Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của năm 2018, tỉnh Yên Bái có tỷ lệ hộ nghèo là 17,68% với tổng số 37.634 hộ nghèo. Trong đó có 836 hộ nghèo có thành viên thuộc diện chính sách ưu đãi người có công, chiếm tỷ lệ 2,22% trong tổng số hộ nghèo của tỉnh.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Dương Văn Thống tặng quà cho gia đình người có công
Tính đến đầu năm 2019, tỉnh Yên Bái đang quản lý 68.409 hồ sơ người có công, gia đình người có công. Phần lớn các thành viên là đối tượng chính sách người có công thuộc các hộ nghèo hiện nay là những người tham gia hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế chỉ hưởng trợ cấp một lần và được hưởng các ưu đãi về bảo hiểm y tế (không phải là đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng). Nguyên nhân nghèo của các hộ có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công là do thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu sức lao động, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu việc làm thường xuyên dẫn đến thu nhập thấp và không ổn định. Một số thành viên trong các hộ nghèo người có công tuy ở trong độ tuổi lao động nhưng chưa nỗ lực cố gắng vươn lên, chưa tích cực tham gia học nghề, hoặc sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ không hiệu quả nên chưa thoát nghèo.
Để thực hiện tốt việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công trên địa bàn và hướng tới mục tiêu 100% người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú. Trong thời gian tới tỉnh Yên Bái cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong các lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng, giảm nghèo bền vững nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, địa phương, cơ sở và toàn xã hội về trách nhiệm trong việc giúp đỡ hộ chính sách người có công, nhất là các gia đình chính sách người có công thuộc diện hộ nghèo.
Tổ chức tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm bảo đảm chính xác, dân chủ, công khai, công bằng, có sự tham gia của người dân. Sau khi xác định được danh sách các hộ nghèo thuộc diện người có công, các địa phương cần tiến hành rà soát, phân tích, đánh giá điều kiện cụ thể của từng gia đình, trên cơ sở đó xác định chính xác nguyên nhân nghèo của hộ như: Do thiếu tư liệu sản xuất, thiếu lao động, việc làm, thiếu kiến thức làm ăn, đông người ăn theo, do già cả đơn thân, ốm đau, bệnh hiểm nghèo, tai nạn rủi ro…
Tập trung ưu tiên nguồn lực để thực hiện tốt các chính sách người có công với cách mạng, các chương trình mục tiêu hỗ trợ giảm nghèo, an sinh xã hội theo quy định của Nhà nước như: Hỗ trợ nhà ở, y tế, giáo dục, dạy nghề, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ sản xuất... cần ưu tiên tối đa cho các hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công. Đẩy mạnh việc vận động thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” và phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Thực hiện tốt việc huy động các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia đóng góp, ủng hộ để có thêm nguồn lực hỗ trợ nâng cao đời sống cho các đối tượng người có công với cách mạng, trong đó tập trung ưu tiên hỗ trợ các hộ nghèo có thành viên là người có công. Giao nhiệm vụ cho các đơn vị, tổ chức Đảng, đoàn thể cấp cơ sở chịu trách nhiệm trực tiếp hỗ trợ đối với từng hộ nghèo có thành viên là người có công trên địa bàn, coi nhiệm vụ hỗ trợ gia đình người có công thoát nghèo là một nội dung quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động của các đơn vị, tổ chức đó trong năm 2019 cũng như trong cả nhiệm kỳ.
Đồng thời, biểu dương, khen thưởng kịp thời các cá nhân, gia đình người có công có nhiều nỗ lực, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình. Đồng thời tích cực vận động, hướng dẫn những gia đình, cá nhân còn có tư tưởng ỷ lại vào chính sách Nhà nước, không muốn thoát nghèo để hưởng cơ chế, chính sách. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác giảm nghèo tại các địa phương, cơ sở nói chung và nhất là nhóm hộ nghèo có thành viên là đối tượng người có công. Kịp thời phát hiện, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và đề ra các biện pháp căn cơ, thiết thực nhất trong quá trình tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo đối với nhóm đối tượng này. Tỉnh Yên Bái đã đề ra mục tiêu tập trung các nguồn lực để hỗ trợ cho toàn bộ 836 hộ nghèo có thành viên là người có công trên địa bàn tỉnh thoát nghèo trong năm 2019.
Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của năm 2018, tỉnh Yên Bái có tỷ lệ hộ nghèo là 17,68% với tổng số 37.634 hộ nghèo. Trong đó có 836 hộ nghèo có thành viên thuộc diện chính sách ưu đãi người có công, chiếm tỷ lệ 2,22% trong tổng số hộ nghèo của tỉnh. Tính đến đầu năm 2019, tỉnh Yên Bái đang quản lý 68.409 hồ sơ người có công, gia đình người có công. Phần lớn các thành viên là đối tượng chính sách người có công thuộc các hộ nghèo hiện nay là những người tham gia hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế chỉ hưởng trợ cấp một lần và được hưởng các ưu đãi về bảo hiểm y tế (không phải là đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng). Nguyên nhân nghèo của các hộ có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công là do thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu sức lao động, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu việc làm thường xuyên dẫn đến thu nhập thấp và không ổn định. Một số thành viên trong các hộ nghèo người có công tuy ở trong độ tuổi lao động nhưng chưa nỗ lực cố gắng vươn lên, chưa tích cực tham gia học nghề, hoặc sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ không hiệu quả nên chưa thoát nghèo.
Để thực hiện tốt việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công trên địa bàn và hướng tới mục tiêu 100% người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú. Trong thời gian tới tỉnh Yên Bái cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong các lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng, giảm nghèo bền vững nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, địa phương, cơ sở và toàn xã hội về trách nhiệm trong việc giúp đỡ hộ chính sách người có công, nhất là các gia đình chính sách người có công thuộc diện hộ nghèo.
Tổ chức tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm bảo đảm chính xác, dân chủ, công khai, công bằng, có sự tham gia của người dân. Sau khi xác định được danh sách các hộ nghèo thuộc diện người có công, các địa phương cần tiến hành rà soát, phân tích, đánh giá điều kiện cụ thể của từng gia đình, trên cơ sở đó xác định chính xác nguyên nhân nghèo của hộ như: Do thiếu tư liệu sản xuất, thiếu lao động, việc làm, thiếu kiến thức làm ăn, đông người ăn theo, do già cả đơn thân, ốm đau, bệnh hiểm nghèo, tai nạn rủi ro…
Tập trung ưu tiên nguồn lực để thực hiện tốt các chính sách người có công với cách mạng, các chương trình mục tiêu hỗ trợ giảm nghèo, an sinh xã hội theo quy định của Nhà nước như: Hỗ trợ nhà ở, y tế, giáo dục, dạy nghề, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ sản xuất... cần ưu tiên tối đa cho các hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công. Đẩy mạnh việc vận động thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” và phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Thực hiện tốt việc huy động các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia đóng góp, ủng hộ để có thêm nguồn lực hỗ trợ nâng cao đời sống cho các đối tượng người có công với cách mạng, trong đó tập trung ưu tiên hỗ trợ các hộ nghèo có thành viên là người có công. Giao nhiệm vụ cho các đơn vị, tổ chức Đảng, đoàn thể cấp cơ sở chịu trách nhiệm trực tiếp hỗ trợ đối với từng hộ nghèo có thành viên là người có công trên địa bàn, coi nhiệm vụ hỗ trợ gia đình người có công thoát nghèo là một nội dung quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động của các đơn vị, tổ chức đó trong năm 2019 cũng như trong cả nhiệm kỳ.
Đồng thời, biểu dương, khen thưởng kịp thời các cá nhân, gia đình người có công có nhiều nỗ lực, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình. Đồng thời tích cực vận động, hướng dẫn những gia đình, cá nhân còn có tư tưởng ỷ lại vào chính sách Nhà nước, không muốn thoát nghèo để hưởng cơ chế, chính sách. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác giảm nghèo tại các địa phương, cơ sở nói chung và nhất là nhóm hộ nghèo có thành viên là đối tượng người có công. Kịp thời phát hiện, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và đề ra các biện pháp căn cơ, thiết thực nhất trong quá trình tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo đối với nhóm đối tượng này. Tỉnh Yên Bái đã đề ra mục tiêu tập trung các nguồn lực để hỗ trợ cho toàn bộ 836 hộ nghèo có thành viên là người có công trên địa bàn tỉnh thoát nghèo trong năm 2019.