Cách đây 106 năm, ngày 5-6-1911, tại Bến Cảng Nhà Rồng lịch sử, người thanh niên Nguyễn Tất Thành với lòng yêu nước sâu sắc và ý chí cứu nước mãnh liệt đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ, để ngày nay cả dân tộc sống trong độc lập, tự do, hạnh phúc. Lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, kể từ thời đại các vua Hùng, thời đại nào cũng có những người anh hùng dân tộc kiệt xuất làm rạng danh dòng dõi con Rồng cháu Tiên. Nhưng chỉ đến khi có sự xuất hiện của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, dân tộc ta mới thực sự bước sang một trang sử mới mà bất kỳ thời đại nào trước đó cũng chưa có được, “Đó là thời đại Hồ Chí Minh, thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử quang vinh của dân tộc”(1), với đặc trưng lớn nhất là: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Người mang nhiều tên khác nhau. Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là những tên gọi nổi bật của Người gắn liền với những bước ngoặt cơ bản của của cách mạng Việt Nam và vai trò tìm đường, mở đường và dẫn đường cho dân tộc ta đi tới độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục soi đường cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
Nguyễn Tất Thành - Người tìm đường cho cách mạng Việt Nam
Thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược Việt Nam vào năm 1858 và chính thức đặt ách thống trị lên đất nước ta vào năm 1884. Trong bối cảnh triều đình nhà Nguyễn tự đánh mất vai trò lãnh đạo của mình và phản bội lại quyền lợi của dân tộc, rất nhiều phong trào yêu nước chống Pháp theo các khuynh hướng khác nhau đã nổ ra ở khắp ba miền đất nước. Điển hình là phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám; phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu; phong trào Duy Tân do cụ Phan Chu Trinh lãnh đạo. Các phong trào đó đã gây được tiếng vang lớn nhưng cuối cùng vẫn thất bại. Những thất bại này cho thấy tính lỗi thời, sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến và dân chủ tư sản trong giải quyết những yêu cầu của lịch sử dân tộc.
Năm 1908, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên hoạt động cách mạng bằng việc tham gia đoàn biểu tình chống thuế của nông dân Trung kỳ trong tư cách phiên dịch cho đồng bào với các quan chức Pháp. Trong lần đó, anh đã tận mắt chứng kiến sự thất bại nặng nề của phong trào. Khi các phong trào yêu nước bị dìm trong biển máu, cả dân tộc tiếp tục đắm chìm trong đêm trường nô lệ chưa tìm được lối ra cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, anh quyết định ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 5-6-2011.
Ban đầu Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài với ý nghĩ : xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào. Với trí tuệ thông minh, sự hiểu biết từ sớm, tinh thần ham học hỏi và tư duy chính trị độc lập, sáng tạo, trong gần 10 năm (1911-1920) tìm tòi, khảo nghiệm khắp châu Âu, châu Phi và các nước Mỹ la tinh, Người đã ra sức quan sát, lắng nghe, học hỏi, phân tích và rút ra nhiều nhận thức mới cho bản thân và dân tộc. Người đã xác định đúng kẻ thù của dân tộc Việt Nam không phải là mọi người Pháp mà chỉ là bọn thực dân, đế quốc Pháp. Người đã dần hình thành ý thức đoàn kết quốc tếý thức giai cấp của Người cũng nảy sinh một cách tự nhiên thông qua việc đồng cảm với người lao động bị bóc lột ở các nước chính quốc. Đó là những nhận thức mới nhưng rất quan trọng, giúp đưa tới quyết định lựa chọn con đường cứu nước cho dân tộc. với việc nhận thức được tinh thần đấu tranh của những dân tộc cùng chung cảnh ngộ mất nước ở châu Phi, Mỹ la tinh. Trong quá trình đó,
Trước sau như một, Hồ Chí Minh vẫn trên một trục tư duy: Muốn được giải phóng, các dân tộc thuộc địa phải được giải phóng. Vì vậy khi nhận được câu trả lời: “Quốc tế thứ ba đoàn kết với các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân áp bức” và đọc được Luận cương của Lê-nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, thì Người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và hoàn toàn tin theo Lê-nin. Người khẳng định: “Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao!… Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” (2), đó là giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.
