Những kết quả trong xây dựng "Gia đình học tập”, "Cộng đồng học tập/ thôn, bản, tổ dân phố” và "Cộng đồng học tập cấp xã” thời gian qua sẽ tiếp tục lan tỏa tinh thần học tập trong xã hội.
Đọc sách là hoạt động để nâng cao tri thức cho bản thân.
Mỗi công dân là một phần của xã hội, vì vậy công dân có quyền lợi trước Nhà nước, có bổn phận xây dựng và bảo vệ quốc gia, để làm được điều đó công dân phải có tri thức, điều này có nghĩa, công dân phải có trách nhiệm thường xuyên học tập.
Người xưa đã nói: "Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”, nghĩa là, hòn ngọc thô kia nếu chẳng được mài giũa thì cũng chẳng thành món đồ trân quý được, con người ta không học qua thầy hay bạn tốt, qua nghịch cảnh của đường đời thì chẳng thể hiểu đạo lý làm người.
Còn UNESCO đã nêu ra 4 trụ cột giáo dục đối với mỗi công dân: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người.
Để xây dựng chủ nghĩa xã hội, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công, trước hết phải có được (tức là phải giáo dục, phải đào tạo) con người xã hội chủ nghĩa. Trong xã hội chủ nghĩa sẽ không có tình trạng người bóc lột người, con người được sống bình đẳng về quyền được sống với tư cách là con người.
Nếu xã hội còn tồn tại kẻ giàu có sống trên mồ hôi nước mắt của người lao động nghèo khổ, còn có cảnh mất dân chủ, vùi dập con người, tham ô để làm giàu, nhũng nhiễu dân chúng… thì chưa thể nói xã hội đó đã đạt chuẩn mực xã hội chủ nghĩa.
Theo phương pháp tư tưởng này, khi muốn có một xã hội công nghiệp thì trước hết phải đào tạo con người có năng lực sản xuất công nghiệp, có tác phong công nghiệp, có lối sống công nghiệp.
Trong xã hội mà đại đa số người dân sống bằng kinh tế nông nghiệp, trình độ canh tác lạc hậu, đời sống với thu nhập thấp, tỷ lệ nghèo đói cao, tỷ trọng nông nghiệp chiếm đại đa phần so với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ thì không thể coi xã hội ấy đã bước sang kinh tế công nghiệp. Cũng như vậy, muốn có xã hội tri thức thì mỗi con người trong xã hội đó phải là những lao động tri thức.
Nói như vậy, việc học đối với mỗi công dân là hết sức quan trọng. Để xây dựng công dân học tập, mỗi người phải: hiếu học, ý thức tự học. Vì từ học tập sẽ giúp mỗi người có: ý thức chấp hành kỷ luật lao động; có nghề vươn lên làm giàu bằng nghề của mình; không mù máy tính và ngoại ngữ; đoàn kết hợp tác với người xung quanh; làm tốt nghĩa vụ công dân; ý thức bảo vệ môi trường; tham gia các cuộc vận động xã hội trên địa bàn dân cư.
Để việc học triển khai theo tinh thần học tập suốt đời, theo các chuyên gia, phải tổ chức gắn kết học tập chính quy, học tập không chính quy và học tập phi chính quy.
Theo đó, cùng với sự nỗ lực của mỗi người qua việc tự học tại: thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện văn hóa xã và những cơ sở giáo dục từ xa mà ngành giáo dục đã xây dựng...
Trách nhiệm của chính quyền địa phương không chỉ động viên tinh thần để phát huy truyền thống hiếu học trong từng gia đình, từng cộng đồng… mà cần đầu tư phát triển hệ thống mạng lưới giáo dục; cung ứng chương trình học tập qua các cơ quan dịch vụ các điều kiện vật chất, điều kiện học tập không chính quy; cung cấp các dịch vụ thông tin, tư vấn học tập và các dịch vụ học tập khác, đồng thời có chính sách tổ chức việc học tập có hiệu quả…
Với truyền thống hiếu học của dân tộc, từ tự phát, phong trào hoạt động suốt đời đang được các cấp hội khuyến học Yên Bái đẩy mạnh, được các hội viên tích cực tham gia hưởng ứng và đạt nhiều kết quả.
Để đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời của mỗi cá nhân, Hội đang xây dựng kế hoạch để triển khai mô hình "Công dân học tập”.
Từ những kết quả trong xây dựng "Gia đình học tập”, "Cộng đồng học tập/ thôn, bản, tổ dân phố” và "Cộng đồng học tập cấp xã” thời gian qua, mô hình "Công dân học tập” sẽ tiếp tục lan tỏa tinh thần học tập trong xã hội, từ đó góp phần xây dựng quê hương Yên Bái giàu mạnh, văn minh.
