Nghề chổi chít đã có mặt ở Pú Trạng khoảng 20 năm nay, nhưng phải đến năm 2015, nghề này mới bắt đầu nở rộ. Đến nay, toàn phường có hơn 30 hộ làm chổi chít, hàng năm xuất ra thị trường trên 60.000 cái chổi. Hộ ít thì mỗi năm làm từ 5 - 7 tạ chít khô, hộ nhiều thì cả chục tấn.
Từ Quỹ Hỗ trợ nông dân thị xã Nghĩa Lộ, nhiều hộ ở phường Pú Trạng đã xây dựng và mở rộng mô hình sản xuất chổi chít.
Nhờ nghề làm chổi chít, nhiều hộ ở phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ không những vươn lên thoát nghèo mà còn xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm được nhiều thiết bị tiện nghi phục vụ cuộc sống.
Gia đình ông Bùi Văn Ca ở Bản Noỏng là một trong những hộ có thâm niên làm chổi chít với sản lượng lớn. Ông Ca cho biết: "Gần 2 chục năm trước, tôi học được cách làm chổi rút của người Mông trên ở Trạm Tấu. Về nhà, tôi tập tành làm thử rồi dần dần tự mình nghiên cứu, học hỏi cải tiến cách làm sang chổi xiên và hiện giờ là chổi quấn. Nếu như cách làm cũ một ngày 1 người chỉ làm được 7 - 10 cái thì cách làm chổi quấn có thể làm tới 30 - 35 cái”.
Với cải tiến này, chổi sẽ có cổ đan bằng dây nilon theo kiểu tết thành lóng và cán chổi được cuốn bằng dây nilon với nhiều màu sắc tạo nên mẫu mã đẹp, bắt mắt, bền và làm nhanh hơn so với những chiếc chổi truyền thống có cổ và cán buộc bằng dây mây.
Nhờ nghề làm chổi, gia đình ông Ca đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Hiện nay, mỗi năm, cơ sở của ông Ca thu mua trên 10 tấn chít khô, sản xuất được gần 20.000 cái với hơn 60 đại lý thu mua ở khắp nơi trong tỉnh, lợi nhuận trung bình đạt 150 triệu đồng. Nghề làm chổi chít không những đem lại thu nhập khá cho những người trực tiếp làm chổi mà còn cho cả những người hái chít, các điểm thu mua chít tươi và những người nhặt, bó chít phục vụ công đoạn đầu tiên của làm chổi.
Ông Mè Văn Nhọt - người dân phường Pú Trạng chia sẻ: "Sau khi bông chít được phơi khô, đập sạch phấn sẽ đến công đoạn của chúng tôi là nhặt, sắp xếp đúng đầu đuôi của bông chít rồi bó thành từng bó nhỏ. Công việc này không quá vất vả, phù hợp với người già chúng tôi lại có thể làm tranh thủ mọi lúc và cho thu nhập quanh năm. Bên cạnh thu nhập hàng năm từ ruộng đồng, công việc này giúp chúng tôi thu nhập thêm hơn 30 triệu đồng/năm, đủ để trang trải cuộc sống”.
Từ việc phải đi tiếp thị, chào hàng, nay chổi chít đã trở thành mặt hàng có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường, bởi chổi chít dùng để dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa nên hầu như nhà nào cũng có từ một đến vài chiếc.
Có thể thấy, nghề chổi chít giúp nhiều hộ dân ở Pú Trạng xóa nghèo, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, để phát triển mở rộng quy mô thì nghề đang gặp khó khăn, nhất là về vốn. Nguồn nguyên liệu chít tươi đang ngày càng thu hẹp và chỉ được thu hái trong một khoảng thời gian ngắn; vì vậy, các hộ làm chổi phải đầu tư vốn ban đầu lớn để tích trữ nguồn nguyên liệu dùng trong cả một năm. Cho nên, nhiều hộ có nhu cầu mở rộng quy mô làm nghề nhưng vì lẽ đó nên chỉ đành sản xuất nhỏ lẻ.
Trước thực trạng ấy, Hội Nông dân thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng mô hình làm chổi chít. Theo đó, mỗi mô hình được vay vốn từ 10 - 20 triệu đồng với lãi suất ưu đãi từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân thị xã. Tuy nhiên, mức vay vốn này còn ít so với nhu cầu của nhân dân. Vì vậy, các cơ sở sản xuất chổi chít ở Pú Trạng mong muốn nhận được sự quan tâm hơn nữa từ các cấp, ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận các nguồn vốn từ các quỹ tín dụng, ngân hàng với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất.