Như vậy, đến cuối năm 1920, sau khi trải qua bao gian lao thử thách trong quá trình tìm tòi, khảo nghiệm và học hỏi lâu dài, Nguyễn Tất Thành đã tìm được con đường giải phóng đúng đắn cho dân tộc ta. Điều đó ngay từ đầu đã khẳng định vai trò quyết định của Nguyễn Tất Thành trong việc tìm đường giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội cho dân tộc Việt Nam - con đường cách mạng vô sản.
Nguyễn Ái Quốc - Người mở đường cho cách mạng Việt Nam
Sự “mở đường” đầu tiên, dũng cảm nhất là vạch tội ác của chủ nghĩa thực dân. Ở giữa trung tâm, sào huyệt của chủ nghĩa đế quốc, một người bản xứ duy nhất trong số đại biểu các thuộc địa có mặt trong Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII Đảng xã hội Pháp đã bình tĩnh, dõng dạc, đĩnh đạc phản kháng những tội ác ghê tởm của chủ nghĩa thực dân trên quê hương. Người vạch rõ: “…chủ nghĩa tư bản Pháp đã vào Đông Dương từ nửa thế kỷ nay; vì lợi ích của nó, nó đã dùng lưỡi lê chinh phục đất nước chúng tôi. Từ đó chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ, đầu độc một cách thê thảm… Nhà tù nhiều hơn trường học… Người ta đã làm chết hàng nghìn người An Nam và tàn sát hàng nghìn người khác”(3).
Trong khi tố cáo tội ác thực dân, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc nhận thấy: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến”(4). Theo Người, “Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến”. Trên con đường cách mạng vô sản, “bộ phận ưu tú” là Đảng Cộng sản. Nhưng lúc đó ở Đông Dương chưa có bất kỳ một Đảng Cộng sản nào. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị những tiền đề về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
Quá trình truyền bá là quá trình làm cho phong trào công nhân dần phát triển từ tự phát lên “tự giác”, phong trào yêu nước chuyển hóa thành phong trào yêu nước “màu đỏ” - yêu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản. Điều kiện chín muồi đã dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào cuối năm 1929 và đầu năm 1930. Với tài năng, uy tín và vai trò của mình, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930. Từ đây, dân tộc ta được đấu tranh vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng - “nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam”(5), đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, và đã giành được những thắng lợi vĩ đại trong thế kỷ XX.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi vĩ đại đầu tiên để lại dấu ấn của Nguyễn Ái Quốc trong vai trò người lãnh đạo và tổ chức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tình thế cách mạng xuất hiện, các Hội nghị Trung ương 6 (HNTW 6) (11-1939), HNTW 7 (11-1940) và đặc biệt là HNTW 8 (5-1941), Đảng kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Với trách nhiệm cá nhân của mình, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra những quyết định kịp thời và sáng suốt nhằm tranh thủ mọi lực lượng quốc tế, tạo hậu thuẫn cho cách mạng Việt Nam. Đồng thời, để chuẩn bị lực lượng cho cách mạng, Người đã mở lớp huấn luyện cấp tốc và cử cán bộ về nước tổ chức các đoàn thể cứu quốc; quyết định chọn Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng; đưa ra chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh và được HNTW 8 nhất trí; ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân; thành lập Khu giải phóng và cử ra Ủy ban cách mạng… Đó là những bước chuẩn bị thiết yếu mà Nguyễn Ái Quốc đã làm nhằm bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam khi thời cơ chín muồi.
Ngày 15-8-1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh, thời cơ cách mạng đã đến. Hồ Chí Minh triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân (họp từ 16 đến 17-8-1945). Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua Mười chính sách lớn của Việt Minh, bầu Ủy ban dân tộc giải phóng. Ngay sau Đại hội, Người gửi Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa tới đồng bào cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”(6). Đáp lời kêu gọi của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dân ta triệu người như một đứng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám thành công, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra thời đại mới cho dân tộc Việt Nam - thời đại Hồ Chí Minh - thời đại của độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam cùng với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là những mốc son đánh dấu vai trò mở đường của Nguyễn Ái Quốc trên con đường lịch sử tiến hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam.
Hồ Chí Minh - Người dẫn đường cho cách mạng Việt Nam
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Ngay sau đó, vận mệnh nước ta rơi vào tình thế “như ngàn cân treo sợi tóc”. Trước tình thế đó, với nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đã bình tĩnh, sáng suốt phân tích tình hình, đề ra đường lối đúng đắn và những cách thức hành động khôn khéo, mềm dẻo, từng bước giải quyết giặc đói, thanh toán giặc dốt, nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân.
