Hiện nay, cây sơn tra đang trở thành một trong những cây trồng chính, đem lại thu nhập lớn góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao Yên Bái
Cây sơn tra hay còn được gọi là cây táo mèo, một loại cây mọc tự nhiên trên vùng núi cao của huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu và một phần ở huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái.
Để phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại 2 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đã phê duyệt “Đề án phát triển cây sơn tra tại hai huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu giai đoạn 2016 - 2020”.
Đề án phát triển cây sơn tra là 1 trong 8 đề án thành phần thuộc Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2016 - 2020. Đề án được triển khai tại huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải với mục tiêu đến năm 2020 trồng mới và phát triển 6.200 ha, đưa diện tích toàn tỉnh lên trên 10.000 ha, sản lượng đạt trên 7.500 tấn.
Trong đó, trồng mới trên đất chưa có rừng là 2.500 ha; trồng trên đất nương rẫy kém hiệu quả 1.000 ha; trồng trên đất trồng thông bị ảnh hưởng do rét đậm rét hại có thể trồng xen cây sơn tra 800 ha; trồng trên đất trồng thông sau khai thác 200 ha; trồng bổ sung cây sơn tra trong rừng tự nhiên phòng hộ nghèo kiệt đang khoán cho các hộ, nhóm hộ bảo vệ ổn định 1.700 ha.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Đề án, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng những chính sách phù hợp của tỉnh đã khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, môi trường sinh thái ngày càng được cải thiện.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 3 năm triển khai, các địa phương đã trồng mới được 2.878,9 ha, đạt 37,8% kế hoạch Đề án. Cây sơn tra đã trở thành một trong những loại cây xóa đói giảm nghèo của người Mông ở huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu.
Ông Lảo Gà Cha ở bản Páo Khắt, xã Nậm Khắt, Mù Cang Chải có 2 ha sơn tra và mỗi năm thu gần 100 triệu từ bán sơn tra. Ông Lảo Gà Cha bày tỏ: "Nhờ sơn tra mà nhiều hộ trong bản, xã vơi được đói bớt được nghèo. Toàn bản có hơn 90 hộ dân thì có khoảng hơn 50 hộ có thu nhập từ 70 triệu đồng trở lên”.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải - Phạm Tiến Lâm cho biết: việc triển khai Đề án đã tạo sự chuyển biến tích cực trong tư tưởng, nhận thức về tầm quan trọng, hiệu quả kinh tế từ cây sơn tra trong đồng bào các dân tộc. Trước đây, người dân chủ yếu là thu hái tự nhiên thì nay đã trồng, bảo vệ và phát triển hiệu quả. Tính riêng năm 2018, huyện trồng 200 ha rừng, 100% diện tích được trồng cây sơn tra xen ghép vào rừng tự nhiên nghèo kiệt. Từ trồng và phát triển cây sơn tra, trung bình mỗi năm, người dân Mù Cang Chải thu về hơn 2.000 tấn quả, đem về hàng chục tỷ đồng.
Tại huyện vùng cao Trạm Tấu, tổng diện tích sơn tra trước khi triển khai Đề án là 2.178 ha. Từ năm 2016 đến nay, với những chính sách hợp lý khuyến khích việc trồng rừng, huyện đã trồng được 1.478 ha sơn tra, nâng tổng diện tích sơn tra hiện có của huyện là trên 3.436,3 ha, đạt 61,5% kế hoạch của Đề án.
Ông Đào Công Trình - Giám đốc Ban Quản lý Rừng phòng hộ Trạm Tấu cho biết: thực hiện trồng mới rừng trên đất chưa có rừng và trồng bổ sung cây sơn tra dưới tán rừng để sử dụng đất quy hoạch cho lâm nghiệp hiệu quả đã góp phần giải quyết việc làm cho 2.047 hộ dân.
Ngoài tiền hỗ trợ khoán bảo vệ rừng Chương trình 30a; tiền dịch vụ môi trường rừng, tăng thu từ nhân công trồng chăm sóc rừng bình quân đạt 4,7 triệu đồng/hộ/năm. Ngoài ra, người dân có thu nhập từ thu hái quả sơn tra trên diện tích 200 ha đã cho thu hoạch mang lại nguồn thu cho các hộ khoảng 2 tỷ đồng/năm. Không chỉ cải thiện sinh kế, Đề án góp phần nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ và phát triển rừng, giảm bớt khai thác rừng trái phép.
Phát triển cây bản địa như sơn tra là một hướng đi tích cực trong xóa đói, giảm nghèo ở vùng cao. Để thực hiện hiệu quả Đề án, thời gian tới, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và hiệu quả kinh tế của cây sơn tra; dần thay đổi tư tưởng của người dân từ trồng rừng theo dự án, theo kế hoạch sang tự giác trồng rừng bằng cây sơn tra; áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; rà soát diện tích rừng, đất chưa có rừng, đất nương rẫy kém hiệu quả để xác định cụ thể diện tích, vị trí, đối tượng thực hiện; tăng cường quản lý giống, lựa chọn giống tốt và áp dụng tiến bộ kỹ thuật gieo tạo, sản xuất cây giống; thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm sơn tra tại huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải.
