự nỗ lực của các hộ nghèo cùng với việc thực tốt các chính sách, dự án giảm nghèo, đến cuối năm 2018, hộ nghèo thị xã Nghĩa Lộ là 738 hộ, chiếm 9,08%, giảm 3,8%.
Năm 2019, thị xã Nghĩa Lộ phấn đấu giảm 4% hộ nghèo trở lên. Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, thị xã Nghĩa Lộ tiếp tục đẩy mạnh việc xóa đói giảm nghèo bền vững, kết hợp có hiệu quả các nguồn lực để hỗ trợ các hộ gia đình phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cuộc sốn
Theo Báo Yên Bái
Nổi bật là việc lồng ghép các chương trình, dự án để có nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.Năm 2018, toàn thị xã Nghĩa Lộ có 1.032 hộ nghèo, chiếm 12,88%; số hộ cận nghèo là 623 hộ, chiếm 7,77%. Thị xã đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống của các hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Trong năm, thị xã đã lồng ghép các chương trình, dự án để có nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Đã hỗ trợ một lần cho các hộ gia đình có chăn nuôi gia súc làm 150 cây rơm dự trữ thức ăn gia súc cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; hỗ trợ công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế như: mua máy xay xát, máy sản xuất mộc dân dụng, mua giống trâu, bò sinh sản và nhân rộng mô hình trồng hoa.
Các chính sách tín dụng ưu đãi cho đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện, thị xã đã giao cho các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội, nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn vốn vay để đầu tư vào sản xuất. Đồng thời, thực hiện giám sát việc phát huy hiệu quả nguồn vốn vay tại địa phương, thường xuyên tuyên truyền, nhân rộng các mô hình trong phát triển kinh tế để người dân học tập...
Gia đình anh Hoàng Văn Tiến, ở thôn Sang Thái, xã Nghĩa Lợi, là một trong những gia đình nghèo của xã. Cả gia đình 4 người chủ yếu trông chờ vào nguồn thu nhập không ổn định của anh Tiến, vợ anh ốm đau, sức lao động hạn chế, còn 2 người con thì đang tuổi ăn học. Dù làm lụng vất vả, gia đình anh Tiến vẫn không thoát khỏi cảnh nghèo.
Năm 2014, gia đình anh Tiến được vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách thị xã Nghĩa Lộ. Từ nguồn vốn này, anh Tiến đã đầu tư chăn nuôi trâu, lợn. Sau 5 năm vay vốn, năm 2018, anh Tiến trả được vốn vay, đến nay, gia đình anh có nguồn thu nhập ổn định nhờ chăn nuôi, có tiền chữa bệnh cho vợ, trang trải cuộc sống, lo cho con cái đi học và đã thoát nghèo. Không chỉ hộ anh Tiến mà nhiều hộ nghèo trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững nhờ được vay vốn phát triển các mô hình sản xuất phù hợp.
Năm 2018, thị xã đã giải quyết cho 149 hộ nghèo, 112 hộ cận nghèo vay vốn với số vốn hàng tỷ đồng để đầu tư sản xuất phát triển kinh tế gia đình. Ngoài vay vốn phát triển kinh tế gia đình, con em hộ nghèo, cận nghèo được hưởng chương trình vay vốn ưu đãi số tiền trên 66 triệu đồng để các em vui bước đến trường.
Bên cạnh, chính sách tín dụng ưu đãi, thị xã Nghĩa Lộ có nhiều chính sách xã hội cho đối tượng hộ nghèo. Trong đó, có chính sách hỗ trợ tiền điện, đối tượng chính sách xã hội được hỗ trợ 123 hộ, đối tượng hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập là 3.009 lượt hộ.
Chính sách hỗ trợ y tế đã có 2.000 thẻ bảo hiểm y tế được cấp, với 2.558 lượt hộ nghèo, cận nghèo được khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế. Chính sách hỗ trợ giáo dục, con em hộ nghèo được hưởng chế độ ăn trưa, chi phí học tập...
Thị xã cũng đã thực hiện hỗ trợ xây mới và cải tạo, nâng cấp nhà ở cho 21 hộ nghèo theo Quyết định 33/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ... Bên cạnh thực hiện tốt các chương trình, chính sách, hoạt động của các tổ chức xã hội trên địa bàn đóng góp một phần quan trọng không nhỏ vào công tác giảm nghèo của thị xã.
Cụ thể, Hội Phụ nữ hỗ trợ tiền và ngày công giúp chị em thoát nghèo; Hội Cựu chiến binh hỗ trợ tiền để xóa nhà tạm cho hội viên, tranh thủ sự hỗ trợ của các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ tiền, tặng trâu, quà giúp các hộ đặc biệt khó khăn, từng bước vươn lên.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, sự nỗ lực của các hộ nghèo cùng với việc thực tốt các chính sách, dự án giảm nghèo, đến cuối năm 2018, hộ nghèo thị xã Nghĩa Lộ là 738 hộ, chiếm 9,08%, giảm 3,8%.
Năm 2019, thị xã Nghĩa Lộ phấn đấu giảm 4% hộ nghèo trở lên. Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, thị xã Nghĩa Lộ tiếp tục đẩy mạnh việc xóa đói giảm nghèo bền vững, kết hợp có hiệu quả các nguồn lực để hỗ trợ các hộ gia đình phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cuộc sốn