Trong bối cảnh bị kẻ thù chống phá từ nhiều phía, Người đã lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, thành lập Chính phủ chính thức và ban hành Hiến pháp. Qua đó giúp chính quyền cách mạng nhanh chóng trở nên hợp pháp, hợp hiến, là cơ sở để các nước trên thế giới công nhận, góp phần giữ vững và củng cố chính quyền nhân dân non trẻ. Trên cương vị Chủ tịch, Người nêu khẩu hiệu “Hoa - Việt thân thiện”, “tự ý giải tán” Đảng, đề nghị Quốc hội và Chính phủ thực hiện nhân nhượng có nguyên tắc với Tưởng về chính trị và kinh tế, buộc chúng thừa nhận chính quyền cách mạng, tranh thủ thời gian hòa hoãn để tập trung chống Pháp xâm lược. Đặc biệt, Người trực tiếp ký Hiệp định Sơ bộ 06-3-1946 và Tạm ước Việt - Pháp 14-9-1946, đuổi nhanh quân Tưởng về nước, buộc Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nước tự do, có chủ quyền, tạo thời gian hòa hoãn cần thiết để xây dựng và phát triển lực lượng, chuẩn bị mọi mặt cho toàn quốc kháng chiến. Những quyết định lịch sử sáng suốt, vừa có tính nguyên tắc, vừa mềm dẻo và linh hoạt của Hồ Chí Minh giúp dân tộc vượt qua thời đoạn hiểm nghèo đã bước đầu phản ánh tầm ảnh hưởng cũng như vai trò dẫn đường của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.
Trong hai cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh đã xác định đúng kẻ thù cơ bản, đánh giá đúng so sánh lược lượng giữa ta và địch. Trong tầng tầng, lớp lớp kẻ thù núp dưới danh nghĩa Đồng Minh kéo vào nước ta sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã nhanh chóng nhận ra kẻ thù cơ bản, chủ yếu của cách mạng Việt Nam. Người đề nghị quốc dân đồng bào: “Nhân dân Việt Nam hoan nghênh quân Đồng minh kéo vào Việt Nam để tước khí giới quân Nhật, nhưng cương quyết phản đối quân Pháp kéo vào Việt Nam, vì mục đích của họ chỉ là hãm dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ một lần nữa”(7). Cũng vì thế Người đã sớm kêu gọi “Đồng bào hãy sẵn sàng đợi lệnh Chính phủ để chiến đấu!”(8).
Về tương quan lực lượng giữa ta và địch, so sánh với thực dân Pháp, tuy súng, đạn, xe tăng, máy bay thì có cái ta không có, nhưng Hồ Chí Minh khẳng định “ta mạnh hơn” vì “thế của ta mạnh hơn”(9). Khi Mỹ can thiệp quân sự vào chiến tranh Việt Nam, đánh giá về Mỹ, Hồ Chí Minh đã sớm chỉ ra “5 điểm yếu của nó” là: kinh tế xây dựng trên chiến tranh, chính trị bị cô độc, chính sách xâm lược trái với chính nghĩa, v.v... Người khẳng định: “Nếu Mỹ cứ theo chính sách chiến tranh.. .thì sẽ đi đến sụp đổ”(10). Ta mạnh hơn và có được sự “chủ động” nên Người khẳng định quyết tâm “Mỹ đến ta cũng đánh; Pháp mạnh, ta cũng đánh; bù nhìn tổ chức thêm quân, ta cũng đánh”(11), “đánh cho đến khi nào hoàn toàn độc lập”. Xác định đúng kẻ thù cơ bản và đánh giá chính xác tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch là điều kiện tiên quyết để Đảng ta hoạch định đường lối kháng chiến đúng đắn, xây dựng quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng.