Hiện nay, cây sơn tra đang trở thành một trong những cây trồng chính, đem lại thu nhập lớn góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao Yên BáiĐể phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại 2 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đã phê duyệt “Đề án phát triển cây sơn tra tại hai huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu giai đoạn 2016 - 2020”.
Đề án phát triển cây sơn tra là 1 trong 8 đề án thành phần thuộc Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2016 - 2020. Đề án được triển khai tại huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải với mục tiêu đến năm 2020 trồng mới và phát triển 6.200 ha, đưa diện tích toàn tỉnh lên trên 10.000 ha, sản lượng đạt trên 7.500 tấn.
Trong đó, trồng mới trên đất chưa có rừng là 2.500 ha; trồng trên đất nương rẫy kém hiệu quả 1.000 ha; trồng trên đất trồng thông bị ảnh hưởng do rét đậm rét hại có thể trồng xen cây sơn tra 800 ha; trồng trên đất trồng thông sau khai thác 200 ha; trồng bổ sung cây sơn tra trong rừng tự nhiên phòng hộ nghèo kiệt đang khoán cho các hộ, nhóm hộ bảo vệ ổn định 1.700 ha.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Đề án, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng những chính sách phù hợp của tỉnh đã khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, môi trường sinh thái ngày càng được cải thiện.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 3 năm triển khai, các địa phương đã trồng mới được 2.878,9 ha, đạt 37,8% kế hoạch Đề án. Cây sơn tra đã trở thành một trong những loại cây xóa đói giảm nghèo của người Mông ở huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu.
Ông Lảo Gà Cha ở bản Páo Khắt, xã Nậm Khắt, Mù Cang Chải có 2 ha sơn tra và mỗi năm thu gần 100 triệu từ bán sơn tra. Ông Lảo Gà Cha bày tỏ: "Nhờ sơn tra mà nhiều hộ trong bản, xã vơi được đói bớt được nghèo. Toàn bản có hơn 90 hộ dân thì có khoảng hơn 50 hộ có thu nhập từ 70 triệu đồng trở lên”.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải - Phạm Tiến Lâm cho biết: việc triển khai Đề án đã tạo sự chuyển biến tích cực trong tư tưởng, nhận thức về tầm quan trọng, hiệu quả kinh tế từ cây sơn tra trong đồng bào các dân tộc. Trước đây, người dân chủ yếu là thu hái tự nhiên thì nay đã trồng, bảo vệ và phát triển hiệu quả. Tính riêng năm 2018, huyện trồng 200 ha rừng, 100% diện tích được trồng cây sơn tra xen ghép vào rừng tự nhiên nghèo kiệt. Từ trồng và phát triển cây sơn tra, trung bình mỗi năm, người dân Mù Cang Chải thu về hơn 2.000 tấn quả, đem về hàng chục tỷ đồng.
Tại huyện vùng cao Trạm Tấu, tổng diện tích sơn tra trước khi triển khai Đề án là 2.178 ha. Từ năm 2016 đến nay, với những chính sách hợp lý khuyến khích việc trồng rừng, huyện đã trồng được 1.478 ha sơn tra, nâng tổng diện tích sơn tra hiện có của huyện là trên 3.436,3 ha, đạt 61,5% kế hoạch của Đề án.
Ông Đào Công Trình - Giám đốc Ban Quản lý Rừng phòng hộ Trạm Tấu cho biết: thực hiện trồng mới rừng trên đất chưa có rừng và trồng bổ sung cây sơn tra dưới tán rừng để sử dụng đất quy hoạch cho lâm nghiệp hiệu quả đã góp phần giải quyết việc làm cho 2.047 hộ dân.
Ngoài tiền hỗ trợ khoán bảo vệ rừng Chương trình 30a; tiền dịch vụ môi trường rừng, tăng thu từ nhân công trồng chăm sóc rừng bình quân đạt 4,7 triệu đồng/hộ/năm. Ngoài ra, người dân có thu nhập từ thu hái quả sơn tra trên diện tích 200 ha đã cho thu hoạch mang lại nguồn thu cho các hộ khoảng 2 tỷ đồng/năm. Không chỉ cải thiện sinh kế, Đề án góp phần nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ và phát triển rừng, giảm bớt khai thác rừng trái phép.
Phát triển cây bản địa như sơn tra là một hướng đi tích cực trong xóa đói, giảm nghèo ở vùng cao. Để thực hiện hiệu quả Đề án, thời gian tới, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và hiệu quả kinh tế của cây sơn tra; dần thay đổi tư tưởng của người dân từ trồng rừng theo dự án, theo kế hoạch sang tự giác trồng rừng bằng cây sơn tra; áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; rà soát diện tích rừng, đất chưa có rừng, đất nương rẫy kém hiệu quả để xác định cụ thể diện tích, vị trí, đối tượng thực hiện; tăng cường quản lý giống, lựa chọn giống tốt và áp dụng tiến bộ kỹ thuật gieo tạo, sản xuất cây giống; thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm sơn tra tại huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải.