Ngày 24 tháng 12 năm 2020, Sở Tư pháp tổ chức tọa đàm “Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và thực hiện trình tự thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật” với sự tham dự của đại diện lãnh đạo và pháp chế các sở, ban, ngành; đại diện Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội nữ doanh nhân tỉnh;…
.
Tham dự và chủ trì hội nghịtọa đàm có ông Nguyễn Ngọc Lâm – Phó giám đốc Sở Tư pháp cho biết: Đối với công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: từ năm 2018 đến năm 2020, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh đã tổ chức 03 Hội nghị bồi dưỡng nghiệp vụ về tăng cường năng lực và hỗ trợ pháp lý cho DN, đồng thời phổ biến, trao đổi việc thực hiện một số quy định của pháp luật về đầu tư kinh doanh được quy định tại Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật hỗ trợ DNNVV v.v cho các cơ quan, tổ chức và người thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho DN và cộng đồng DN trên địa bàn tỉnh. Và việc UBND tỉnh tổ chức các hoạt động thuộc Chương trình “Cà phê doanh nhân” hằng năm cũng không nằm ngoài mục đích (1) Xây dựng DN của tỉnh có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững; (2) Lấy DN là đối tượng phục vụ, tạo thuận lợi cho DN đầu tư, kinh doanh và phát triển, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương và thể hiện phương “chính quyền đồng hành cùng DN”. Mặc dù, đã có sự cố găng, song hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN mới chỉ đạt kết quả bươc đầu khiêm tốn, hoạt động này còn những hạn chế, khó khăn trên các phương diện: Biện pháp, cách thức hỗ trợ; chất lượng, hiệu quả hoạt động hỗ trợ; sự quan tâm của từng DN và cộng đồng DN trên địa bàn tỉnh dối với hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN.v.v.
Đối với việc thực hiện quy trình, thủ tục xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Từ tháng 7 năm 2016 đến nay, các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND tỉnh đã phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện lập đề nghị xây dựng 28 nghị quyết của HĐND tỉnh và 83 đề nghị xây dựng quyết định của UBND tỉnh, công tác lập đề nghị xây dựng VBQPPL và thực hiện trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành VBQPPL thuộc thẩm quyền của HĐND, UBND tỉnh của các cơ quan đã cơ bản đi vào nền nếp, tuân thủ đầy đủ quy trình luật định, bảo đảm chất lượng. Chinh vì vậy, năm 2019, tỉnh Yên Bái nằm trong TOP đầu các tỉnh, thành phố trực thuộc trưng ương về thực hiện “Chỉ số xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật”. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả tích cục đạt được, công tác tham mưu xây dựng, ban hành VBQPPL của HĐND, UBND tỉnh còn một số hạ chế, tồn tại, như: (1) một số cơ quan chuyên môn còn biểu hiện lúng túng trong việc thực hiện quy trình lập đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 27 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, biểu hiện lúng túng thể hiện trong việc xây dựng nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết; đánh giá tác động của chính sách; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết…nên quá trình thực hiện chưa tuân thủ đầy đủ theo quy trình Luật định. Mặt khác các chính sách thường được cơ quan thẩm quyền giao và chỉ đạo xây dựng đột xuất theo yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh nên không chủ động được thời gian để thực hiện lập đề nghị xây dựng đối với nghị quyết của HĐND tỉnh, dẫn đến một số lập đề nghị xây dựng nghị quyết không được triển khai lấy ý kiến tham gia theo quy định, đến khi ban hành có thể dẫn đến những xung đột, mâu thuẫn nhất định với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; (2) đối với việc đề nghị xây dựng ban hành quyết định, của UBND tỉnh, một số cơ quan lập đề nghị xây dựng QĐ chưa bám sát quy định tại khoản 2 Điều 127 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên văn bản lập đề nghị không cụ thể, rõ ràng, không mang tính thuyết phục cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt đề nghị. Còn có cơ quan không lập lập đề nghị xây dựng QĐ mà tiến hành ngay việc soạn thảo và gửi cơ quan Tư pháp thẩm định đến khi thẩm định thì dự thảo văn bản không đủ điều kiện để trình UBND tỉnh xem xét, quyết định ban hành, gây tốn phí thời gian, công sức không cấn thiết.
Tại hội nghị tọa đàm, đại diện một số sở, ban, ngành đã có những trao đổi về thực trạng cũng như những đánh giá kết quả của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cũng như công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng và triển khai có hiệu quả đối với các công tác này.
Thông qua hội nghị tọa đàm đã góp phần giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm đúng quy trình theo luật định./
0 lượt xem
69