Hồ Chí Minh và Đảng ta đã hoạch định đường lối kháng chiến đúng đắn, giúp cách mạng phát huy sức mạnh tổng hợp, duy trì và dẫn dắt hai cuộc kháng chiến phát triển tới thắng lợi hoàn toàn. Đường lối “kháng chiến, kiến quốc” của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất đã dẫn đường cho cách mạng nước ta nhanh chóng xây dựng mọi tiềm lực của đất nước, giúp đẩy lùi “giặc đói”, chống “giặc dốt”, tiêu diệt “giặc ngoại xâm” trong chiến thắng Điện Biên Phủ, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng do Hồ Chí Minh khởi xướng sau đó cũng đóng vai trò quyết đinh, dẫn dắt cuộc kháng chiến chống Mỹ tới thắng lợi hoàn toàn. Thực hiện chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa giúp xây dựng được hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa vững chắc, đóng vai trò quyết định nhất đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến. Tiến hành chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã trực tiếp quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Chủ trương thắng từng bước với việc “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”(12) là phương hướng kết thúc chiến tranh trong quan điểm chủ đạo của Người. Chính quan điểm này của Người đã dẫn đường cho cách mạng Việt Nam từng bước giành được những thắng lợi vững chắc nhất, làm cho quá trình đi tới thắng lợi hoàn toàn của dân tộc trong mùa Xuân năm 1975 như một tất yếu lịch sử không thể đảo ngược.
Thắng lợi vĩ đại của các cuộc kháng chiến, với việc hiện thực hóa mục tiêu độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, một lần nữa khẳng định vai trò dẫn đường cùng sức sống mãnh liệt và giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là tài sản tinh thần vô cùng to lớn của Đảng và dân tộc ta, mà còn “mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”(13). Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, đất nước ta đã đạt được “những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”(14). Những thành tựu đó tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới; khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước ta mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn là “phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử”(15).
Hiện nay, nước ta đã và đang “trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”(16). Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là người tìm đường, mở đường, dẫn đường mà tư tưởng của Người còn mãi soi đường cho cách mạng Việt Nam trong cuộc hành trình tới độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
-----------------------
(1) Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tập 10, tr.432. (2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011, tr.562. (3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 1, tr.34-35. (4) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 1, tr.40. (5) [1]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011, tr. 66. (6) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 3, tr.596. (7) Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, tập 4, tr.10. (8) Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, tập 4, tr.10. (9) Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, tập 8, tr.199. (10) Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, tập 8, tr.195. (11) Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, tập 8, tr.193. (12) Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, tập 15, tr.532. (13) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011, tr. 88. (14) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.65. (15) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.66. (16) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.69.
Cách đây 106 năm, ngày 5-6-1911, tại Bến Cảng Nhà Rồng lịch sử, người thanh niên Nguyễn Tất Thành với lòng yêu nước sâu sắc và ý chí cứu nước mãnh liệt đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ, để ngày nay cả dân tộc sống trong độc lập, tự do, hạnh phúc. Lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, kể từ thời đại các vua Hùng, thời đại nào cũng có những người anh hùng dân tộc kiệt xuất làm rạng danh dòng dõi con Rồng cháu Tiên. Nhưng chỉ đến khi có sự xuất hiện của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, dân tộc ta mới thực sự bước sang một trang sử mới mà bất kỳ thời đại nào trước đó cũng chưa có được, “Đó là thời đại Hồ Chí Minh, thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử quang vinh của dân tộc”(1), với đặc trưng lớn nhất là: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Người mang nhiều tên khác nhau. Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là những tên gọi nổi bật của Người gắn liền với những bước ngoặt cơ bản của của cách mạng Việt Nam và vai trò tìm đường, mở đường và dẫn đường cho dân tộc ta đi tới độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục soi đường cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
Nguyễn Tất Thành - Người tìm đường cho cách mạng Việt Nam
Thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược Việt Nam vào năm 1858 và chính thức đặt ách thống trị lên đất nước ta vào năm 1884. Trong bối cảnh triều đình nhà Nguyễn tự đánh mất vai trò lãnh đạo của mình và phản bội lại quyền lợi của dân tộc, rất nhiều phong trào yêu nước chống Pháp theo các khuynh hướng khác nhau đã nổ ra ở khắp ba miền đất nước. Điển hình là phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám; phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu; phong trào Duy Tân do cụ Phan Chu Trinh lãnh đạo. Các phong trào đó đã gây được tiếng vang lớn nhưng cuối cùng vẫn thất bại. Những thất bại này cho thấy tính lỗi thời, sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến và dân chủ tư sản trong giải quyết những yêu cầu của lịch sử dân tộc.
Năm 1908, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên hoạt động cách mạng bằng việc tham gia đoàn biểu tình chống thuế của nông dân Trung kỳ trong tư cách phiên dịch cho đồng bào với các quan chức Pháp. Trong lần đó, anh đã tận mắt chứng kiến sự thất bại nặng nề của phong trào. Khi các phong trào yêu nước bị dìm trong biển máu, cả dân tộc tiếp tục đắm chìm trong đêm trường nô lệ chưa tìm được lối ra cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, anh quyết định ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 5-6-2011.
Ban đầu Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài với ý nghĩ : xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào. Với trí tuệ thông minh, sự hiểu biết từ sớm, tinh thần ham học hỏi và tư duy chính trị độc lập, sáng tạo, trong gần 10 năm (1911-1920) tìm tòi, khảo nghiệm khắp châu Âu, châu Phi và các nước Mỹ la tinh, Người đã ra sức quan sát, lắng nghe, học hỏi, phân tích và rút ra nhiều nhận thức mới cho bản thân và dân tộc. Người đã xác định đúng kẻ thù của dân tộc Việt Nam không phải là mọi người Pháp mà chỉ là bọn thực dân, đế quốc Pháp. Người đã dần hình thành ý thức đoàn kết quốc tếý thức giai cấp của Người cũng nảy sinh một cách tự nhiên thông qua việc đồng cảm với người lao động bị bóc lột ở các nước chính quốc. Đó là những nhận thức mới nhưng rất quan trọng, giúp đưa tới quyết định lựa chọn con đường cứu nước cho dân tộc. với việc nhận thức được tinh thần đấu tranh của những dân tộc cùng chung cảnh ngộ mất nước ở châu Phi, Mỹ la tinh. Trong quá trình đó,
Trước sau như một, Hồ Chí Minh vẫn trên một trục tư duy: Muốn được giải phóng, các dân tộc thuộc địa phải được giải phóng. Vì vậy khi nhận được câu trả lời: “Quốc tế thứ ba đoàn kết với các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân áp bức” và đọc được Luận cương của Lê-nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, thì Người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và hoàn toàn tin theo Lê-nin. Người khẳng định: “Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao!… Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” (2), đó là giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.
Như vậy, đến cuối năm 1920, sau khi trải qua bao gian lao thử thách trong quá trình tìm tòi, khảo nghiệm và học hỏi lâu dài, Nguyễn Tất Thành đã tìm được con đường giải phóng đúng đắn cho dân tộc ta. Điều đó ngay từ đầu đã khẳng định vai trò quyết định của Nguyễn Tất Thành trong việc tìm đường giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội cho dân tộc Việt Nam - con đường cách mạng vô sản.
Nguyễn Ái Quốc - Người mở đường cho cách mạng Việt Nam
Sự “mở đường” đầu tiên, dũng cảm nhất là vạch tội ác của chủ nghĩa thực dân. Ở giữa trung tâm, sào huyệt của chủ nghĩa đế quốc, một người bản xứ duy nhất trong số đại biểu các thuộc địa có mặt trong Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII Đảng xã hội Pháp đã bình tĩnh, dõng dạc, đĩnh đạc phản kháng những tội ác ghê tởm của chủ nghĩa thực dân trên quê hương. Người vạch rõ: “…chủ nghĩa tư bản Pháp đã vào Đông Dương từ nửa thế kỷ nay; vì lợi ích của nó, nó đã dùng lưỡi lê chinh phục đất nước chúng tôi. Từ đó chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ, đầu độc một cách thê thảm… Nhà tù nhiều hơn trường học… Người ta đã làm chết hàng nghìn người An Nam và tàn sát hàng nghìn người khác”(3).
