CTTĐT - Trong những năm qua, với những nỗ lực chung của các cấp, các ngành và toàn thể người lao động, công tác ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực; nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động được nâng lên, điều kiện, môi trường làm việc được quan tâm, cải thiện hơn; công tác phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ đã được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chủ động triển khai. Từ đó, tần suất tai nạn lao động đã có chiều hướng giảm, đặc biệt là trong một số lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ rủi ro cao.
Ảnh minh họa.
Bên cạnh những mặt đạt được, còn có những nguy cơ trong công tác ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ, đó là: Sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp với ý thức kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp còn yếu; các yếu tố nguy cơ mất an toàn do công nghệ, thiết bị, vật liệu, hóa chất mới cũng đang đặt ra yêu cầu thách thức lớn đối với các cấp, các ngành và đơn vị doanh nghiệp…
Theo thống kê năm 2017, toàn tỉnh vẫn xảy ra 30 vụ tai nạn lao động, làm chết 12 người; bị thương nặng 18 người. Ước thiệt hại về kinh tế khoảng 3,5 tỷ đồng. Tình hình cháy tại các cơ sở, nhà dân, phương tiện giao thông và cháy rừng cơ bản giảm về số vụ nhưng mức độ thiệt hại lại gia tăng. Những thiệt hại này để lại hậu quả nặng nề, lâu dài, cho chính người lao động, gia đình và xã hội; hủy hoại một phần những nỗ lực phát triển kinh tế xã hội; làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Để triển khai hiệu quả, thiết thực Tháng công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ tỉnh Yên Bái năm 2018, các Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp sẽ tập trung làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất: Tiếp tục triển khai đồng bộ, thường xuyên có hiệu quả các chỉ đạo theo tinh thần Chỉ thị 29-CT/TW của Ban Bí thư, Luật An toàn, vệ sinh lao động và văn bản hướng dẫn thi hành; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; nâng cao chất lượng công tác huấn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận diện và đề ra giải pháp ngăn ngừa các nguy cơ, rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Coi đây là bước đột phá nhằm thay đổi từ ý thức, nhận thức thành các hành động cụ thể, thiết thực của từng doanh nghiệp và người lao động.
Thứ hai, thúc đẩy và đề cao vai trò đảm bảo quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, Hội nông dân, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức xã hội khác trong việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động. Luật ATVSLĐ cũng đã qui định rõ hơn và cụ thể hơn các quyền và trách nhiệm của các tổ chức này; và để thực thi Luật hiệu quả, cần phải huy động và tạo sự đồng thuận, chung tay của các cấp, các ngành, các tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị, xã hội, quần chúng nhân dân trong công tác ATVSLĐ.
Thứ ba: Các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác chỉ đạo, trách nhiệm quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra; xử lý nghiêm các vi phạm; rà soát, cắt giảm các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người dân; sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Thứ tư: Đối với các doanh nghiệp, cơ sở cần tăng cường đầu tư, đổi mới sử dụng công nghệ, máy thiết bị tiên tiến, rà soát, bổ sung các nội qui, quy trình, biện pháp làm việc an toàn, phòng chống cháy nổ; tự kiểm tra, đánh giá các nguy cơ, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc để chủ động kiểm soát, phòng ngừa. Đối với người lao động, trước hết vì sức khỏe, tính mạng và lợi ích của chính mình cần tuân thủ đúng các nội qui, quy trình làm việc; chủ động trang bị kiến thức, các kỹ năng làm việc an toàn để tự bảo vệ bản thân, đồng nghiệp và gia đình.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, với những nỗ lực chung của các cấp, các ngành và toàn thể người lao động, công tác ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực; nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động được nâng lên, điều kiện, môi trường làm việc được quan tâm, cải thiện hơn; công tác phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ đã được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chủ động triển khai. Từ đó, tần suất tai nạn lao động đã có chiều hướng giảm, đặc biệt là trong một số lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ rủi ro cao.Bên cạnh những mặt đạt được, còn có những nguy cơ trong công tác ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ, đó là: Sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp với ý thức kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp còn yếu; các yếu tố nguy cơ mất an toàn do công nghệ, thiết bị, vật liệu, hóa chất mới cũng đang đặt ra yêu cầu thách thức lớn đối với các cấp, các ngành và đơn vị doanh nghiệp…
Theo thống kê năm 2017, toàn tỉnh vẫn xảy ra 30 vụ tai nạn lao động, làm chết 12 người; bị thương nặng 18 người. Ước thiệt hại về kinh tế khoảng 3,5 tỷ đồng. Tình hình cháy tại các cơ sở, nhà dân, phương tiện giao thông và cháy rừng cơ bản giảm về số vụ nhưng mức độ thiệt hại lại gia tăng. Những thiệt hại này để lại hậu quả nặng nề, lâu dài, cho chính người lao động, gia đình và xã hội; hủy hoại một phần những nỗ lực phát triển kinh tế xã hội; làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Để triển khai hiệu quả, thiết thực Tháng công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ tỉnh Yên Bái năm 2018, các Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp sẽ tập trung làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất: Tiếp tục triển khai đồng bộ, thường xuyên có hiệu quả các chỉ đạo theo tinh thần Chỉ thị 29-CT/TW của Ban Bí thư, Luật An toàn, vệ sinh lao động và văn bản hướng dẫn thi hành; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; nâng cao chất lượng công tác huấn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận diện và đề ra giải pháp ngăn ngừa các nguy cơ, rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Coi đây là bước đột phá nhằm thay đổi từ ý thức, nhận thức thành các hành động cụ thể, thiết thực của từng doanh nghiệp và người lao động.
Thứ hai, thúc đẩy và đề cao vai trò đảm bảo quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, Hội nông dân, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức xã hội khác trong việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động. Luật ATVSLĐ cũng đã qui định rõ hơn và cụ thể hơn các quyền và trách nhiệm của các tổ chức này; và để thực thi Luật hiệu quả, cần phải huy động và tạo sự đồng thuận, chung tay của các cấp, các ngành, các tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị, xã hội, quần chúng nhân dân trong công tác ATVSLĐ.
Thứ ba: Các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác chỉ đạo, trách nhiệm quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra; xử lý nghiêm các vi phạm; rà soát, cắt giảm các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người dân; sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Thứ tư: Đối với các doanh nghiệp, cơ sở cần tăng cường đầu tư, đổi mới sử dụng công nghệ, máy thiết bị tiên tiến, rà soát, bổ sung các nội qui, quy trình, biện pháp làm việc an toàn, phòng chống cháy nổ; tự kiểm tra, đánh giá các nguy cơ, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc để chủ động kiểm soát, phòng ngừa. Đối với người lao động, trước hết vì sức khỏe, tính mạng và lợi ích của chính mình cần tuân thủ đúng các nội qui, quy trình làm việc; chủ động trang bị kiến thức, các kỹ năng làm việc an toàn để tự bảo vệ bản thân, đồng nghiệp và gia đình.