Theo Báo Yên Bái
Những kết quả trong xây dựng "Gia đình học tập”, "Cộng đồng học tập/ thôn, bản, tổ dân phố” và "Cộng đồng học tập cấp xã” thời gian qua sẽ tiếp tục lan tỏa tinh thần học tập trong xã hội.Mỗi công dân là một phần của xã hội, vì vậy công dân có quyền lợi trước Nhà nước, có bổn phận xây dựng và bảo vệ quốc gia, để làm được điều đó công dân phải có tri thức, điều này có nghĩa, công dân phải có trách nhiệm thường xuyên học tập.
Người xưa đã nói: "Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”, nghĩa là, hòn ngọc thô kia nếu chẳng được mài giũa thì cũng chẳng thành món đồ trân quý được, con người ta không học qua thầy hay bạn tốt, qua nghịch cảnh của đường đời thì chẳng thể hiểu đạo lý làm người.
Còn UNESCO đã nêu ra 4 trụ cột giáo dục đối với mỗi công dân: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người.
Để xây dựng chủ nghĩa xã hội, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công, trước hết phải có được (tức là phải giáo dục, phải đào tạo) con người xã hội chủ nghĩa. Trong xã hội chủ nghĩa sẽ không có tình trạng người bóc lột người, con người được sống bình đẳng về quyền được sống với tư cách là con người.
Nếu xã hội còn tồn tại kẻ giàu có sống trên mồ hôi nước mắt của người lao động nghèo khổ, còn có cảnh mất dân chủ, vùi dập con người, tham ô để làm giàu, nhũng nhiễu dân chúng… thì chưa thể nói xã hội đó đã đạt chuẩn mực xã hội chủ nghĩa.
Theo phương pháp tư tưởng này, khi muốn có một xã hội công nghiệp thì trước hết phải đào tạo con người có năng lực sản xuất công nghiệp, có tác phong công nghiệp, có lối sống công nghiệp.
Trong xã hội mà đại đa số người dân sống bằng kinh tế nông nghiệp, trình độ canh tác lạc hậu, đời sống với thu nhập thấp, tỷ lệ nghèo đói cao, tỷ trọng nông nghiệp chiếm đại đa phần so với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ thì không thể coi xã hội ấy đã bước sang kinh tế công nghiệp. Cũng như vậy, muốn có xã hội tri thức thì mỗi con người trong xã hội đó phải là những lao động tri thức.
Nói như vậy, việc học đối với mỗi công dân là hết sức quan trọng. Để xây dựng công dân học tập, mỗi người phải: hiếu học, ý thức tự học. Vì từ học tập sẽ giúp mỗi người có: ý thức chấp hành kỷ luật lao động; có nghề vươn lên làm giàu bằng nghề của mình; không mù máy tính và ngoại ngữ; đoàn kết hợp tác với người xung quanh; làm tốt nghĩa vụ công dân; ý thức bảo vệ môi trường; tham gia các cuộc vận động xã hội trên địa bàn dân cư.
Để việc học triển khai theo tinh thần học tập suốt đời, theo các chuyên gia, phải tổ chức gắn kết học tập chính quy, học tập không chính quy và học tập phi chính quy.
Theo đó, cùng với sự nỗ lực của mỗi người qua việc tự học tại: thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện văn hóa xã và những cơ sở giáo dục từ xa mà ngành giáo dục đã xây dựng...
Trách nhiệm của chính quyền địa phương không chỉ động viên tinh thần để phát huy truyền thống hiếu học trong từng gia đình, từng cộng đồng… mà cần đầu tư phát triển hệ thống mạng lưới giáo dục; cung ứng chương trình học tập qua các cơ quan dịch vụ các điều kiện vật chất, điều kiện học tập không chính quy; cung cấp các dịch vụ thông tin, tư vấn học tập và các dịch vụ học tập khác, đồng thời có chính sách tổ chức việc học tập có hiệu quả…
Với truyền thống hiếu học của dân tộc, từ tự phát, phong trào hoạt động suốt đời đang được các cấp hội khuyến học Yên Bái đẩy mạnh, được các hội viên tích cực tham gia hưởng ứng và đạt nhiều kết quả.
Để đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời của mỗi cá nhân, Hội đang xây dựng kế hoạch để triển khai mô hình "Công dân học tập”.
Từ những kết quả trong xây dựng "Gia đình học tập”, "Cộng đồng học tập/ thôn, bản, tổ dân phố” và "Cộng đồng học tập cấp xã” thời gian qua, mô hình "Công dân học tập” sẽ tiếp tục lan tỏa tinh thần học tập trong xã hội, từ đó góp phần xây dựng quê hương Yên Bái giàu mạnh, văn minh.
Theo Báo Yên Bái