Trong khi tố cáo tội ác thực dân, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc nhận thấy: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến”(4). Theo Người, “Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến”. Trên con đường cách mạng vô sản, “bộ phận ưu tú” là Đảng Cộng sản. Nhưng lúc đó ở Đông Dương chưa có bất kỳ một Đảng Cộng sản nào. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị những tiền đề về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
Quá trình truyền bá là quá trình làm cho phong trào công nhân dần phát triển từ tự phát lên “tự giác”, phong trào yêu nước chuyển hóa thành phong trào yêu nước “màu đỏ” - yêu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản. Điều kiện chín muồi đã dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào cuối năm 1929 và đầu năm 1930. Với tài năng, uy tín và vai trò của mình, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930. Từ đây, dân tộc ta được đấu tranh vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng - “nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam”(5), đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, và đã giành được những thắng lợi vĩ đại trong thế kỷ XX.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi vĩ đại đầu tiên để lại dấu ấn của Nguyễn Ái Quốc trong vai trò người lãnh đạo và tổ chức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tình thế cách mạng xuất hiện, các Hội nghị Trung ương 6 (HNTW 6) (11-1939), HNTW 7 (11-1940) và đặc biệt là HNTW 8 (5-1941), Đảng kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Với trách nhiệm cá nhân của mình, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra những quyết định kịp thời và sáng suốt nhằm tranh thủ mọi lực lượng quốc tế, tạo hậu thuẫn cho cách mạng Việt Nam. Đồng thời, để chuẩn bị lực lượng cho cách mạng, Người đã mở lớp huấn luyện cấp tốc và cử cán bộ về nước tổ chức các đoàn thể cứu quốc; quyết định chọn Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng; đưa ra chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh và được HNTW 8 nhất trí; ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân; thành lập Khu giải phóng và cử ra Ủy ban cách mạng… Đó là những bước chuẩn bị thiết yếu mà Nguyễn Ái Quốc đã làm nhằm bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam khi thời cơ chín muồi.
Ngày 15-8-1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh, thời cơ cách mạng đã đến. Hồ Chí Minh triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân (họp từ 16 đến 17-8-1945). Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua Mười chính sách lớn của Việt Minh, bầu Ủy ban dân tộc giải phóng. Ngay sau Đại hội, Người gửi Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa tới đồng bào cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”(6). Đáp lời kêu gọi của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dân ta triệu người như một đứng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám thành công, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra thời đại mới cho dân tộc Việt Nam - thời đại Hồ Chí Minh - thời đại của độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam cùng với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là những mốc son đánh dấu vai trò mở đường của Nguyễn Ái Quốc trên con đường lịch sử tiến hóa hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam.
Hồ Chí Minh - Người dẫn đường cho cách mạng Việt Nam
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Ngay sau đó, vận mệnh nước ta rơi vào tình thế “như ngàn cân treo sợi tóc”. Trước tình thế đó, với nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đã bình tĩnh, sáng suốt phân tích tình hình, đề ra đường lối đúng đắn và những cách thức hành động khôn khéo, mềm dẻo, từng bước giải quyết giặc đói, thanh toán giặc dốt, nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân.
Trong bối cảnh bị kẻ thù chống phá từ nhiều phía, Người đã lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, thành lập Chính phủ chính thức và ban hành Hiến pháp. Qua đó giúp chính quyền cách mạng nhanh chóng trở nên hợp pháp, hợp hiến, là cơ sở để các nước trên thế giới công nhận, góp phần giữ vững và củng cố chính quyền nhân dân non trẻ. Trên cương vị Chủ tịch, Người nêu khẩu hiệu “Hoa - Việt thân thiện”, “tự ý giải tán” Đảng, đề nghị Quốc hội và Chính phủ thực hiện nhân nhượng có nguyên tắc với Tưởng về chính trị và kinh tế, buộc chúng thừa nhận chính quyền cách mạng, tranh thủ thời gian hòa hoãn để tập trung chống Pháp xâm lược. Đặc biệt, Người trực tiếp ký Hiệp định Sơ bộ 06-3-1946 và Tạm ước Việt - Pháp 14-9-1946, đuổi nhanh quân Tưởng về nước, buộc Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nước tự do, có chủ quyền, tạo thời gian hòa hoãn cần thiết để xây dựng và phát triển lực lượng, chuẩn bị mọi mặt cho toàn quốc kháng chiến. Những quyết định lịch sử sáng suốt, vừa có tính nguyên tắc, vừa mềm dẻo và linh hoạt của Hồ Chí Minh giúp dân tộc vượt qua thời đoạn hiểm nghèo đã bước đầu phản ánh tầm ảnh hưởng cũng như vai trò dẫn đường của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.
Trong hai cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh đã xác định đúng kẻ thù cơ bản, đánh giá đúng so sánh lược lượng giữa ta và địch. Trong tầng tầng, lớp lớp kẻ thù núp dưới danh nghĩa Đồng Minh kéo vào nước ta sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã nhanh chóng nhận ra kẻ thù cơ bản, chủ yếu của cách mạng Việt Nam. Người đề nghị quốc dân đồng bào: “Nhân dân Việt Nam hoan nghênh quân Đồng minh kéo vào Việt Nam để tước khí giới quân Nhật, nhưng cương quyết phản đối quân Pháp kéo vào Việt Nam, vì mục đích của họ chỉ là hãm dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ một lần nữa”(7). Cũng vì thế Người đã sớm kêu gọi “Đồng bào hãy sẵn sàng đợi lệnh Chính phủ để chiến đấu!”(8).