Nghề chổi chít đã có mặt ở Pú Trạng khoảng 20 năm nay, nhưng phải đến năm 2015, nghề này mới bắt đầu nở rộ. Đến nay, toàn phường có hơn 30 hộ làm chổi chít, hàng năm xuất ra thị trường trên 60.000 cái chổi. Hộ ít thì mỗi năm làm từ 5 - 7 tạ chít khô, hộ nhiều thì cả chục tấn. Nhờ nghề làm chổi chít, nhiều hộ ở phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ không những vươn lên thoát nghèo mà còn xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm được nhiều thiết bị tiện nghi phục vụ cuộc sống.
Gia đình ông Bùi Văn Ca ở Bản Noỏng là một trong những hộ có thâm niên làm chổi chít với sản lượng lớn. Ông Ca cho biết: "Gần 2 chục năm trước, tôi học được cách làm chổi rút của người Mông trên ở Trạm Tấu. Về nhà, tôi tập tành làm thử rồi dần dần tự mình nghiên cứu, học hỏi cải tiến cách làm sang chổi xiên và hiện giờ là chổi quấn. Nếu như cách làm cũ một ngày 1 người chỉ làm được 7 - 10 cái thì cách làm chổi quấn có thể làm tới 30 - 35 cái”.
Với cải tiến này, chổi sẽ có cổ đan bằng dây nilon theo kiểu tết thành lóng và cán chổi được cuốn bằng dây nilon với nhiều màu sắc tạo nên mẫu mã đẹp, bắt mắt, bền và làm nhanh hơn so với những chiếc chổi truyền thống có cổ và cán buộc bằng dây mây.
Nhờ nghề làm chổi, gia đình ông Ca đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Hiện nay, mỗi năm, cơ sở của ông Ca thu mua trên 10 tấn chít khô, sản xuất được gần 20.000 cái với hơn 60 đại lý thu mua ở khắp nơi trong tỉnh, lợi nhuận trung bình đạt 150 triệu đồng. Nghề làm chổi chít không những đem lại thu nhập khá cho những người trực tiếp làm chổi mà còn cho cả những người hái chít, các điểm thu mua chít tươi và những người nhặt, bó chít phục vụ công đoạn đầu tiên của làm chổi.
Ông Mè Văn Nhọt - người dân phường Pú Trạng chia sẻ: "Sau khi bông chít được phơi khô, đập sạch phấn sẽ đến công đoạn của chúng tôi là nhặt, sắp xếp đúng đầu đuôi của bông chít rồi bó thành từng bó nhỏ. Công việc này không quá vất vả, phù hợp với người già chúng tôi lại có thể làm tranh thủ mọi lúc và cho thu nhập quanh năm. Bên cạnh thu nhập hàng năm từ ruộng đồng, công việc này giúp chúng tôi thu nhập thêm hơn 30 triệu đồng/năm, đủ để trang trải cuộc sống”.
Từ việc phải đi tiếp thị, chào hàng, nay chổi chít đã trở thành mặt hàng có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường, bởi chổi chít dùng để dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa nên hầu như nhà nào cũng có từ một đến vài chiếc.
Có thể thấy, nghề chổi chít giúp nhiều hộ dân ở Pú Trạng xóa nghèo, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, để phát triển mở rộng quy mô thì nghề đang gặp khó khăn, nhất là về vốn. Nguồn nguyên liệu chít tươi đang ngày càng thu hẹp và chỉ được thu hái trong một khoảng thời gian ngắn; vì vậy, các hộ làm chổi phải đầu tư vốn ban đầu lớn để tích trữ nguồn nguyên liệu dùng trong cả một năm. Cho nên, nhiều hộ có nhu cầu mở rộng quy mô làm nghề nhưng vì lẽ đó nên chỉ đành sản xuất nhỏ lẻ.
Trước thực trạng ấy, Hội Nông dân thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng mô hình làm chổi chít. Theo đó, mỗi mô hình được vay vốn từ 10 - 20 triệu đồng với lãi suất ưu đãi từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân thị xã. Tuy nhiên, mức vay vốn này còn ít so với nhu cầu của nhân dân. Vì vậy, các cơ sở sản xuất chổi chít ở Pú Trạng mong muốn nhận được sự quan tâm hơn nữa từ các cấp, ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận các nguồn vốn từ các quỹ tín dụng, ngân hàng với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất.