CTTĐT - Sau 4 năm nhờ triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên đang tạo bước chuyển biến tích cực.
Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân xã Kiên Thành dọn tỉa vườn tre Bát Độ
Từng là một trong những địa phương của huyện Trấn Yên luôn phải nhận gạo cứu đói giáp hạt, thì nay đồng bào các dân tộc xã Kiên Thành đã tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất cây lương thực có hạt, xã đã xây dựng được cánh đồng lúa 1 giống, những cánh đồng còn lại được bà con gieo trồng bằng các giống có năng suất chất lượng cao, điều này góp phần ổn định an ninh lương thực và thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Đặc biệt, từ khi thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đã giúp xã vùng cao thuộc diện khó khăn này có những “bứt phá” mới trong tận dụng diện tích quỹ đất để nâng cao thu nhập, hiện tại Kiên Thành đã hình thành được 2 vùng sản xuất tập trung theo chuỗi liên kết mang lại giá trị kinh tế cao, đó là vùng tre Bát Độ, vùng quế với tổng diện tích trên 3.400 ha, từ 2 loại cây trồng này đã cho thu trên 77 tỷ đồng/năm và thúc đẩy các mô hình hợp tác, hợp tác xã, các cơ sở chế biến gỗ rừng trồng phát triển và giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Cùng với thế mạnh của ngành trồng trọt, chăn nuôi của Kiên Thành những năm gần đây phát triển nhanh theo hướng chăn nuôi hàng hóa gắn với bảo vệ môi trường. Người dân đã chuyển đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông sang hình thức chăn nuôi tập trung theo hướng gia trại, điều này góp phần hạn chế được dịch bệnh, tăng hiệu quả kinh tế và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi
Nhờ tập trung triển khai các biện pháp trong công tác chỉ đạo thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại xã Kiên Thành bước đầu đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân. Tuy nhiên người nông dân vẫn còn có băn khoăn bởi các sản phẩm nông sản của bà con xuất bán đều là sản phẩm thô nên giá trị kinh tế chưa cao. Vì vậy, người dân Kiên Thành rất mong muốn có doanh nghiệp đến đầu tư xây dựng cơ sở chế biến - tiêu thụ sản phẩm ngay tại địa phương để chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang tính bền vững và chất lượng. Để giúp người dân yên tâm, UBND xã Kiên Thành đã làm việc với một số doanh nghiệp đến khảo sát vùng nguyên liệu và được các doanh nghiệp đánh giá cao, nhưng hiện tại các thủ tục đầu tư vẫn đang chờ các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Được biết, thời gian tới huyện sẽ tiếp tục kêu gọi và thu hút các nhà đầu tư đến xây dựng nhà máy chế biến những mặt hàng nông sản có thế mạnh của địa phương nhằm nâng cao giá trị và để người dân yên tâm đầu tư cho vùng nguyên liệu.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại Kiên Thành phù hợp với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đã và đang tạo bước chuyển biến tích cực trong việc nâng cao nhận thức, trình độ của người nông dân ở Kiên Thành. Qua đó, không những góp phần khai thác tiềm năng về đất đai, lao động mà còn thúc đẩy quá trình chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất, tạo sự chuyển biến về mặt xã hội trong cộng đồng dân cư, sắp xếp lại lao động nông nghiệp, từng bước hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa có chất lượng cao cung cấp cho thị trường, đồng thời giúp Kiên Thành xây dựng xã nông thôn mới theo đúng lộ trình đề ra.
Như vậy, sau 4 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Kiên Thành đến nay xã đã hình thành được các vùng trồng trọt, chăn nuôi tập trung hàng hóa theo chuỗi giá trị, góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân và tiến tới xây dựng thành công xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2019.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau 4 năm nhờ triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên đang tạo bước chuyển biến tích cực.Từng là một trong những địa phương của huyện Trấn Yên luôn phải nhận gạo cứu đói giáp hạt, thì nay đồng bào các dân tộc xã Kiên Thành đã tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất cây lương thực có hạt, xã đã xây dựng được cánh đồng lúa 1 giống, những cánh đồng còn lại được bà con gieo trồng bằng các giống có năng suất chất lượng cao, điều này góp phần ổn định an ninh lương thực và thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Đặc biệt, từ khi thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đã giúp xã vùng cao thuộc diện khó khăn này có những “bứt phá” mới trong tận dụng diện tích quỹ đất để nâng cao thu nhập, hiện tại Kiên Thành đã hình thành được 2 vùng sản xuất tập trung theo chuỗi liên kết mang lại giá trị kinh tế cao, đó là vùng tre Bát Độ, vùng quế với tổng diện tích trên 3.400 ha, từ 2 loại cây trồng này đã cho thu trên 77 tỷ đồng/năm và thúc đẩy các mô hình hợp tác, hợp tác xã, các cơ sở chế biến gỗ rừng trồng phát triển và giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Cùng với thế mạnh của ngành trồng trọt, chăn nuôi của Kiên Thành những năm gần đây phát triển nhanh theo hướng chăn nuôi hàng hóa gắn với bảo vệ môi trường. Người dân đã chuyển đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông sang hình thức chăn nuôi tập trung theo hướng gia trại, điều này góp phần hạn chế được dịch bệnh, tăng hiệu quả kinh tế và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi
Nhờ tập trung triển khai các biện pháp trong công tác chỉ đạo thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại xã Kiên Thành bước đầu đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân. Tuy nhiên người nông dân vẫn còn có băn khoăn bởi các sản phẩm nông sản của bà con xuất bán đều là sản phẩm thô nên giá trị kinh tế chưa cao. Vì vậy, người dân Kiên Thành rất mong muốn có doanh nghiệp đến đầu tư xây dựng cơ sở chế biến - tiêu thụ sản phẩm ngay tại địa phương để chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang tính bền vững và chất lượng. Để giúp người dân yên tâm, UBND xã Kiên Thành đã làm việc với một số doanh nghiệp đến khảo sát vùng nguyên liệu và được các doanh nghiệp đánh giá cao, nhưng hiện tại các thủ tục đầu tư vẫn đang chờ các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Được biết, thời gian tới huyện sẽ tiếp tục kêu gọi và thu hút các nhà đầu tư đến xây dựng nhà máy chế biến những mặt hàng nông sản có thế mạnh của địa phương nhằm nâng cao giá trị và để người dân yên tâm đầu tư cho vùng nguyên liệu.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại Kiên Thành phù hợp với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đã và đang tạo bước chuyển biến tích cực trong việc nâng cao nhận thức, trình độ của người nông dân ở Kiên Thành. Qua đó, không những góp phần khai thác tiềm năng về đất đai, lao động mà còn thúc đẩy quá trình chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất, tạo sự chuyển biến về mặt xã hội trong cộng đồng dân cư, sắp xếp lại lao động nông nghiệp, từng bước hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa có chất lượng cao cung cấp cho thị trường, đồng thời giúp Kiên Thành xây dựng xã nông thôn mới theo đúng lộ trình đề ra.
Như vậy, sau 4 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Kiên Thành đến nay xã đã hình thành được các vùng trồng trọt, chăn nuôi tập trung hàng hóa theo chuỗi giá trị, góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân và tiến tới xây dựng thành công xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2019.