Về tương quan lực lượng giữa ta và địch, so sánh với thực dân Pháp, tuy súng, đạn, xe tăng, máy bay thì có cái ta không có, nhưng Hồ Chí Minh khẳng định “ta mạnh hơn” vì “thế của ta mạnh hơn”(9). Khi Mỹ can thiệp quân sự vào chiến tranh Việt Nam, đánh giá về Mỹ, Hồ Chí Minh đã sớm chỉ ra “5 điểm yếu của nó” là: kinh tế xây dựng trên chiến tranh, chính trị bị cô độc, chính sách xâm lược trái với chính nghĩa, v.v... Người khẳng định: “Nếu Mỹ cứ theo chính sách chiến tranh.. .thì sẽ đi đến sụp đổ”(10). Ta mạnh hơn và có được sự “chủ động” nên Người khẳng định quyết tâm “Mỹ đến ta cũng đánh; Pháp mạnh, ta cũng đánh; bù nhìn tổ chức thêm quân, ta cũng đánh”(11), “đánh cho đến khi nào hoàn toàn độc lập”. Xác định đúng kẻ thù cơ bản và đánh giá chính xác tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch là điều kiện tiên quyết để Đảng ta hoạch định đường lối kháng chiến đúng đắn, xây dựng quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng.
Hồ Chí Minh và Đảng ta đã hoạch định đường lối kháng chiến đúng đắn, giúp cách mạng phát huy sức mạnh tổng hợp, duy trì và dẫn dắt hai cuộc kháng chiến phát triển tới thắng lợi hoàn toàn. Đường lối “kháng chiến, kiến quốc” của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xuất đã dẫn đường cho cách mạng nước ta nhanh chóng xây dựng mọi tiềm lực của đất nước, giúp đẩy lùi “giặc đói”, chống “giặc dốt”, tiêu diệt “giặc ngoại xâm” trong chiến thắng Điện Biên Phủ, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng do Hồ Chí Minh khởi xướng sau đó cũng đóng vai trò quyết đinh, dẫn dắt cuộc kháng chiến chống Mỹ tới thắng lợi hoàn toàn. Thực hiện chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa giúp xây dựng được hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa vững chắc, đóng vai trò quyết định nhất đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến. Tiến hành chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã trực tiếp quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Chủ trương thắng từng bước với việc “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”(12) là phương hướng kết thúc chiến tranh trong quan điểm chủ đạo của Người. Chính quan điểm này của Người đã dẫn đường cho cách mạng Việt Nam từng bước giành được những thắng lợi vững chắc nhất, làm cho quá trình đi tới thắng lợi hoàn toàn của dân tộc trong mùa Xuân năm 1975 như một tất yếu lịch sử không thể đảo ngược.
Thắng lợi vĩ đại của các cuộc kháng chiến, với việc hiện thực hóa mục tiêu độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, một lần nữa khẳng định vai trò dẫn đường cùng sức sống mãnh liệt và giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là tài sản tinh thần vô cùng to lớn của Đảng và dân tộc ta, mà còn “mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”(13). Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, đất nước ta đã đạt được “những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”(14). Những thành tựu đó tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới; khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước ta mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn là “phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử”(15).
Hiện nay, nước ta đã và đang “trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”(16). Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là người tìm đường, mở đường, dẫn đường mà tư tưởng của Người còn mãi soi đường cho cách mạng Việt Nam trong cuộc hành trình tới độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
-----------------------
(1) Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tập 10, tr.432. (2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011, tr.562. (3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 1, tr.34-35. (4) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 1, tr.40. (5) [1]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011, tr. 66. (6) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 3, tr.596. (7) Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, tập 4, tr.10. (8) Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, tập 4, tr.10. (9) Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, tập 8, tr.199. (10) Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, tập 8, tr.195. (11) Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, tập 8, tr.193. (12) Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, tập 15, tr.532. (13) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011, tr. 88. (14) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.65. (15) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.66. (16) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.69.