Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần đem lại tay nghề cao, năng suất và thu nhập cao hơn, tạo việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đặc biệt việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp gắn với thực tiễn của địa phương.
Lãnh đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Yên Bình và Công ty cổ phần Yên Thành kiểm tra sản xuất tại xưởng chế biến gỗ
Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, về triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã được các cấp, các ngành của tỉnh thực hiện tốt. Đặc biệt là tuyên truyền, tư vấn học nghề đối với lao động nông thôn khi chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Tính đến hết năm 2018, từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động dạy nghề của các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, hoạt động truyền nghề, tự học nghề... toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 41.182 người, trong đó có 32.500 người lao động nông thôn tham gia học nghề với nhiều đối tượng ưu tiên như: Người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, người thuộc hộ cận nghèo, người bị thu hồi đất. Đặc biệt, 8.618 là dân tộc thiểu số và 1.682 người thuộc hộ nghèo đã được đào tạo nghề.
Đến thời điểm này, tỉnh đã mở được 403 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 với số lao động nông thôn được học nghề là 11.482 người. Trong đó, 77,9% lao động được đào tạo các nghề nông nghiệp, còn lại là các nghề phi nông nghiệp. Đã có 10.170 người (chiếm 88,6%) lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo có việc làm sau khi học nghề. Những người sau khi học nghề tiếp tục làm việc với năng suất và thu nhập cao hơn trước. Chất lượng lao động nông thôn có tay nghề cao ngày càng tăng đã thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động nông nghiệp của tỉnh giảm từ 69,44% (năm 2015) xuống còn 66,90% (năm 2017), góp phần xóa đói giảm nghèo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề vượt so với mục tiêu kế hoạch, chất lượng lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có bước cải thiện đáng kể, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần giúp cho hàng ngàn lao động, nhất là đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu sổ, người nghèo... được chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng nghề.
Sau khi học nghề, nhiều lao động đã áp dụng có hiệu quả vào phát triển sản xuất, đã hình thành được các mô hình sản xuất hiệu quả, thu nhập cao như: Sản xuất rau an toàn tại xã Tuy Lộc, xã Âu Lâu (TP Yên Bái), trồng và sơ chế măng tre Bát độ ở xã Kiên Thành, nuôi tằm và sơ chế kén tằm tại các xã Việt Thành, Tân Đồng, Báo Đáp, may công nghiệp (huyện Trấn Yên), chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất gạch theo công nghệ lò nung Tuynel (huyện Văn Yên), xây dựng, chăn nuôi lợn (huyện Lục Yên), chạm khắc đá (huyện Văn Chấn), kỹ thuật nuôi ong mật tại xã Nậm Khắt (huyện Mù Cang Chải), du lịch cộng đồng Homestay (TX Nghĩa Lộ), dạy nghề sửa chữa máy nông cụ (huyện Yên Bình)…
Có tới 90% các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn được mở tại các xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa. Nhiều lao động sau khi học nghề đã được giới thiệu và đi làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh, một số lao động đã tham gia xuất khẩu lao động ở nước ngoài...
Thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia học nghề, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề gắn với tạo việc làm tại chỗ. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, khảo sát nhu cầu học nghề, xây dựng các mô hình dạy nghề phù hợp điều kiện địa phương cũng như đáp ứng nhu cầu của xã hội và thị trường lao động khi chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả gắn kết giữa công tác đào tạo nghề và nhu cầu của các doanh nghiệp. Qua đó, góp phần tích cực vào mục tiêu nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững của tỉnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần đem lại tay nghề cao, năng suất và thu nhập cao hơn, tạo việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đặc biệt việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp gắn với thực tiễn của địa phương.Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, về triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã được các cấp, các ngành của tỉnh thực hiện tốt. Đặc biệt là tuyên truyền, tư vấn học nghề đối với lao động nông thôn khi chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Tính đến hết năm 2018, từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động dạy nghề của các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, hoạt động truyền nghề, tự học nghề... toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 41.182 người, trong đó có 32.500 người lao động nông thôn tham gia học nghề với nhiều đối tượng ưu tiên như: Người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, người thuộc hộ cận nghèo, người bị thu hồi đất. Đặc biệt, 8.618 là dân tộc thiểu số và 1.682 người thuộc hộ nghèo đã được đào tạo nghề.
Đến thời điểm này, tỉnh đã mở được 403 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 với số lao động nông thôn được học nghề là 11.482 người. Trong đó, 77,9% lao động được đào tạo các nghề nông nghiệp, còn lại là các nghề phi nông nghiệp. Đã có 10.170 người (chiếm 88,6%) lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo có việc làm sau khi học nghề. Những người sau khi học nghề tiếp tục làm việc với năng suất và thu nhập cao hơn trước. Chất lượng lao động nông thôn có tay nghề cao ngày càng tăng đã thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động nông nghiệp của tỉnh giảm từ 69,44% (năm 2015) xuống còn 66,90% (năm 2017), góp phần xóa đói giảm nghèo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề vượt so với mục tiêu kế hoạch, chất lượng lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có bước cải thiện đáng kể, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần giúp cho hàng ngàn lao động, nhất là đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu sổ, người nghèo... được chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng nghề.
Sau khi học nghề, nhiều lao động đã áp dụng có hiệu quả vào phát triển sản xuất, đã hình thành được các mô hình sản xuất hiệu quả, thu nhập cao như: Sản xuất rau an toàn tại xã Tuy Lộc, xã Âu Lâu (TP Yên Bái), trồng và sơ chế măng tre Bát độ ở xã Kiên Thành, nuôi tằm và sơ chế kén tằm tại các xã Việt Thành, Tân Đồng, Báo Đáp, may công nghiệp (huyện Trấn Yên), chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất gạch theo công nghệ lò nung Tuynel (huyện Văn Yên), xây dựng, chăn nuôi lợn (huyện Lục Yên), chạm khắc đá (huyện Văn Chấn), kỹ thuật nuôi ong mật tại xã Nậm Khắt (huyện Mù Cang Chải), du lịch cộng đồng Homestay (TX Nghĩa Lộ), dạy nghề sửa chữa máy nông cụ (huyện Yên Bình)…
Có tới 90% các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn được mở tại các xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa. Nhiều lao động sau khi học nghề đã được giới thiệu và đi làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh, một số lao động đã tham gia xuất khẩu lao động ở nước ngoài...
Thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia học nghề, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề gắn với tạo việc làm tại chỗ. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, khảo sát nhu cầu học nghề, xây dựng các mô hình dạy nghề phù hợp điều kiện địa phương cũng như đáp ứng nhu cầu của xã hội và thị trường lao động khi chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả gắn kết giữa công tác đào tạo nghề và nhu cầu của các doanh nghiệp. Qua đó, góp phần tích cực vào mục tiêu nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững của tỉnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.